Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy hàn TIG.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hàn TIG cơ bản (Nghề Hàn Cao đẳng) (Trang 33 - 37)

- Biện pháp phòng tránh: Giảm nhiệt độ ở bể hàn, điều chỉnh dòng hàn, tốc độ hàn phù hợp

3 Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy hàn TIG.

- Thực chất TIG (Tungsten Inert Gas) là một thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ phương pháp hàn hồ quang điện cực khơng nóng chảy trong mơi trường khí trơ bảo vệ. Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ phương pháp này được viết là GTAW (Gas Tungsten Arc Welding), theo tiêu chuẩn của Đức có tên là WIG (Vônphram Inert gasscheweizen).

Trong các bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn ISO, phương pháp hàn TIG được viết dưới dạng ký hiệu số là 141.

Hàn TIG thuộc nhóm hàn nóng chảy, trong đó nguồn nhiệt điện cung cấp bởi hồ quang được tạo thành giữa điện cực khơng nóng chảy (Wolfram) và vũng hàn. Vùng ảnh hưởng nhiệt,vùng kim loại nóng chảy và điện cực W được bảo vệ bởi mơi trường khí trơ (Ar, He hoặc Ar + He) để ngăn cản những tác động có hại của Oxi và Nitơ trong khơng khí.

Hình 2.1 Sơ đồ kết nối thiết bị hàn TIG

2.1.1 Mỏ hàn.

* Cấu tạo mỏ hàn TIG Cấu tạo cơ bản của mỏ hàn TIG gồm có : Cơng tắc mỏ hàn, tay cầm, điện cực Wolfram, ty Argon, ống lót, thân mỏ, ống kẹp điện cực, nắp mỏ hàn.

Công tắc mỏ hàn có thể được bố trí trên tay cầm hoặc có thể tách riêng và được làm ở dạng dùng chân đạp .

Điện cực Vonfram được lựa chọn dựa vào màu sắc, vật liệu hàn, loại dòng điện …… Ngồi ra, cần phải chú ý đến góc độ đầu điện cực. Đầu điện cực được mài nhọn thường cho mối hàn hẹp nhưng độ ngấu sâu tốt. Ngược lại, đầu điện cực được mài tròn cho mối hàn rộng nhưng chiều sâu ngấu kém.

Ty Argon phần lớn được bằng gốm , còn được gọi là chụp sứ. Nó được sản xuất theo nhiều kích cỡ ( đường kính đầu chụp) khác nhau để có thể thay thế và sử dụng phù với điều kiện làm việc (khe hở rộng/hẹp).

Máng kẹp điện cực được khía rãnh ở phần đầu giúp cho việc điều chỉnh điện cực được dễ dàng.

Nắp mỏ hàn có thể thay đổi (dài hoặc ngắn) để sử dụng cho các trường hợp hàn khác nhau, đặc biệt khi hàn ở những vị trí hẹp, khó chuyển động …… thì cần phải dùng đến dạng mỏ ngắn.

* Chức năng - Phân loại

- Chức năng của mỏ hàn TIG là dẫn dịng điện và khí trơ vào vùng hàn. - Điện cực Vonframdẫn điện được giữ chắc chắn trong mỏ hàn bằng đai giữ với các vít lắp bên trong thân mỏ hàn. Các đai này có kích thước phù hợp với đường kính điện cực.

- Khí được cung cấp vào vùng hàn qua chụp khí. Chụp khí có ren được lắp vào đầu mỏ hàn để hướng và phân phối dịng khí bảo vệ.

- Mỏ hàn có các kích thước và hình dáng khác nhau phù hợp với từng cơng việc hàn cụ thể.

- Mỏ hàn TIG được chia làm hai loại theo cơ cấu làm mát: * Mỏ hàn làm mát bằng khí : Dùng với dòng điện hàn nhỏhơn 120A. * Mỏ hàn làm mát bằng nước : Dùng với dòng điện hàn lớn hơn 120A.

2.1.2 Bộ cung cấp khí.

Hình 2.3 Thiết bị cung cấp khí bảo vệ

2.1.3. Vận hành máy

2.1.3.1. Đấu nối nguồn điện

Hình 2.4 Thiết bị hàn

+ Hướng dẫn sử dụng

- Đấu nguồn cho máy hàn, trước khi đấu phải xem hướng dẫn về nguồn sử dụng hiệu điện thế nào.

- Sau khi đấu bật công tắc và quan sát đèn xem điện đã vào máy hay chưa.

- Nối bộ điều khiển xa. - Nối mỏ hàn.

Hình 2.5 Thiết bị cung cấp khíbảo vệ

+ Hướng dẫn sử dụng

- Nối ống dẫn với van GA, nối van giảm áp với chai khí - Nối ống dẫn với máy

- Điều chỉnh thơng số lưu lượng khí. - Ấn nút TEST để kiểm tra

Một phần của tài liệu Giáo trình Hàn TIG cơ bản (Nghề Hàn Cao đẳng) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)