Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
b. Quan điểm của Tổng cục Thống kê Việt Nam (Phương pháp GSO-WB: xác định
2.3. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo qua các nghiên cứu thực
2.3.1.1. Quy mô hộ
Quy mộ hộ lớn ảnh hưởng nghịch biến với phúc lợi của hộ nghèo (Nguyễn Trọng Hồi, 2005). Quy mơ hộ càng lớn, thu nhập và chi tiêu đầu người càng giảm (Ngân hàng Thế giới, 2003).
Nói cách khác, quy mơ hộtác động thuận với nguy cơ nghèo (Thái Phúc Thành,
2014).
2.3.1.2. Số con
Ngân hàng Thế giới (1999) đã chỉ ra rằng hộ có nhiều con hoặc có ít lao động tạo thu nhập thường có xác suất nghèo cao hơn, và dễ bị tổn thương hơn do phải gánh chịu thêm những chi phí về y tế và giáo dục. Có quá nhiều trẻ em trong dân số nghèo. Trẻ em nghèo ít có khảnăng được đến trường và bị rơi vào vịng nghèo đói do thế hệ trước để
lại.
2.3.1.3. Số thành viên bệnh tật
Ngay cả những hộgia đình có mức chi tiêu theo đầu người cao hơn rất nhiều so với
ngưỡng nghèo thì một cơn sốc do ốm nặng của chủ hộ cũng có thể đẩy họ vào vịng nghèo chỉ sau vài tháng (Ngân hàng Thế giới, 2003).
Thí nghiệm thực hiện ở 35 ngôi làng ở bang Rajasthan, Trung bắc Ấn Độnăm 2002
của Krishna, Đại học Duke, Durham, NC, USA đã cho các kết quả: sự phụ thuộc vào nông nghiệp hoặc làm công trong nông nghiệp sẽ giảm khảnăng thoát nghèo, sự hỗ trợ
của nhà nước hay các tổ chức NGO lại hiếm khi đi kèm với việc thoát nghèo; quan trọng
hơn, ba yếu tố: sức khỏe kém hay chi phí liên quan đến sức khỏe, nặng gánh nợ và chi
tiêu phong tục tập quán (ma chay, cưới hỏi) chiếm hơn 85% trong các trường hợp rơi
vào cảnh nghèo (Xem Phụ lục số5 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright niên khố 2012 - 2014).
Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã xác định rằng trong số
nhiều yếu tốcơ bản liên quan đến tính dễ bịảnh hưởng của hộgia đình (nhân tố chủ yếu dẫn tới đói nghèo dai dẳng tại nơng thơn ở các vùng khảo sát), một yếu tố then chốt là tình trạng ốm đau nặng hoặc kéo dài của các thành viên trong gia đình.
2.3.1.4. Sốngười đi làm xa quê
Nghiên cứu của Trương Minh Lễ (2010) về nghèo ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
cũng cho thấy, nguy cơ đẩy hộ gia đình vào cảnh túng nghèo là do hộ hoạt động thuần nơng. Khơng chỉ thế, khảnăng thốt nghèo của hộgia đình càng tăng khi hộcó người đi
làm xa hoặc được vay vốn.
2.3.1.5. Trình độ học vấn
Với mơ hình Prơbit xác định mức độtác động của các yếu tốđến khảnăng rơi vào
nghèo của các hộgia đình, Thái Phúc Thành (2014) đã tìm ra kết quả, trình độ học vấn khơng phải là yếu tố quyết định làm cho hộ gia đình nghèo hay khơng nghèo. Nhiều hộ
có cải thiện trình độ giáo dục đáng kể nhưng vẫn bị tái nghèo, rơi nghèo hay vẫn nghèo.
Trong khi đó, có nhiều hộ khơng cải thiện được trình độ giáo dục nhưng vẫn thốt nghèo bền vững. Khơng phải khi nào trình độ giáo dục cũng tác động đến giảm nghèo. Trình
độ hiểu biết và kỹ năng cụ thể tích lũy từ cuộc sống và làm việc về làm ăn, chi tiêu, ứng
phó rủi ro tác động mạnh mẽ và rõ ràng hơn (so với trình độ giáo dục phổ thơng) đến khảnăng thoát nghèo của hộ nghèo.
2.3.1.6. Việc làm, tính chất của việc làm
Theo Tenev, Amanda Carlier, Chaudry, Nguyen Quynh Trang (2003) trích trong Ngân hàng Thế giới (2003), vấn đề quan trọng trong giảm nghèo là tạo cơng ăn việc làm.
Các chính sách như cải thiện mơi trường đầu tư, khuyến khích sự hình thành các doanh nghiệp tư nhân mới là những chính sách có tiềm năng và có lợi cho người nghèo.
