Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) 1 Loại thuốc BVTV được nông dân sử dụng

Một phần của tài liệu nghien-cuu-su-da-dang-cua-con-trung-nhen-thien-dich-tren-hai-mo-hinh-canh-tac-lua-doc-canh-va-luan (Trang 38 - 43)

I. Điều tra nông dân

4. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) 1 Loại thuốc BVTV được nông dân sử dụng

4.1 Loại thuốc BVTV được nông dân sử dụng

Kết quả điều tra ghi nhận ở bảng 7, nông dân ở mơ hình độc canh cũng như nơng dân ở mơ hình ln canh đều sử dụng rất nhiều thuốc BVTV với mục đích trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ, trừ ốc,… Như đã thảo luận ở bảng 5, có thể do nơng dân có tập qn bón nhiều phân nhất là phân đạm, vì vậy phải sử dụng nhiều thuốc BVTV, đặc biệt là thuốc trừ sâu và trừ bệnh.

Mặc dù có đến 17 loại thuốc trừ bệnh được nơng dân sử dụng, nhưng chỉ có 4 loại được đa số nông dân dùng để trừ bệnh đạo ôn, đốm vằn, lem lép hạt là Tilt super 250ND (91,7%), Fuan 40ND (88,3%), Filia 52SC (43,3%) và Beam 75WP (32,7%). Đối với thuốc trừ sâu có đến 21 loại thuốc được sử dụng thuộc các gốc sinh học, lân hữu cơ, carbamate và gốc khác. Các loại thuốc được nông dân sử dụng nhiều nhất gồm: Oshin 20WP (90,0%), Tungcydan 30EC (80,0%), Chess 50WG (68,3%), Applaud 10WP (38,3%), Abatimec 5.4EC (30,6%), Silsau

10WP (21,6%), Apasuper 3.6EC (20%). Trong đó thuốc gốc sinh học chiếm đa số vì vậy ít ảnh hưởng đến thiên địch.

Bảng 7: Các loại thuốc trừ dịch hại nông dân sử dụng trong một vụ lúa

Thuốc trừ sâu Tên hoạt chất Tỷ lệ hộ Đối tượng phòng trừ

Vibamec 3.6EC Abamectin 18,3 Sâu cuốn lá, sâu đục thân Abatimec 5.4EC Abamectin 30,6 Sâu cuốn lá, sâu đục thân Abasuper 3.6EC Abamectin 20,0 Sâu đục thân, bọ trĩ

Silsau 10WP Abamectin 21,6 Sâu cuốn lá, bọ trĩ, nhện gié Binhtox 3.8EC Abamectin 16,7 Sâu cuốn lá, nhện gié

Applaud 10WP Buprofezin 38,3 Rầy nâu

Butyl 10WP Buprofezin 2,0 Rầy nâu

Sumo 2.5EC Lambda-cyhalothrin 3,3 Bọ trĩ

Actara 25WG Thiamethoxam 2,0 Rầy nâu, bọ trĩ

Tungcydan 30EC Chlorpyrifos+Ethyl+Cyper. 80,0 Sâu cuốn lá, sâu đục thân Docytox 40EC Chlorpyrifos+Ethyl+Cyper. 8,3 Sâu đục thân

Basudin 50ND dithiocacbamat 21,7 Sâu keo, sâu cuốn lá

Sasa 20WP MBAMT 4,1 Bọ xít, bọ trĩ

Oshin 20WP Dinotefuran 90,0 Rầy nâu

Vimatox 1.9EC Emamectin Benzoate 18,3 Sâu cuốn lá, nhện gié

Kinalux 25EC Quinalphos 8,3 Nhện gié

Chix 2.5EC Beta-Cypermethrin 13,3 Sâu cuốn lá, bọ xít, bọ trĩ Tungrell 25EC Cypermethrin +Quinalphos 11,7 Sâu cuốn lá, nhện gié Cruiser 312.5FS Thiamethoxam +Difeno.+.. 6,7 Bọ trĩ, rầy nâu

Regent 0.3G Fipronil 15,0 Rầy nâu, bọ trĩ, sâu keo

Chess 50WG Pymetrozine 68,3 Rầy nâu

Thuốc trừ bệnh Tên hoạt chất Tỷ lệ hộ Đối tượng phòng trừ

Asusu 25WP Sai ku zuo 1,0 Cháy bìa lá

Beam 75WP Tricyclazole 32,7 Đạo ôn

Trizole 20WP Tricyclazole 7,1 Đạo ôn

Nativo 750WG Tebuconazole 5,1 Lem lép hạt

Nevo 330EC Cypro. + Propiconazole 6,6 Đốm vằn, vàng lá, lem hạt

Validacin 3DD Validamycin 11,7 Đốm vằn

Benomyl 50WP Benomyl 6,7 Vàng lá, đạo ôn

Carban 50SC Carbendazim 8,2 Vàng lá

Tilt super 300EC Difenoconazo +Propico. 91,7 Vàng lá, đốm vằn, lem hạt Ridomin 68WP Metalaxyl + Mancozeb 11,7 Đốm vằn, vàng lá

