Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Đánh giá thang đo
4.2.4.1 Kiểm định hệ số tương quan
Kiểm định hệ số tương quan nhằm kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Mối quan hệ giữa các nhân tố liên quan đến chất lượng dịch vụ VTHK tuyến ĐX – TPHCM với nhân tố mức độ hài lòng của hành khách được xem xét thơng qua phân tích tương quan Pearson. Hệ số tương quan Pearson bằng 1 trong trường hợp có tương quan tuyến tính đồng biến và -1 trong trường hợp tương quan tuyến tính nghịch biến. Các giá trị khác trong khoảng (-1,1) cho biết mức độ phụ thuộc tuyến tính giữa các biến. Hệ số tương quan càng gần với -1 và 1 thì tương quan giữa các biến càng mạnh. Do đó khi giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan Pearson nằm trong khoảng từ -1 đến 1 ta có thể nói hai biến có mối quan hệ tương quan chặt chẽ.
Bảng 4.18 cho thấy hành khách đánh giá chưa tốt về chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tơ tuyến ĐX – TPHCM. Hành khách tạm hài lịng với các nhân tố phương tiện xe ô tô, thái độ phục vụ của tài xế và nhân viên, sự an toàn, trạm dừng nghỉ. Nhìn chung hành khách gần hài lịng về chất lượng dịch vụ VTHK bằng ơ tơ tuyến ĐX - TPHCM, họ đánh giá các nhân tố là tương đồng nhau, chỉ riêng yếu tố “năng lực phục vụ” hành khách hài lòng.
Bảng 4.18 : Kết quả thống kê mô tả các nhân tố đo lường chất lượng dịch vụ VTHK bằng ô tô tuyến ĐX – TPHCM
Các biến quan sát Kích thước mẫu Trung bình Sai số chuẩn PFT Phương tiện xe ô tô 260 3.5885 .83422 NFT Năng lực phục vụ 260 4.0385 .79602 TFT1 Thái độ phục vụ của tài xế 260 3.9125 .63845 TFT2 Thái độ phục vụ của nhân viên 260 3.7859 .77158 AFT Sự an toàn 260 3.8192 .76286 TRFT Trạm dừng nghỉ 260 3.5987 .70123 HL Hài lòng của hành khách 260 3.5051 .72787 Kích thước mẫu hợp lệ 260
Ma trận hệ số tương quan (phụ lục 10) cho thấy mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc – HL “ mức độ hài lòng của hành khách” và mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc “mức độ hài lòng của hành khách” và các biến độc lập khá cao, sơ bộ có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mơ hình giải thích cho biến phụ thuộc “mức độ hài lòng của hành khách”, hay các nhân tố được rút trích nói trên có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của hành khách. Tuy nhiên nên lưu ý hệ số tương quan giữa hai biến độc lập NFT “Năng lực phục vụ” và AFT “’Sự an toàn”, NFT “Năng lực phục vụ” và TRFT “Trạm dừng nghỉ” (xem phụ lục 10), mối quan hệ giữa các biến này cần phải xem xét kỹ trong phần phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm tránh hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập và xem xét thêm liệu các biến độc lập này có khả năng giải thích tốt cho biến phụ thuộc HL hay không.