Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
3.2. Một số tri thức văn hóa dân tộc được lưu giữ qua phép so sánh trong
3.2.2. Tri thức văn hóa về động vật
Tên gọi những loài động vật được dùng so sánh trong danh ngôn người Việt cũng tương đối đa dạng, phong phú. Đó là các lồi như trâu, bị,
ngựa, lợn, gà, chó, mèo, cá, tơm, tép, địng đong, rắn, chuột, đỉa…
Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu về các động vật được dùng làm đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh trong danh ngơn Việt Nam:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.2.1. Những động vật dùng làm đối tượng được so sánh
Những động vật dùng làm đối tượng được so sánh trong danh ngôn Việt Nam hết sức quen thuộc và gần gũi với nhân dân. Xin trích dẫn một vài ví dụ dưới đây:
Ví dụ (11):
Yếu trâu hơn khỏe bị.
[43,150] Ví dụ (12):
Trâu đói một bữa bằng người đói nửa năm.
[8,982]
Trong hai ví dụ trên, đối tượng được so sánh đều gắn liền với hình
ảnh con trâu (Ví dụ (11): (Yếu) trâu; ví dụ (12): Trâu (đói một bữa). Khi
nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cho rằng nền văn hóa Việt Nam được thể hiện sinh động, rõ nét qua hệ thống các loài vật xuất hiện trong danh ngơn của người Việt. Một hình ảnh rất đặc trưng cho nền văn hóa lúa nước người Việt là con trâu. Con trâu đã xuất hiện, gắn bó với
người Việt từ thuở khai hoang mở cõi, thời đại các vua Hùng cách đây hàng 4.000 năm.
Từ xa xưa nhân dân ta đã coi con trâu là một loài động vật quan trọng, nhất là đối với người nông dân. Dân gian xem con trâu là đại diện cho sức lao động chân chính, tượng trưng cho vịng ln chuyển của ngày đêm, năm tháng, bốn mùa và vũ trụ nên đã xếp nó vào một trong 12 con giáp.
Ngồi ra, người dân Việt Nam cịn xem hình ảnh trâu là biểu tượng cho sự yên bình và vẻ đẹp của làng quê. Hình ảnh lũ trẻ chăn trâu trên triền đê, thả sáo diều hay đùa nghịch dưới ao nước mát hoặc cùng đàn trâu lững thững về chuồng,… ln mang lại một cảm giác bình yên cho làng quê Việt. Rõ ràng, với cư dân nông nghiệp xưa, con trâu là cả một khối tài sản vật chất khổng lồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- là đầu cơ nghiệp. Thậm chí, ngay cả những người thuộc tầng lớp trên trong xã hội xưa cũng xem trâu là "thước đo" của sự giàu sang. Ai quên được hình ảnh gã phú ơng giàu nứt đố đổ vách địi đổi ba bị chín trâu chỉ để lấy cái quạt mo trong bài ca dao Thằng Bờm?
Bên cạnh cưới vợ, làm nhà thì tậu trâu cũng là việc lớn đối với mỗi gia đình “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà; Trong ba việc ấy thật là khó thay”.
Câu danh ngơn Yếu trâu hơn khỏe bị chính là lời ví von của người xưa để so sánh sức lực giữa nam và nữ: Một người phụ nữ dù có khỏe đến mấy khơng bằng một người đàn ơng khơng có được thể trạng tốt. Trâu đói một bữa
bằng người đói nửa năm là câu danh ngơn nói về vai trị, tầm quan trọng của
con trâu trong công việc, cũng là lời nhắn nhủ về kinh nghiệm chăm sóc, ni dưỡng con trâu, bảo vệ “đầu cơ nghiệp” của mình.
Ngồi con trâu thì cá, tơm cũng là những lồi động vật quen thuộc, gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. Những con vật này cũng được phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam ghi lại thật sắc nét:
Ví dụ (13):
Đắt cá hơn rẻ thịt.
[8,932]
Có thể nói, bên cạnh trâu là lồi động vật được lựa chọn làm đối tượng được so sánh trong danh ngôn người Việt thì cá cũng xuất hiện trong danh ngơn Việt Nam với vai trị là đối tượng được so sánh. Đắt cá hơn rẻ thịt là
câu danh ngơn nói về sở thích và kinh nghiệm ăn uống của người xưa. Dù cá đắt nhưng vẫn hơn thịt rẻ.