Anvil 5SC Hexaconazole 10,0 Đốm vằn

Fuan 40ND Isoprothiolane 88,3 Đạo ôn

Bump 600WP Isoprothiolan+Tricyclazole 13,3 Đạo ôn

Kasumin 2L Kasugamycin 3,3 Đạo ơn, cháy bìa lá

Avalon 8WP Gentamicin-Sulfate 3,3 Cháy bìa lá

Filia 525SE Tricyclazole 43,3 Đạo ôn

Antracol 70WP Propineb 4,1 Đạo ôn, đốm vằn, vàng lá

Thuốc trừ cỏ

Antaco 500ND Acetochlor 11,7 Cỏ hòa bản

Nominee 10SC Bispyribac -Sodium 10,2 Cỏ lồng vực, đuôi phụng,…

Meco 60EC Butachlor 20,1 Cỏ lồng vực, đuôi phụng,…

Taco 600EC Butachlor 9,2 Cỏ lồng vực, đuôi phụng,…

Whip's 7.5EW Fenoxaprop -P -Ethyl 11,2 Cỏ hòa bản

Sofit 300EC Pretilachlor+Fenclorim 37,6 Cỏ lồng vực, đuôi phụng,..

Thuốc trừ ốc và thuốc khác

Bolis 4B Metaldehyde 15,6 Ốc bươu vàng

Snail 700WP Niclosamide 39,3 Ốc bươu vàng

Oxdie 700WP Niclosamide 3,1 Ốc bươu vàng

Catfish 70WP Niclosamide 30,0 Ốc bươu vàng

Axit HNO3 12,0 Xử lý hạt

Ghi chú: tổng số hộ điều tra 60 hộ, mơ hình độc canh 30 hộ, mơ hình luân canh 30 hộ.

4.2 Phun thuốc bảo vệ thực vật

Đối tượng gây hại chính trong 3 vụ lúa ĐX, HT và TĐ năm 2009 tại Châu Phú An Giang là rầy nâu, sâu cuốn lá và bệnh đạo ơn. Vụ Đơng xn 2009 trên mơ hình độc canh cũng như luân canh nông dân phun trung bình 4 lần thuốc trừ sâu và 4 lần thuốc trừ bệnh trong 1 vụ lúa, năng suất đạt bình quân 6 tấn/ha (ĐC) và 7 tấn/ha (LC). Qua đó cho thấy khơng có sự khác biệt về sâu bệnh và số lần phun thuốc giữa 2 mơ hình canh tác.

Đặc biệt là trong năm 2009, rầy nâu xuất hiện gây hại nặng nhiều tỉnh ở

ĐBSCL, nhiều ruộng bị bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá sau dịch rầy nâu nhất là ở

Đồng Tháp và Cần Thơ. Trong khi đó ở An Giang, do Chi cục BVTV tỉnh đã phối hợp cùng với các trạm BVTV huyện kịp thời giúp bà con nông dân ngăn dịch rầy nâu tấn cơng. Vì vậy ở An Giang nói chung và Châu phú nói riêng ruộng lúa bị nhiểm bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá hầu như không đáng kể.

Bảng 8: Số lần phun thuốc trừ sâu-bệnh và năng suất lúa (T/ha)

Vụ Độc canh Luân canh Trung bình

Trừ sâu 4 ± 1 4 ± 1 4,03 ± 1,04 ns Trừ bệnh 4 ± 1 4 ± 1 4,38 ± 1,21 ns ĐX Năng suất 6,15 ± 0,99 7,08 ± 0,11 6,61 ± 0,11* Trừ sâu 3,96 ± 1,06 Trừ bệnh 4,13 ± 1,19 HT Năng suất 5,87 ± 0,76 Trồng màu Trừ sâu 4,37 ± 1,03 3,93 ± 1,05 4,15 ± 1,05 ns Trừ bệnh 4,30 ± 1,12 4,13 ± 1,11 4,21 ± 1,10 ns TĐ Năng suất 6,11 ± 0,10 6,82 ± 0,97 6,47 ± 0,11*

Ghi chú: tổng số hộ điều tra 60 hộ, mơ hình độc canh 30 hộ, mơ hình ln canh 30 hộ;*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không khác biệt.

