Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến VN INDEX trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 65)

6. Tóm tắt nội dung luận văn

2.2. Đánh giá tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên VN-Index

2.2.3 Kết quả nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của các biến vĩ mô đến VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 04 năm 2013 là ổn định với các biến giải thích đều có ý nghĩa.

Kết quả ước lượng mơ hình trong dài hạn:

LNVNI(-1)=-113,4247+26.31404LNIP(-1)-10.78964LNM2(-1)-6.235267LNOP(-1) (4.31704) (1.95372) (1.03937) [6.09539] [-5.52262] [-5.99909]

Tóm lại, kết quả của mơ hình VECM cho thấy: trong dài hạn khi các nhân tố khác không đổi, tại Việt Nam :

Sản lượng công nghiệp tương quan dương với TTCK (+) và có tác động mạnh nhất lên chỉ số giá VNIndex : Khi sản lượng công nghiệp tăng 1%/ tháng thì

chỉ số VN-Index tăng 26.31404%. Kết quả này tương tự những nghiên cứu trước và phù hợp với thực tế VN. Bởi GDP đại diện cho đà tăng trưởng và triển vọng kinh tế của đất nước trong dài hạn. Khi sản lượng công nghiệp tăng, nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng, các triển vọng đầu tư khả quan, các doanh nghiệp có nhiều khả năng kinh doanh sinh lợi cao, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và tăng trưởng, giá trị doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tăng lên, và lợi nhuận kỳ vọng từ thị trường chứng khốn sẽ thu hút các dịng vốn đầu tư vào thị trường.

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp cũng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động, vì vậy số lượng cơng ty niêm yết lên sàn để huy động vốn gia tăng, lượng hàng hóa và sản phẩm trên thị trường chứng khốn trở nên đa dạng hơn, vì thế chứng khốn trên thị trường cũng hấp dẫn hơn. Điều đó thể hiện qua giai đoạn tăng trưởng bùng nổ của thị trường chứng khoán từ 2006, khi nền kinh tế liên tục đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng cao, GDP tăng từ năm 2006, tiếp tục tăng trưởng ấn tượng vào năm 2007 cho đến khi bắt đầu chậm lại vào năm 2009. Trong thời gian đó các doanh nghiệp ồ ạt niêm yết trên thị trường, thu hút mạnh dòng tiền đầu tư vào các doanh nghiệp cho cả mục đích đầu tư và đầu cơ cổ phiếu. Lượng hàng

hóa gia tăng nhanh chóng, và thúc đẩy thị trường chứng khốn tăng trưởng. Khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động, GDP tăng chậm lại từ năm 2009 và tiếp tục đà tăng trưởng thấp trong những năm tiếp theo, khi mà mục tiêu của chính phủ là ổn định nền kinh tế vĩ mô, tăng cường ngăn chặn và phịng ngừa lạm phát, thắt chặt tiền tệ, khiến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên khó khăn, dịng tiền đầu tư vào thị trường chứng khốn theo đó cũng giảm sút, và thị trường chứng khốn cũng đã có một giai đoạn suy giảm tương ứng.

Giá dầu thế giới có tương quan âm với thị trường chứng khoán: Khi giá

dầu tăng 1% thì chỉ số VN-Index giảm 6.235267%. Theo lý thuyết, mối tương quan giữa giá dầu với thị trường chứng khốn có thể là dương hoặc âm, sẽ có mối tương quan thuận (+) giữa giá dầu với giá chứng khoán trong các nước xuất khẩu dầu mỏ nhưng lại có mối tương quan nghịch (-) đối với những nước nhập khẩu dầu mỏ. Trong khi Việt Nam là một quốc gia xuât khẩu dầu thô và nhập về các sản phẩm dầu tinh chế, nên việc tương quan âm với thị trường chứng khoán là tương đối hợp lý.

