Công tác bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông nghiệp lên hiệu quả trồng lúa của nông dan tỉnh an giang , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG

2.3 Một số hoạt động chính hỗ trợ ngành trồng lúa tỉnh AnGiang từ 2004 đến 2006

2.3.1 Công tác bảo vệ thực vật

2.3.1.1 Tình hình dịch hại

Trong năm 2004, 2005 và 2006, tình hình dịch hại diễn ra khá phức tạp trên đồng ruộng An Giang. Năm 2005, các loài gây hại như: sâu cuốn lá, rầy nâu, bù lạch, bệnh đốm vằn; với tổng diện tích bị hại lên đến 195.701 ha. Sang năm 2006, bệnh đạo ôn, rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá diễn ra khá phổ biến. Kết quả là, ngành BVTV đã tiêu hủy 37,75 ha lúa nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa (năm 2006).

2.3.1.2 Công tác chuyên ngành BVTV:

Năm 2004, thực hiện 199 lớp huấn luyện, 204 điểm trình diễn mơ hình “3 giảm, 3 tăng” trên 11 huyện, thị thành với 12.459 nông dân tham dự. Kết quả đã có 33.531 ha lúa áp dụng mơ hình này (Theo báo cáo của ngành nơng nghiệp An Giang, hiệu quả chương trình đã giúp nơng dân giảm bình quân 40-60kg lúa giống/ha, giảm số lần phun xịt thuốc trừ sâu từ 1-2 lần, giảm chi phí

đầu tư trung bình 175đ/kg lúa - 225đ/kg lúa, tăng năng suất trung bình cao hơn từ 0,45 tấn/ha –

0,6 tấn/ha). Ngồi ra cịn thực hiện 63 điểm trình diễn “bẫy cây trồng” cộng đồng; thực hiện 11

buổi phát động chiến dịch và 49 buổi hội thảo diệt chuột. Đặc biệt, cịn phối hợp với Cơng ty Dịch 62,198 94,553 166,638 92,623 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 2002 2003 2004 2005 Năm ngàn USD

vụ bảo vệ thực vật An Giang, Trung tâm Khuyến nông phát động chiến dịch “Phịng trừ bệnh đạo ơn hại lúa”, với 139 cuộc khuyến nơng, có 4.170 nơng dân tham dự và nhiều hình thức tuyên truyền khác (tọa đàm, thơng báo, phóng sự , thơng điệp…). Kết quả, đã giúp nơng dân phát hiện và phòng trị bệnh đạt hiệu quả cao trong vụ thu hoạch Đông Xuân 2004-2005 .

Năm 2005, 2006 công tác của ngành BVTV chủ yếu tập trung vào hai chương trình lớn: “Chương trình ba giảm ba tăng – 3G3T” và “Chương trình tiết kiệm nước”. Kết quả của hai chương trình này cụ thể như sau:

- Chương trình “3 giảm 3 tăng”: Năm 2005, tổ chức 1.034 cuộc hội thảo về “3 giảm, 3 tăng”

đã thu hút được 39.759 lượt nông dân tham dự; thực hiện 247 lớp huấn luyện, 418 điểm trình diễn,

22 cuộc phát động cấp huyện, 280 cuộc phát động cấp xã. Kinh phí thực hiện từ 3 nguồn: ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, tiền hổ trợ của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV. Vụ ĐX

2004-2005 có 61.015 hộ áp dụng trên diện tích 107.359 ha, chiếm 48% diện tích xuống giống. Vụ HT 2005 có 86.956 hộ thực hiện, diện tích áp dụng 113.294 ha, đạt 53% diện tích xuống giống. Vụ 3 (2005) đã triển khai 21 lớp huấn luyện và 39 điểm trình diễn. Trong năm 2006, tổ chức 213 lớp tập huấn, 278 điểm trình diễn với 266.648 lượt người tham dự. Tổng diện tích áp dụng là 314.696 ha; trong đó vụ ĐX là: 152.217 ha, vụ HT: 162.479 ha, đạt 69,47% diện tích gieo sạ của 2 vụ, giúp giảm chi phí sản xuất của nơng dân trong tồn tỉnh khoảng 361 tỷ đồng. Một số kết quả đạt được của chương trình này khá tốt và mang lại lợi ích thiết thực cho nơng dân, cụ thể là:

+ Giảm được 72-75 kg lúa giống/ha. Ngoài ra, chất lượng giống lúa khi sử dụng trong

chương trình đã được cải thiện đáng kể. Tất cả các điểm trình diễn và lớp huấn luyện đều được sử dụng giống lúa xác nhận và ứng dụng phương pháp gieo hàng.

+ Giảm được 16-17 kg phân đạm/ha/vụ (tương đương 33 kg - 44 kg Urea/ha). Trong đó vụ Hè Thu giảm được nhiều hơn 11 kg Urea/ha so với vụ Đơng Xn. Điều này cũng rất có ý nghĩa trong việc giảm chi phí sản xuất, vì hiện nay giá phân bón đang gia tăng. Việc hạn chế bón thừa phân đạm ngồi ý nghĩa về mặt kinh tế cịn góp phần giúp cây lúa khoẻ, ít đổ ngã, ít sâu bệnh và hạn chế ơ nhiễm môi trường.

+ Giảm số lần phun thuốc trừ sâu 1,4 lần (vụ Đông Xuân) và 1,35 lần (vụ Hè Thu). Sự chênh lệch này tạo ra sự khác biệt rõ nét về chi phí sản xuất cũng như hạn chế áp lực gia tăng dịch hại giai đọan sau.

+ Năng suất trung bình tăng 0,3 tấn/ha (vụ Đông Xuân) và 0,2 tấn/ha (vụ Hè Thu). Với sự chênh lệch này nếu tính trên tồn diện tích xuống giống của tỉnh áp dụng 3G3T thì tăng thêm

IA-3R3G/zmh/May2006 40 60.000 tấn/năm. Tổng số tiền thu được có thể lên đến 132 tỷ đồng (với giá lúa là 2.200 đồng/kg). Năng suất ở ruộng trình diễn cao hơn ở ruộng nông dân là do: (i) Cây lúa khoẻ, ít đổ ngã (ii) Bón phân cân đối NPK (khơng bón thừa phân Đạm), (iii) Giảm áp lực dịch hại, (iv) Số hạt chắc/bông cao hơn. Điều này khẳng định một lần nữa cho dù giảm mật độ gieo sạ nhưng năng suất vẫn có thể cao hơn so với gieo sạ theo tập quán cũ do sự bố trí mật độ trên diện tích hợp lý hơn.

+ Giảm giá thành sản xuất từ 167 đến 206 đồng/kg lúa thương phẩm. Trong đó, vụ HT giá thành giảm nhiều hơn vụ ĐX gần 40 đồng/kg lúa.

+ Số tiền lợi nhuận tăng thêm của người nông dân tham gia chương trình 3G3T được tính bằng tổng số tiền tiết kiệm được do giảm lượng phân bón, phun thuốc trừ sâu, lượng giống và sự chênh lệch năng suất.

+ Lợi nhuận của nơng dân tham gia chương trình đều cao hơn so với làm theo tập quán cũ từ 619.000 – 1.476.000 đồng/ha, bình quân mỗi ha áp dụng 3G3T nơng dân thu lợi nhuận trung bình là 887.640 đồng ở vụ ĐX và từ 577.000 – 1.989.000 đồng/ha ở vụ HT . Đây là số lợi nhuận không nhỏ cho nông dân nhằm cải thiện cuộc sống gia đình và xã hội nếu được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

Theo đánh giá của Trung tâm khuyến nơng An Giang, chương trình 3G3T bước đầu đã đạt

được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác triển khai kỹ thuật canh tác này còn gặp một số

khó khăn như:

+ Việc phối hợp giữa các ngành ở một vài nơi chưa thật đồng bộ nên chưa tạo thành một

phong trào rộng khắp cho địa phương.

+ Cịn một số huyện khơng thực hiện tốt hệ thống thoát nước, ảnh hưởng đến kỹ thuật kéo hàng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.

+ Số lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu so với nhu cầu và phải đảm nhiệm nhiều công tác khác nhau.

+ Công tác chuyển giao kỹ thuật gặp nhiều khó khăn ở một số Huyện có địa hình phức tạp và nhiều người dân tộc sinh sống như: Tri Tôn, Tịnh Biên.

+ Nông dân chưa triệt để trong sử dụng giống xác nhận.

+ Một số địa phương chưa thực hiện đúng như thỏa thuận về kinh phí để thực hiện các lớp huấn luyện và điểm trình diễn nên chưa đạt kế hoạch đề ra.

+ Tình hình dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá diễn biến phức tạp nên việc phun thuốc trừ rầy gia tăng dẫn đến chi phí sản xuất cao, năng suất giảm (năm 2006).

Như vậy, mặc dù cịn có một số khó khăn trong việc triển khai tuy nhiên chương trình 3G3T bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Chương trình này đã góp phần thay đổi nhận thức của người nơng dân trong cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong canh tác lúa. Hiệu quả của chương trình đã có tác động lan toả lớn thể hiện qua việc mở rộng các mơ hình thí điểm và tỷ lệ áp dụng một phần hay toàn bộ kỹ thuật canh tác này ngày càng tăng.

- Chương trình tiết kiệm nước: Năm 2005, bắt đầu thử nghiệm tiết kiệm nước trên lúa, kết

quả đã giảm số lần tưới được 4 lần, lợi nhuận thu về cao hơn 1.850.000 đ/ha so với ruộng đối

chứng. Sang năm 2006, toàn tỉnh đã triển khai được 138 lớp tập huấn (vụ Đơng Xn và Hè Thu), có 1.739 hộ nơng dân tham gia, với diện tích áp dụng chương trình tiết kiệm nước là 1.926 ha.

Thiết nghĩ, mặc dù đây là một chương trình mới nhưng cần triển khai rộng rải trong thời gian tới khi mà nguồn nước sạch cho sinh hoạt và nước cho sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên khan hiếm. Hiệu quả của chương trình khơng chỉ dừng lại ở tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận trồng lúa mà cịn có ý nghĩa đối với những vùng sản xuất mà điều kiện tiếp cận với nguồn nước có nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông nghiệp lên hiệu quả trồng lúa của nông dan tỉnh an giang , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)