Như vậy, các loài động vật với vai trò là đối tượng được so sánh trong danh ngôn Việt Nam không hề xa lạ, ngược lại, chúng rất quen thuộc với người dân Việt nam. Những con vật đó đã thể hiện rõ hai đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt là tính sơng nước và tính thực vật. Trong số những con vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đó, trâu là lồi động vật tiêu biểu, gắn bó hơn cả với nền văn hóa của người dân Việt Nam.
3.2.2.2. Những loài động vật được dùng làm đối tượng so sánh
Trong danh ngơn Việt Nam có rất nhiều câu xuất hiện các lồi động vật với vai trò là đối tượng so sánh. Xin dẫn một vài ví dụ điển hình dưới đây:
Ví dụ (14):
Giãy như cá lóc bị đập đầu
[8,863]
Trong ví dụ trên, cá lóc (bị đập đầu) là đối tượng so sánh. Giãy như cá
lóc bị đập đầu là cách diễn đạt đầy hình ảnh về sự phản ứng thái quá của một
đối tượng nào đó. Ví dụ (15):
Giàu có khơng tính tốn như ngựa khơng dây cương.
[43,39]
Bên cạnh con trâu, ngựa cũng là một loài vật xuất hiện khá nhiều
trong danh ngôn Việt Nam. Theo quan niệm cổ xưa, ngựa nhạy cảm, nhanh nhẹn và thông minh, ngựa không chỉ là người bạn đường của con người mà là người bạn chí tình. Vì đức tính quý báu này, người ta đã lấy hình ảnh con ngựa để ẩn dụ những ý tưởng mang tính nhân văn sâu sắc. Hình ảnh những chú ngựa ln đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hồn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Bởi thế mà ngựa đã được lựa chọn làm đối tượng so sánh trong câu danh ngơn nói về kinh nghiệm làm giàu: Giàu có khơng tính tốn như ngựa khơng dây cương.
Con lợn, con tằm là những vật nuôi quen thuộc và đem lại nguồn lợi không nhỏ của người dân quê Việt Nam. Nhưng con vật này cũng đã được danh ngôn Việt Nam chọn làm đối tượng so sánh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ (16):
Chăn lợn ba năm không bằng chăn tằm một bữa.
[8,901]
Như vừa nói trên, lợn và tằm là hai loài động vật quen thuộc đối với nền nông nghiệp Việt Nam. Phần lớn các gia đình nơng dân, nhà nào cũng ni một vài con lợn, tựa hồ như tiền bỏ ống. Mỗi ngày chỉ cần cho lợn ăn cơm thừa canh cặn, hay bỏ ra một chút cám bã, để rồi khi bán sẽ có được một món tiền kha khá, chi dùng cho những việc lớn. Con tằm cũng được một số bà con nông dân nuôi để cải thiện đời sống kinh tế gia đình. Tằm ăn lá dâu, khi trưởng thành sẽ nhả tơ, tơ này dùng làm thành một loại vải (vải tơ tằm) rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, người chăn ni tằm rất vất vả, khó nhọc, vì tằm cịn háu ăn hơn cả lợn. Nếu chậm cho tằm ăn một bữa, thì chúng sẽ bị đi hết, việc tăng trưởng bị chậm lại thấy rõ, về sau chúng nhả tơ có phần it đi. Từ thực tiễn đó, cha ơng ta đã đúc kết thành kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi qua câu danh ngôn: Chăn lợn ba năm không bằng chăn tằm một bữa hay nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Con tôm, cái tép là những con vật được dùng làm món ăn ngon và quen thuộc của người dân Việt Nam. Ngày nay, chúng cịn là món ăn đặc sản trong một số nhà hàng bình dân. Những con vật này đã được đề cập đến trong danh ngôn Việt Nam với tư cách là đối tượng so sánh:
Ví dụ (17):
Có tiền khơn như tép, khơng tiền dại như con đòng đong.