Việc tăng giá xăng dầu không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu đầu vào là xăng dầu như logistic, giao thông vận tải, khai thác…. Giá xăng dầu tăng còn ảnh hưởng đến giá mặt bằng chung của nền kinh tế, kéo theo sự gia tăng của các sản phẩm tiêu dùng, đầu vào nguyên vật liệu của các ngành sản xuất và tiêu dùng khác. Nguy cơ lạm phát hồn tồn có thể xảy ra nếu giá xăng dầu tiếp tục leo thang, đời sống nhân dân trở nên khó khăn và họ sẽ có xu hướng tiết kiệm chi tiêu và đầu tư. Năm 2007 khi giá dầu gia tăng đột biến từ khoảng 60USD/1 thùng lên đến hơn 130 USD/ thùng vào cuối năm 2007, cũng đã tác động đến nên kinh tế, khiến cho thị trường chứng khoán trở nên lao đao trong những năm tiếp theo, mặc dù trong năm 2008 giá dầu có đợt suy giảm nhưng trở lại đà tăng vào năm 2009, cùng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 khiến cho thị trường chứng khoán chỉ hồi phục nhẹ và dao động trong biên độ thấp ở những năm tiếp theo.

Cung tiền tương quan âm với thị trường chứng khoán (-): Khi cung tiền

tăng 1% thì VNIndex giảm 10.78964%. Kết quả này trái với kỳ vọng, và một số nghiên cứu trước đây về mối tương quan giữa cung tiền và thị trường chứng khoán. Điều này có thể giải thích là do nền kinh tế mặc dù được chính phủ bơm tiền để kích cầu và kích thích tăng trưởng, như gói kích cầu theo nghị quyết 30/2008/NQ- CP gồm 12 giải pháp, trong đó có 8 giải pháp kích cầu đầu tư và 4 giải pháp kích cầu tiêu dùng, tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng các gói giải pháp chống suy giảm, kích cầu của chính phủ lại chưa có hiệu quả như kỳ vọng

Có thể giải thích bởi một số nguyên nhân như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó tiếp cận được những nguồn vốn từ các chính sách kích cầu của chính phủ, bởi những quy định về các hoạt động bảo lãnh vay vốn chỉ được áp dụng với các doanh nghiệp khơng có nợ q hạn, khơng có nợ đọng thuế, việc giãn nộp thuế cho doanh nghiệp cũng chỉ áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp kinh doanh có lãi, chính sách giảm, hồn thuế giá trị gia tăng chỉ có tác dụng với các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động kinh doanh. Và các chính sách kích cầu cũng khơng hướng vào các hoạt động đầu tư kiếm lời trên thị trường chứng khoán.

Đồng thời các chính sách kích cầu của chính phủ đưa ra nhằm kích thích tiêu dùng cũng kéo dài, trong khi việc kích cầu tiêu dùng phải nên được thực hiện sớm để thực sự mang lại hiệu quả cho việc kích thích tiêu dùng.Vả lại trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, Việt Nam phải đưa ra các biện pháp kích cầu trong thời gian ngắn nhăm đối phó với đà suy giảm của nền kinh tế, nên cũng khó có thể đạt được những bước đi hồn hảo.

Bên cạnh việc chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng của chính sách kích cầu, thì việc gia tăng cung tiền trong nền kinh tế cũng cần có một thời gian nhất định để có thể thực sự có tác động lên nền kinh tế, hỗ trợ và kích thích cho sự phát triển của thị trường, trong đó có thị trường chứng khốn. Ngoài ra việc tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế nếu khơng được giám sát kỹ, nó có thể dẫn đến nguy cơ làm gia tăng lạm phát do hoạt động đầu tư thiếu hiệu quả, nguồn vốn khơng được kiểm sốt tốt. Chính vì vậy, việc gia tăng cung tiền trong nền kinh tế phần nào đã khơng tạo ra

được điểm nhấn tích cực cho thị trường chứng khốn những năm qua. Điều đó có thể giải thích cho tương quan khơng như kỳ vọng của cung tiền đối với thị trường chứng khoán.

