Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông nghiệp lên hiệu quả trồng lúa của nông dan tỉnh an giang , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 77)

CHƯƠNG 3 THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH CÁC SỐ LIỆU KHẢO SÁT

3.6.2Phân tích tương quan

3.6 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

3.6.2Phân tích tương quan

Bảng kết quả tương quan giữa các biến (Phụ lục 4) cho thấy:

- Không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến khác nhau (tức khơng có trường hợp hệ số tương quan giữa các biến độc lập khác nhau đúng bằng 1).

- Biến CAU 4 có giá trị khơng đổi là 1. Vì vậy, chúng ta loại biến này ra khỏi mơ hình nghiên cứu, bởi vì sự tham gia của biến khơng thể giải thích được mức độ ảnh hưởng của nó lên biến phụ thuộc - lợi nhuận của nông hộ.

- Biến học vấn (H.VAN) có tương quan dương với biến lợi nhuận/ha (LN_HA). Tức là, chủ hộ nơng dân có học vấn càng cao thì lợi nhuận/ha của nơng hộ có xu hướng gia tăng. Học vấn càng cao, nông hộ thuận lợi hơn trong việc tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa, đồng thời khả năng quản lý sản xuất của nông hộ cũng gia tăng.

- Đối với nhóm hộ nơng dân được phỏng vấn, chủ hộ có số năm làm lúa càng cao thì lợi

nhuận/ha càng có xu hướng giảm xuống. Điều này có thể được lý giải trong thực tế rằng: những nơng dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa thường sản xuất theo kinh nghiệm sẵn có của họ nên chậm tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới.

- Biến diện tích sản xuất (D.TICH) có tương quan âm với biến lợi nhuận/ha (LN_HA). Theo

đó, diện tích canh tác của nơng hộ càng cao thì lợi nhuận/ha càng giảm. Điều này thể hiện năng lực

quản lý, khả năng kiểm soát dịch bệnh trên đồng ruộng của nông hộ bị hạn chế khi mở rộng quy mô sản xuất lúa.

- Các biến CAU 1, CAU 2, CAU 3, CAU 4, CAU 6, CAU 7, CAU 8, CAU 11 có tương quan dương với biến lợi nhuận/ha (LN_HA). Tức là, có sự biến động cùng chiều giữa các yếu tố kiến thức này với lợi nhuận/ha của nơng dân. Hay nói cách khác đi, khi các yếu tố kiến thức này tăng lên giúp cho lợi nhuận/ha của nơng hộ có xu hướng gia tăng. Điều này cần được chú ý trong mơ hình hồi quy tiếp sau, khi đó chúng ta sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của các biến kiến thức này lên hiệu quả sản xuất (lợi nhuận/ha) của hộ nơng dân như thế nào? Có ý nghĩa về mặt thống kê hay không?

- Các biến CAU 5, CAU 9, CAU 10, CAU 12 có tương quan âm với biến lợi nhuận/ha (LN_HA). Tức là, có sự biến động ngược chiều giữa các yếu tố kiến thức này với lợi nhuận/ha của nông dân.

- Các biến CAU 6, CAU 1, CAU 2 có mối tương quan dương có ý nghĩa về mặt thống kê (ở mức ý nghĩa 5%) với biến lợi nhuận/ha (LN_HA). Riêng biến chi phí sản xuất/ha (CP_HA) có tương quan âm có ý nghĩa thống kê với biến lợi nhuận/ha (LN_HA) (ở mức ý nghĩa rất cao: sig.=1%), với hệ số tương quan là -0,43. Kết quả này hàm ý rằng, nhìn chung sự thay đổi trong lợi nhuận của nhóm hộ này có phần do sự thay đổi trong chi phí sản xuất. Do đó, việc xem xét mức độ

ảnh hưởng của các yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức sản xuất lên hiệu quả sản xuất của người nơng

dân (lợi nhuận/ha hay chi phí/ha) là một việc rất cần thiết làm rõ thêm mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông nghiệp lên hiệu quả trồng lúa của nông dan tỉnh an giang , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 77)