Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về ngân hàng
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam là Ngân hàng Thương mại được thành lập
đầu tiên sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng thương
mại, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 theo Giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 08/6/1991. Thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập của Ngân hàng là 25 năm. Tuy
nhiên theo điều lệ sửa đổi của Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tại
Quyết định số 719/QĐ-NHNN ngày 7/7/2003, thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99
năm. Ngày 12/7/1991, Maritime Bank đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.
Tên gọi : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Maritime Commercial Stock Bank Tên viết tắt: Maritime Bank hoặc MSB
Hội sở chính: Maritime Bank Tower, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : (84.4) 3771 8989 – Fax: (84.4) 3771 8989
Website : www.msb.com
Vốn điều lệ : 8.000.000.000.000 VND
Các hoạt động chính của Maritime Bank: huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khốn; làm dịch vụ thanh toán giữa khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh tốn quốc tế; mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
2.1.1 Quá trình phát triển
Giai đoạn 1992 – 1997: Maritime Bank phát triển mạnh việc thực hiện giao dịch
biệt là thanh toán quốc tế. Năm 1996, Maritime Bank đã phát triển được mạng lưới Chi nhánh trên 6 tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước. Năm 1997, với sự bảo
lãnh của Chính phủ, Maritime Bank đã thu xếp được 28 triệu USD thông qua Ngân
hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 Dự án trọng điểm quốc gia: Đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 14, góp phần quan trọng khẳng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư - Thu phí - Trả nợ cho các cơng trình giao thơng của Việt Nam.
Giai đoạn 1998 - 2004, cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank cũng đã gặp khơng ít khó khăn,
nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh. Năm 2001, Maritime
Bank là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Maritime Bank là ngân hàng TMCP duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này từ năm 2005 đến nay. Trong giai đoạn này, với sự nỗ lực không ngừng của Hội
đồng Quản trị, Ban Điều hành, cũng như toàn thể CBNV, Maritime Bank đã vượt qua
gian nan, thử thách để khẳng định vị thế của mình.
Giai đoạn 2005-2007: tháng 8 năm 2005, Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính
từ Hải Phịng lên thủ đơ Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hố hàng đầu của cả nước. Sự kiện này đã đóng vai trị quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện
của Maritime Bank. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của Maritime Bank trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường. Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách
riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các Khối nghiệp vụ
đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Cơ cấu tổ
chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng mục tiêu.
Giai đoạn 2008 – 2010: Maritime Bank tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức hoạt
của tồn hệ thống gồm Hội sở chính, Sở giao dịch và các Chi nhánh, phịng giao dịch,
theo đó Các Ủy ban/Ban được thành lập: Ủy Ban ALCO gồm ban quản lý vốn và tài
sản, ban quản lý rủi ro thị trường, ban quản lý rủi ro hoạt động; ban cố vấn điều hành;
Ban thư ký; Ủy ban tín dụng; hội đồng xử lý rủi ro; ủy ban đầu tư. Ngoài ra các Khối
nghiệp vụ cũng hoàn thiện gồm: khối dịch vụ; khối nguồn vốn; khối công nghệ ngân hàng; khối quản lý tài chính; khối khách hàng doanh nghiệp; khối khách hàng cá nhân; bhối quản lý tín dụng và đầu tư; khối quản lý rủi ro. Năm 2009, Maritime Bank đã tiến hành xây dựng hệ thống định hạng tín dụng nội bộ với sự tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, đảm bảo hoạt động phân tích và đánh giá tín dụng được thực hiện thống nhất trong toàn bệ thống theo các nguyên tắc và chuẩn mực phù hợp. Năm
2010, Maritime Bank chính thức ra mắt logo mới nhằm định vị thương hiệu với cam kết đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang lại lợi ích tối
đa cho khách hàng. Trong năm 2010, Maritime Bank đã chính thức ký kết hợp đồng
triển khai giải pháp Quản trị rủi ro thị trường Kondor+ với Công ty Thomson Reuters.
Giai đoạn 2010 – 2012: Maritime Bank tổ chức buổi Báo cáo với Ngân hàng Nhà
nước về kết quả triển khai Dự án yêu cầu tối thiểu Quản lý rủi ro và áp dụng Quản trị
rủi ro trên phần mềm Kondor+. Tháng 7/2012 Maritime Bank nhận được công văn số 7095/BTCTCHQ của Bộ Tài chính về việc chấp thuận cho Ngân hang trở thành 1 trong
4 đại lý thí điểm hồn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt
Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất.
2.1.2 Các thành tích và giải thưởng đạt được
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư cơng nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình 21 năm
hoạt động Maritime Bank ln giữ vững vị trí hàng đầu về quy mô trong hệ thống các NHTM. Chính vì vậy Maritime Bank là thương hiệu được ghi nhận và đánh giá cao trên thị trường tài chính ngân hàng.
Năm 2010: giải thưởng “Top Trade services Awards 2010”; giải thưởng thanh
toán quốc tế do ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải trao tặng; cúp Thăng Long do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trao tặng; giấy khen thi đua hướng tới đại lễ 1.000
năm Thăng Long- Hà Nội.
Năm 2011: giải thưởng STP Award do Bank of New York trao tặng; giải thưởng
“Thanh toán quốc tế và quản lý tiền mặt tốt nhất” cho HSBC trao tặng; giải thưởng “Chất lượng soạn thảo thanh toán chuẩn do ngân hàng Wells Fargo trao tặng; giải
thưởng” Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam” do Hội sở hữu trí tuệ Việt
Nam trao tặng; giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011” do Thời báo kinh tế Việt Nam và báo VietNamNet trao tặng.
Năm 2012: “Top 3 ứng viên của Giải thưởng chiến dịch Marketing ra mắt thẻ tốt
nhất (Best New Card Launch) “ do Hội đồng MasterCard Hall of Fame Awards khu vực
Đông Nam Á trao tặng; giải thưởng ”Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012” do thời báo
Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) trao tặng; “Giám đốc Khối Công nghệ Ngân hàng Maritime Bank đạt giải thưởng lãnh đạo Công nghệ Thông tin tiêu biểu Đông Nam Á năm 2012” do tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG tại Việt Nam phối hợp cùng câu lạc bộ CEO&CIO tổ chức; giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam – Vietnam Outstanding Banking Awards 2012” do tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG trao tặng.
Các giải thưởng này đã khẳng định vị thế của Maritime Bank là một NHTM hàng
đầu với sự tăng trưởng bền vững và uy tín vững mạnh đối với ngành tài chính NH thế
giới trong bối cảnh thị trường tiền tệ tín dụng có rất nhiều biến động.