Kết quả ước lượng mơ hình trong ngắn hạn:

Từ kết quả (3.1) cho thấy trong ngắn hạn chỉ số VN-INDEX chịu tác động bởi chính bản thân nó (tác động cùng chiều) với độ trễ là 1. Điều này có thể được lý giải là do tâm lý đám đông trong hoạt động đầu tư hoặc quan điểm sự thay đổi giá mang tính chu kỳ của cổ phiếu, đặc biệt là trong các phân tích kỹ thuật, sử dụng những dữ liệu giá, cung cầu trong quá khứ để dự báo diễn biến thị trường trong tương lai, được nhà đầu tư và các nhà tư vấn sử dụng rất nhiều trong thời điểm hiện tại.

Biến sản lượng cơng nghiệp, cung tiền, giá dầu khơng có tác động trong ngắn hạn đến chỉ số VN-Index điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường chưa hiệu quả bởi giá chứng khốn khơng thể hiện hết lượng thông tin và các nhân tố vĩ mơ cũng cần phải có một độ trễ nhất định để tác động vào nền kinh tế.

Bên cạnh đó hoạt động đầu tư chứng khoán trong những năm qua chủ yếu tập trung vào các hoạt động đầu cơ, dòng vốn vào và rút nhanh ra khỏi thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn, nhà đầu tư không hướng đến mục tiêu đầu tư vào doanh nghiệp trong trung và dài hạn, do đó khơng thể hiện được mối tương quan với các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế.

Ngoài ra, việc hạn chế biên độ dao động giá trong giao dịch trên thị trường Việt Nam, cùng với việc hạn chế room của nhà đầu tư nước ngoài phần nào làm giá chứng khốn trong thời gian ngắn khơng phản ánh và vận động đúng theo xu hướng biến động của các nhân tố kinh tế vĩ mơ.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày chi tiết về diễn biến của tình hình kinh tế Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nửa đầu năm 2013, cùng với diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn này. Thị trường chứng khoán đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, bắt đầu những bước đi chập chững vào những năm 2000, khi thị trường mới bắt đầu thành lập cho đến những giai đoạn bùng nổ vào những năm 2006, 2007 cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn đó. Năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chậm lại, nguy cơ lạm phát dâng cao, giá dầu, nguyên vật liệu tăng… khiến cho thị trường chứng khoán lao dốc trong suốt năm. Khi nền kinh tế dần hồi phục thì thị trường cũng bắt đầu hồi phục vào những năm sau đó, tuy nhiên mức hồi phục vẫn không cao, và chủ yếu là những con sóng tăng trong những thời gian ngắn rồi suy giảm.

Chương 2 cũng trình bày một số vấn đề hạn chế trong phương pháp tính của chỉ số VN – Index nhằm hướng tới những biện pháp hoàn thiện chỉ số VN – Index trong tương lai. Đồng thời cũng trình bày về các kết quả phân tích thống kê sử dụng phần mềm Eview 6.0 và các phương pháp thích hợp. Kết quả đã xây dựng được mơ hình tương quan dài hạn giữa các biến sản lượng công nghiệp, cung tiền M2, và giá dầu lên chỉ số VNIndex. Trong đó sản lượng cơng nghiệp tương quan (+) cùng chiều và tác động mạnh nhất lên VNIndex vì nó đại diện cho tình hình phát triển của cả nền kinh tế, giá dầu có tương quan (-) phù hợp với kỳ vọng và những nghiên cứu trước, trong khi cung tiền M2 tương quan (-) trái với kỳ vọng, điều này có thể do những chính sách kích cầu chưa thực sự hiệu quả, q trình giám sát khơng tốt, gây ra những dầu hiệu bất ổn khác tác động lên thị trường chứng khoán Việt Nam.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM

Nghiên cứu đã chứng minh và phân tích sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô bao gồm hoạt động kinh tế thực (đại diện bằng biến sản lượng công nghiệp), cung tiền M2, và giá dầu đều có tác động trong dài hạn đến chỉ số VN-Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với kết quả đạt được như vậy, nghiên cứu có một số đề xuất cụ thể như sau:

3.1 Đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư

Nhà đầu tư là một trong những chủ thể chính tham gia thị trường, hành động của nhà đầu tư thường có ảnh hưởng lớn đến biến động của thị trường. Do đó việc cung cấp những công cụ, nghiên cứu phục vụ cho định hướng hoạt động đầu tư của nhà đầu tư là thực sự cần thiết, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của thị trường.