4.3 Thời điểm phun và chọn thuốc BVTV để phun

Bảng 9: Thời điểm phun thuốc trừ sâu và lý do chọn các loại thuốc để phun

Độc canh Luân canh Thời điểm phun

Số hộ % Số hộ %

Định kỳ (ngừa) 14 46,6 13 43,3

Thời điểm phun

thuốc Khi sâu xuất hiện 16 53,4 17 56,7

Theo hướng dẫn của hàng xóm 8 26,7 5 16,7

Báo/đài 11 36,7 16 53,3

C

Lý do chọn thu ác bộ khuyến nông 1 3,3 1 3,3

Tập huấn 0 0,0 0 0,0

ốc phun

Người bán thuốc BVTV 10 33,3 8 26,7

Ghi chú: tổng số hộ điều tra 60 hộ, mơ hình độc canh 30 hộ, mơ hình ln canh 30 hộ

Việc chọn thời điểm phun thuốc trừ sâu qua kết quả điều tra bảng 9 cho thấy trên mơ hình độc canh và ln canh nơng dân vẫn cịn phun thuốc định kỳ chiếm trên 40% số hộ, đối tượng được nông dân phun ngừa là rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié và sâu đục thân. Trên 50% nông dân phun thuốc trừ sâu khi sâu xuất hiện, đa số họ khơng có khái niệm về ngưỡng phịng trừ cho từng đối tượng dịch hại. Vì vậy mà đa số nông dân phun thuốc trừ sâu (kể cả trừ bệnh) nhiều lần trong

một vụ lúa (bảng 8). Có thể vì vậy mà thành phần sinh vật như cá, ếch, nhái trên ruộng lúa hiện diện rất ít qua sự ghi nhận của nông dân được phỏng vấn.

Theo Way và Heong, 1994 cho rằng: sử dụng thuốc trừ sâu trong biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) là không cần thiết hơn là cần, và sự lệ thuộc vào thuốc trừ sâu chỉ làm tăng chi phí sản xuất và là sự lựa chọn thiếu chắc chắn và phức tạp về : loại thuốc sử dụng, sử dụng lúc nào, sử dụng như thế nào cho nhiều loại dịch hại khác nhau?. Hơn nữa nhiều loại thuốc trừ sâu còn gây ra bùng phát của một số lồi dịch hại thứ cấp và làm tăng chi phí về sức khỏe và môi trường cho người nông dân (Rola A. C. and Pingali P. L., 1993; Pingali P. L and Roger P. A., 1995).

Các phương tiện truyền thông như báo/đài ảnh hưởng lớn nhất đến việc chọn thuốc BVTV đối với nông dân để phun (mơ hình độc canh có 36,7% nơng dân và mơ hình ln canh có 53,3% nơng dân chọn thuốc phun từ phương tiện này). Sau báo/đài là sự hướng dẫn của hàng xóm, đến người bán thuốc BVTV, sau cùng là cán bộ khuyến nông.

5. Sự hiểu biết của nông dân về dịch hại và thiên địch Bảng 10: Sự hiểu biết của nông dân về thiên địch

Độc canh Luân canh

Số hộ % Số hộ %

2 – 3 loại 9 30,0 6 20,0

4 – 5 loại 15 50,0 16 53,3

Số loại dịch hại nông dân biết

> 5 loại 6 20,0 8 26,7 Không biết 9 30,0 11 36,7 Sự hiểu biết về thiên địch Biết 21 70,0 19 63,3 Nhện, Bọ rùa, Kiến 3 kh 24 80,0 25 83,3 Tên thiên địch

nơng dân biết Lồi khác 6 20,0 5 16,7

Không 29 96,7 22 73,3 Biện pháp bảo vệ thiên địch Có 1 3,3 8 26,7 Ít 16 53,3 17 56,7 Trung bình 9 30,0 11 36,7 Sinh vật (cá, ếch, nhái..) hiện diên trên ruộng lúa

Nhiều 5 16,7 2 6,7

Ghi chú: tổng số hộ điều tra 60 hộ, mơ hình độc canh 30 hộ, mơ hình ln canh 30 hộ.

Trong q trình canh tác nơng dân nhận biết các nhóm dịch hại sau: Côn trùng (Rầy nâu, Sâu cuốn lá, Sâu đục thân, Bù lạch, Sâu keo, Sâu phao, Nhện gié).Bệnh hại (Đạo ơn, Vàng lá, Cháy bìa lá, Đốm vằn).Đối tượng khác: Cỏ, Chuột, Ốc …Trên 50% nông dân ở mơ hình độc canh và nơng dân mơ hình ln canh biết 4-5 loại dịch hại. Đối với thiên địch, hầu hết nơng dân (trên 60%) ở mơ hình độc canh và luân canh cũng có một số hiểu biết về thiên địch, tuy nhiên đa số họ chỉ nhận biết được 3 nhóm lồi ăn mồi như nhện, kiến 3 khoang và bọ rùa.

Ngoài ra, họ hoàn toàn khơng có khái niệm gì về thiên địch ký sinh hoặc các loài thiên địch khác. Khi hỏi về biện pháp bảo vệ thiên địch, hầu hết nông dân trả lời khơng có biện pháp nào cả (Bảng 10).

Một phần của tài liệu nghien-cuu-su-da-dang-cua-con-trung-nhen-thien-dich-tren-hai-mo-hinh-canh-tac-lua-doc-canh-va-luan (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)