Kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối ở vị trí 1G.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hàn TIG cơ bản (Nghề Hàn Cao đẳng) (Trang 61 - 65)

- Hổn hợp Ar – H2 việc bổ sung hydro vào argon làm tăng điện áp hồ quang và các ưu điểm tương tự heli Hỗn hợp với 5% H2 đôi khi làm tăng độ

2.5. Kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối ở vị trí 1G.

- Áp dụng kỹ thuật hàn hơ, mỏ hàn không tỳ vào vật hàn với mọi loại vật liệu.

2.5.1. Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ.

+ Góc độ mỏ hàn so với trục đường hàn(như hình vẽ) bằng 900 + Góc độ mỏ hàn so với hai mặt phẳng tấm bằng 700 ÷ 800 + Góc độ que hàn phụ so với hướng hàn bằng 100 ÷ 150 + Góc độ que hàn phụ so với hai mặt phẳng tấm bằng 900 `

Hình 3.3 Góc độ que hàn

2.5.2. Phương pháp dao động mỏ hàn và que hàn phụ:

Dao động mỏ hàn và que hàn phụ có thể cung dao động theo kiểu đường thẳng, hoặc mỏ hàn dao động theo kiểu răng cưa, que hàn phụ dao động thẳng, hoặc mỏ hàn và que hàn phụ cùng dao động theo kiểu răng cưa ngưng ngược hướng nhau như hình vẽ.

- Bổ sung que hàn phụ có thể bổ xung theo phương pháp nhỏ giọt hoặc liên tục, chỉ bổ xung que hàn phụ khi đã tạo được bể hàn. Khi bổ xung que hàn phụ cần chú ý đầu dây hàn luôn nằm trong khoảng bảo vệ của khí bảo vệ, khơng để que hàn phụ tiếp xúc với điện cực hàn nhằm tránh để điện cực bị nhiễm bẩn và làm hỏng đầu điện cực.

- Mồi hồ quang cách mép đầu vật hàn khoảng 15mm: Tỳ nhẹ sứ lên bề mặt vật hàn nghiêng mỏ hàn đi một góc khoảng 200÷300để đầu điện cực cách mặt vật hàn khoảng 2mm, bấm công tắc ở tay cầm mỏ hàn, khi thấy hồ quang phát sinh từ từ nâng cao góc độ mỏ hàn, đưa mỏ hàn ra mép vật hàn nung cho đến khi kim loại ở đầu mép nóng chảy và tạo thành bể hàn thì đưa que hàn phụ vào, khi lượng kim loại bể hàn đủ nâng que hàn lên khoảng 2mm nhưng vẫn

H.hàn

Que hàn phụ

Mỏ hàn Mỏ hàn

trong vùng bảo vệ của khí bảo vệ, tiếp tụcnung chảy kim loại đồng thời di chuyển mỏ hàn và bổ sung kim loại cho đến khi hàn hết chiều dài đường hàn.

Hình 3.4 Góc độ mỏ hàn cuối đường hàn

- Trong q trình hàn ln duy trì góc độ mỏ hàn, vận tốc hàn ổn định, khoảng cách từ đầu mỏ hàn đến bề mặt vật hàn luôn giữ khoảng 3 đến 5mm, chú ý không cho đầu điện cực chạm vào bề mặt vật hàn và đầu que hàn phụ.

- Nối liền mối hàn: Nối liền mối hàn bằng phương pháp hàn TIG thuận lợi hơn rất nhiều so với các phương pháp khác lí do cơ bản là ta có thể khống chế nhiệt độ ở bể hàn một cách dễ dàng. Để nối liền mối hàn bằng phương pháp hàn TIG ta bắt đầu bằng việc mồi hồ quang cách đầu bể hàn ở phía trước của bể hàn, sau khi hồ quang phát sinh thì nhanh chóng đưa hồ quang về bể hàn giữ mỏ hàn ở đó một thời gian nhằm gia cơng nhiệt và tạo bể hàn, khi bể hàn được hình thành ta tiếp tục bón que hàn phụ và tiến hành hàn bình thường.

- Khi kết thúc đường hàn thơi bón que hàn phụ và nâng cao góc độ mỏ hàn với trục đường hàn tới 850 ÷ 900, nhả tay ở công tắc mỏ hàn ra, giữ nguyên mỏ hàn khoảng 5÷ 6 s cho khí bảo vệ ngừng phun thì mới đưa mỏ hàn ra nhằm tránh hiện tượng rỗ khí, nứt ở cuối mối hàn.

Hình 3.5 Góc độ mỏ hàn

- Thường xuyên kiểm tra đầu điện cực, khi đầu điện cực mòn phải mài lại đầu điện cực ngay, góc mài đầu điện cực từ 300 đến 600tùy theo kích chiều dày vật liệu và yêu cầu kích thước cần đạt được, chiều dài phần mài khoảng 1,5 đến 2 lần đường kính điện cực, đầu điện cực phải trùng với đường tâm của điện cực.

- Dùng mắt thường kiểm tra ngoại dạng. - Dùng dưỡng, thước kiểm tra kích thước.

2.5.3. Trình tự thực hiện TT Nội dung cơng việc Dụng cụ

Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được

1 Đọc bản vẽ

- Nắm được các kích thước cơ bản

- Hiểu được yêu cầu kỹ thuật 2 - Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn - Chọn chế độ hàn, gá đính Số lượng 02 tấm - Phơi phẳng, thẳng khơng bị pavia - Phơi đúng kích thước + Dây hàn ( 1.6 - Máy hàn kempi - Chọn dòng DC- - Dịng điện 55A - Điện áp 15V - Khí BV 9 l/p - Dao động răng cưa - Mài kim đúng góc độ mũi nhọn

3 Tiến hành hàn - Đúng góc độ mỏ hàn - Kết thúc đúng kỹ thuật, sau 5s kể từ khi hồ quang tắt mới rút mỏ ra khỏi mối hàn

4 Kiểm

tra

- Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn

2.5.4. Khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục

TT Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục

1 Mối hàn rỗ khí, hoặc bề mặt có màu nâu - Thiếu khí bảo vệ. - Do hàn trong mơi trường có gió thổi với vận tốc gió >5m/giây. - Tăng lưu lượng khí bảo vệ - Che chắn gió tại khu vực hàn 3 Mối hàn khơng ngấu Dịng điện hàn nhỏ - Tăng dòng điện hàn 4 Chiều rộng và chiều cao mối hàn không đều

Tra que chưa

Một phần của tài liệu Giáo trình Hàn TIG cơ bản (Nghề Hàn Cao đẳng) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)