Từ việc xem xét những vấn để thường hay tồn tại đối với đa phần nhà đầu tư cá nhân trên thị trường, hạn chế trong phương pháp tính chỉ số VN – Index, và kết quả từ nghiên cứu cùng với việc xem xét những nghiên cứu trước đó, tác giả đề xuất một số định hướng, nhằm hỗ trợ cho nhà đầu tư trong việc tham gia đầu tư chứng khoán:

Do hạn chế của chỉ số VN – Index, nhà đầu tư nên xem xét thêm nhiều chỉ số giá chứng khoán khác: nhà đầu tư có thể xem xét các chỉ số giá chứng

khoán khác như VN30, HOSE Mid/Small Cap Index, từ đó có thể có cái nhìn và đánh giá chính xác hơn về biến động của thị trường và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý hơn …

Nhà đầu tư nên có chiến lược đầu tư hợp lý, hướng vào đầu tư trung và dài hạn: đầu tư vào các loại cổ phiếu nào, thời gian bao lâu, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi,

cũng như mức chịu đựng rủi ro đều phải xác định rõ ràng. Lợi nhuận bao nhiêu là được chấp nhận hoặc giảm tới bao nhiêu thì cắt lỗ tùy theo mức chịu rủi ro. Nhà đầu tư nên xem xét những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, thị trường, như trong nghiên cứu đã xác định các biến sản lượng công nghiệp (hay biến GDP), cung tiền, giá dầu hoặc các yếu tố khác như lạm phát, lãi suất … (theo những nghiên cứu

trước đó) sẽ có ảnh hưởng đến thị trường chứng khốn Việt Nam trong dài hạn, và theo dõi những biến động của các yếu tố này nhằm đưa ra quyết định hợp lý. Ngoài ra nhà đầu tư nên hướng vào đầu tư trung và dài hạn hơn là việc lướt song kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu

tư của mình một cách hợp lý, xem xét tương quan giữa các cổ phiếu để lựa chọn danh mục đầu tư phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro do biến động trong giá các cổ phiếu riêng lẻ.

Nên xem xét đến yếu tố của doanh nghiệp mà nhà đầu tư dự định đầu tư, tránh tâm lý đám đông: trước khi đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó, nhà đầu tư

nên xem xét đến những yếu tố về bản thân nội tại của doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, triển vọng tăng trưởng, định hướng đầu tư của doanh nghiệp, ban lãnh đạo có tâm huyết, thơng tin, báo cáo rõ ràng, minh bạch…. Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng nên xem xét các yếu tố vĩ mô sẽ tác động lên việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như việc gia tăng cung tiền, việc tăng giá dầu dẫn đến tăng giá nguyên liệu đầu vào ở một số lĩnh vực sản xuất. Khơng nên đầu tư khi chưa có sự phân tích rõ ràng và không chạy theo tin đồn khi chưa xem xét kỹ, tránh bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, hãy tự chủ trong những quyết định đầu tư của mình dựa trên cơ sở sự phân tích kỹ càng cùng với các lời khuyên từ những công ty tư vấn hay mơi giới chứng khốn chun nghiệp.

Theo dõi những thông tin biến động của kinh tế vĩ mơ, chính sách của chính phủ đối với nền kinh tế và những thơng tin về tình hình doanh nghiệp:

nhằm phản ứng kịp thời với những thay đổi trong giá cổ phiếu có thể có. Tác động trong dài hạn của các nhân tố vĩ mơ đã được nghiên cứu xác định là có, vì vậy nhà đầu tư cần theo dõi những biến động này, từ đó quyết định khơng tham gia, mua, nắm giữ hay bán một phần, bán hết, hay đảo danh mục đầu tư của mình hoặc có những phương án dự phòng một cách hợp lý, giảm tỷ trọng danh mục khi nền kinh tế có dấu hiệu chuyển biến xấu như khi GDP giảm, giá dầu tăng, …. Mặc dù các chính sách vĩ mơ có thể cần một độ trễ nhất định khi tác động vào nền kinh tế, song

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến VN INDEX trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)