Quản lý cân đối thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cho vay kinh doanh bất động sản tại các ngân hàng thương mại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KINH DOANH

3.2. Các giải pháp cho vay kinh doanh bất động sản của các Ngân hàng thương mạ

3.2.6. Quản lý cân đối thanh khoản

Sự mất cân đối về cơ cấu thời hạn vốn tín dụng, cũng như việc sử dụng quá mức nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn tiềm ẩn gây ra những bất ổn trên thị trường tín dụng bất động sản. Mặc dù các ngân hàng thương mại đã tăng cường nhiều biện pháp huy động, nhưng khả năng huy động vốn trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng vẫn cịn thấp so với nhu cầu vốn vốn đầu tư dài hạn của thị trường bất động sản.

Do đó các Tổ chức tín dụng cần đảm bảo duy trì ổn định việc huy động vốn theo kế hoạch, đảm bảo khả năng thu nợ phù hợp với yêu cầu chi trả các khoản tiền gửi do chênh lệch về thời hạn, đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng, nhất là đối với các ngân hàng có quy mơ nhỏ, hệ số an toàn vốn thấp và sử dụng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn.

Quản lý rủi ro thanh khoản được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản.

Quản lý rủi ro thanh khoản cần tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:

- Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.

- Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh tốn ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.

- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh tốn ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.

- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản

- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.

- Thiết lập các định mức thanh khoản như là một cơng cụ dự phịng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm các cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản.

- Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước này có quan hệ mật thiết với nhau trong q trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cho vay kinh doanh bất động sản tại các ngân hàng thương mại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)