[43,16] Nói đến tép và địng đong là nói đến một nền nơng nghiệp mang đậm
nét văn hóa đặc trưng sông nước. Đây là hai lồi vật gắn bó mật thiết với nơng thơn Việt Nam. Tép là loại động vật nhỏ, cùng lồi với tơm và khơng có càng. Cịn địng đong chỉ một lồi cá nhỏ, sống ở ao hồ. Tép và địng đong đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trở thành đối tượng so sánh để ví với cái khơn, cái dại của con người trong
câu danh ngôn trên. Ngồi những con vật có ích với con người ra, trong văn hóa Việt Nam,
con chuột – một lồi vật có hại cho người cũng là lồi vật gắn liền với nghề nông
nghiệp lúa nước. Ở đâu có lúa, ở đó tất yếu sẽ có chuột. Chuột là lồi vật phá hoại mùa màng, là nỗi lo sợ, thù ghét của người nơng dân. Từ đó, chuột đi vào văn hóa thành một biểu tượng tiêu cực. Tiếng Việt có các câu danh ngơn, như:
Lấm lét như chuột ngày [8,956]; Mặt như chuột kẹp [8,958] là vì thế.
Con cị cũng được nhắc đến trong danh ngôn Việt Nam với tư cách là đối tượng so sánh:
Ví dụ (18):
Gầy như cò hương.
[8,862]
Cị hương là một lồi cị nhỏ, lơng màu xám, chân cao. Hình ảnh con cị nói chung, cị hương nói riêng gắn bó với những cánh đồng lúa bát ngát, những buổi chiều thanh bình ở làng q Việt Nam. Con cị thân thuộc với người dân Việt Nam qua những bài hát ru “con cò bay lả bay la, bay từ ruộng lúa bay ra cánh đồng”. Thân cò lặn lội cũng hay được dùng để so sánh với nỗi vất vả nhọc nhằn của những người phụ nữ Việt Nam xưa. Gầy như cò hương là lời danh ngơn ví von một cách hình ảnh sự gầy guộc, mong
manh, yếu ớt của một đối tượng nào đó.
Bên cạnh những con vật thân quen thường thấy trong đời sống hàng ngày được lấy làm đối tượng so sánh (trâu, ngựa, bị, lợn, cá, cị…) thì trong danh ngơn Việt Nam cũng xuất hiện một lồi vật được xây dựng, tơ đắp nên từ trí tưởng tượng, từ đời sống tâm linh của người dân, đó là con rồng.
Ví dụ (19)
Làm gái lấy được chồng khơn Cầm bằng cá vượt vũ mơn hóa rồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ (20):
Trong tay chẳng có một đồng, lời nói như rồng cũng chẳng ai nghe.
[32,329]
Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, của sự sáng tạo, vì nó khơng tồn tại trong thế giới tự nhiên. Từ lâu các nước phương Đông đã xây dựng nên hình tượng con rồng. Tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh. Con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở nước Việt nói riêng và các nước phương Đơng nói chung. Cũng vì lẽ đó mà người Việt tự ví mình là con cháu của rồng. Từ câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con, hình ảnh con rồng đã dần dần ăn sâu vào tâm thức của người Việt. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Thời Lê, rồng trở thành bản mệnh của nhà vua. Hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua mặc. Hình ảnh rồng đại diện cho quyền uy, sức mạnh.
Có thể nói, thế giới các lồi vật vốn gần gũi, gắn bó với con người ngay từ thuở nguyên thuỷ hoang sơ. Chúng đã trở thành những người bạn khơng thể thiếu trong cuộc sống lồi người. Vì thế, các con vật được đưa vào lời ăn tiếng nói của con người cũng là lẽ thuận tự nhiên. Qua sự nhìn nhận, quan sát các con vật hàng ngày, lồi người đã định hình trong nhận thức của họ những đặc điểm, tính cách đặc trưng về từng lồi vật. Những khái quát và liên tưởng ấy đã là cơ sở để hình thành nét nghĩa biểu trưng cho từ ngữ chỉ động vật, tạo một dấu ấn văn hoá đặc trưng cho mỗi dân tộc. Với sơ lược vài biểu trưng về một số loài động vật trong tâm trí người Việt, ta cũng thấy phần nào đặc trưng nông nghiệp lúa nước với khí hậu nhiệt đới ẩm đã ăn sâu vào nhận thức của người Việt, cho nên trong từng câu nói, những âm hưởng vùng miền ln phảng phất một nét riêng rất Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn