Ảnh hưởng tương tác giữa phân bón và dịch hại cây lúa.

Một phần của tài liệu nghien-cuu-su-da-dang-cua-con-trung-nhen-thien-dich-tren-hai-mo-hinh-canh-tac-lua-doc-canh-va-luan (Trang 27 - 28)

Theo Sta. Cruz, P. C. et al. (2001) đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo các mức bón phân khác nhau tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam có kết luận rằng mức độ thiệt hại do bệnh khô vằn, lem lép hạt, sâu đục thân, sâu cuốn lá và chuột ở các cơng thức bón phân theo tập quán của nông dân đều cao hơn nghiệm thức bón phân theo vùng.

Một kết quả nghiên cứu tương tự của Lương Minh Châu et al. (2003) cũng chứng minh rằng trong ruộng lúa bón càng nhiều phân đạm thì mức độ thiệt hại do sâu, bệnh gây ra càng nặng, cụ thể là: rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá…. Ruộng lúa bón đạm cao (200kgN/ha) bị rầy nâu gây hại ở mật số cao, tỉ lệ thiệt hại do sâu cuốn lá, sâu đục thân và bệnh đạo ôn gia tăng. Tuy nhiên, cũng do mật số sâu hại gia tăng ở ruộng bón phân đạm cao đã dẫn theo sự gia tăng mật số quần thể của các loài thiên địch tự nhiên của các loài sâu hại này (nhện và bọ xít mù xanh) (Heong, K. L. 2002), có nhiều lồi thiên địch , ký sinh và sâu hại (De Kraker, J. et al., 2000).

Theo Sogawa, K. (1971; 1982; 1992; 1994): “ sự bài tiết chất thảy vị ngọt (honeydew) của rầy nâu gia tăng theo hàm lượng đạm trong lá lúa”. Theo Lu Zhong-Xian et al. (2004) ruộng lúa được bón thừa phân đạm cũng sẽ làm giảm khả năng ăn mồi của lồi thiên địch tự nhiên của rầy nâu, bởi vì chất thải vị ngọt của rầy nâu sống trên cây lúa bón thừa đạm làm giảm rõ rệt khả năng ăn trứng rầy của bọ xít mù xanh. Ở những vùng trồng lúa bón thừa đạm trong một thời gian dài sẽ làm tính thích nghi sinh thái của rầy nâu tăng cao hơn, khi đó nếu biện pháp phịng trừ sinh học trong tự nhiên bị phá vỡ thì nguy cơ gây bùng phát rầy nâu càng rất lớn (Settle, W. H. et al., 1996).

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng tương tác giữa ruộng lúa bón thừa đạm và dịch hại như sau: nhiều lồi cơn trùng rút ngắn thời gian phát triển và gia tăng tốc độ tăng trưởng nhanh (Tabashnik, B. E. 1982); làm gia tăng số lượng dịch hại, tỉ lệ sống sót, tính mắn đẻ và mức độ thiệt hại (Cook, A. G. and R. F. Denno, 1994; Heinrichs, E. A. 1994); càng tăng tỉ lệ sống sót của rầy cám, càng gia tăng mật số trong giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng; càng thu hút bướm sâu cuốn lá đến cư trú và đẻ nhiều trứng (Heong, K. L. 2002).

Một số cơng trình nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc về mối liên hệ giữa cây lúa giàu đạm với dịch hại, đặc biệt là rầy nâu Nilaparvata lugens cho thấy

rằng: khi hàm lượng đạm trong cây lúa gia tăng sẽ làm cho rầy cám sống sót nhiều hơn và rút ngắn vòng đời của chúng, rầy cái trưởng thành to hơn, đẻ nhiều trứng hơn và sống lâu hơn (Lu Zhong-Xian et al., 2004). Ruộng lúa được bón nhiều đạm sẽ có tàn lá che phủ dày, làm gia tăng hàm lượng amino acids trong dịch của cây lúa, cây lúa bị xốp, mọng nước sẽ kích thích rầy cái tìm đến để hút nhựa và đẻ trứng. Ngồi ra, cịn làm cho rầy nâu thay đổi vị trí cư trú và đẻ trứng trên cây lúa; ở cây lúa thừa đạm rầy nâu sẽ di chuyển dần từ bên dưới gốc lên trên bẹ lá và lá cờ để đẻ trứng (Lu Zhong-Xian et al., 2005).

Về ảnh hưởng của phân bón đến bệnh hại lúa: theo Castilla, P. N. (2001) “ ruộng lúa bón thừa đạm sẽ làm giảm độ dai cơ học của mô cây lúa, làm giảm lượng cellulose cấu tạo các lớp tế bào của mơ cây, và làm tăng tính nhiễm bệnh của cây lúa; bởi vì vi sinh vật gây bệnh thường tấn công vào các tế bào của mô cây xốp, mọng nước” . Các tác giả cũng đánh giá về ảnh hưởng tương tác giữa phân N, P, K với mức độ nhiễm một số loại bệnh phổ biến cho cây lúa như sau: phân đạm có tác động tích cực (tăng: +) đến mức độ nhiễm bệnh lúa von, đốm nâu, đốm vằn, cháy lá vi khuẩn, đạo ôn, thối bẹ, thối thân,…. Trong khi đó phân kali và phân lân có tác động ngược lại (giảm: - ). Bón phân đạm và kali cho cây lúa vào thời điểm và lượng bón thích hợp sẽ làm thay đổi tỷ lệ nhiễm bệnh đạo ôn lá và cổ bông một cách có ý nghĩa.

Theo Cao Văn Phụng và Lưu Hồng Mẫn (2000): “bón phân đạm cao trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao là yếu tố góp phần đáng kể tới sự xuất hiện bệnh vàng lá lúa”. Theo Slaton, N. (2005): “bón đạm cao làm cây lúa xum xuê, cao cây, ra nhiều lá và sớm giao tán nhanh, gia tăng ẩm độ, thúc đẩy bệnh khơ vằn phát triển”. Ơng cũng cho rằng mối quan hệ giữa bón phân đạm và kali là rất quan trọng cho sự tăng trưởng và sức khỏe của cây lúa; nếu sự cân bằng này bị lệch sẽ làm gia tăng mức độ nhiễm bệnh.

Như vậy mơ hình lý tưởng trong tương lai về quản lý dinh dưỡng cho cây lúa đó là sự tổng hợp lại với nhau giữa quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại khi ra một quyết định về bón phân cho cây lúa (Witt, C. et al., 2001).

Một phần của tài liệu nghien-cuu-su-da-dang-cua-con-trung-nhen-thien-dich-tren-hai-mo-hinh-canh-tac-lua-doc-canh-va-luan (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)