Kết quả nghiên cứu về nghèo đói ở các tỉnh Đơng Nam Bộ (Nguyễn Trọng Hồi,
2005) đã cho kết quả, việc làm là yếu tố có tác động lớn nhất đến phúc lợi của hộ gia
đình. Hộ có việc làm thuộc lĩnh vực phi nơng nghiệp có mức chi tiêu bình qn đầu
người cao hơn hộ có việc làm thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Ngân hàng Thế giới (2003) cũng xác định rằng, nền kinh tế phi nơng nghiệp mới phát triển ở Việt Nam có thểlà đường hướng quan trọng để thoát nghèo.
So với hộ nghèo có việc làm thuộc lĩnh vực nơng nghiệp, hộ nghèo có việc làm thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp thu nhập sẽcao hơn. Việc làm phi nông nghiệp là cơ hội
để hộ nghèo thốt nghèo. Có nghĩa là, đa dạng hố việc làm là phương thức giúp hộ
nghèo nhanh thoát nghèo (Phan Thị Nữ, 2010; Nguyễn Đỗ Trường Sơn, 2012).
Nghiên cứu về vốn con người trong giảm nghèo ở Việt Nam của Thái Phúc Thành
(2014) cũng cho kết quảtương tự, hộgia đình có chủ hộ làm cơng ăn lương hoặc tự sản xuất kinh doanh sẽ ít khả năng rơi vào nghèo, ngược lại, hộ có chủ hộ làm việc thuộc
lĩnh vực nông nghiệp, nguy cơ rơi vào nghèo cao.Thái Phúc Thành (2014) cũng đã khẳng
định, việc làm có vị trí quan trọng hàng đầu quyết định khả năng thốt nghèo của một hộgia đình. Việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, khảnăng nghèo nhiều hơn.
Các nghiên cứu đều nhất trí cao rằng, việc làm là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng thoát nghèo của hộ nghèo và việc làm thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp giúp hộ
nghèo thoát nghèo nhanh hơn.
2.3.1.7. Nguồn thu nhập
Thí nghiệm thực hiện ở 35 ngôi làng ở bang Rajasthan, Trung bắc Ấn Độ năm 2002 của Krishna, Đại học Duke, Durham, NC, USA đã cho các kết quả: đa dạng hóa nguồn thu nhập, đặc biệt có thêm người làm ra lương trong gia đình, là lối thốt nghèo phổ biến (Xem Phụ lục số 5 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright niên khoá 2012 - 2014).
2.3.1.8. Động lực thoát nghèo
Khi nghiên cứu Giải pháp giảm nghèo ở huyện Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Lê ThịThu (2012) đã xác định, ý thức vươn lên thoát nghèo của bản thân người nghèo - sự cố gắng vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo - là nhân tố tạo nên sự thành công hay thất bại của chương trình xóa đói giảm nghèo.
2.3.2. Yếu tốliên quan đến chính sách xố đói giảm nghèo của Chính phủ Tín dụng Tín dụng
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của tín dụng ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội
đối với giảm nghèo (Nguyễn Văn Châu, 2009; Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu, 2012; Phan Thị Nữ, 2010; Nguyễn Anh Tuấn, 2011) đều cho kết quả, tín dụng giúp hộ nghèo
Qua kết quả nghiên cứu, Nguyễn Văn Châu (2009) cũng khẳng định, so với các nguồn tín dụng ưu đãi khác, số hộ thốt nghèo nhờ tín dụng ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội cao hơn nhiều. Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần đẩy nhanh q trình xố đói giảm nghèo.
Tóm lại, có một kết quả thống nhất giữa các nghiên cứu, yếu tố tín dụng tác động mạnh đến khảnăng thoát nghèo của hộ nghèo, giúp hộ nghèo thoát nghèo nhanh nếu vốn
vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
* Đánh giá nghèo với sự tham gia của người dân (PPA) do VASS phối hợp thực hiện trong năm 2008 (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2011) đã đưa ra những giải thích:
Các trường hợp thốt nghèo thành cơng: cha mẹ có nhận thức tốt và ý thức thốt
nghèo cao, có ý chí tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật; có nhiều con nhưng con lớn có
trình độ học vấn cao và có việc làm nên có khảnăng đỡđần gia đình; chủđộng cao trong việc tự đi xin vay hay trong việc sử dụng vốn vay được để giảm nghèo hiệu quả; giữa tiêu dùng và tiết kiệm năng động và biết cân bằng hợp lý để có vốn đầu tư sản xuất trong
tương lai; khơng nghiện rượu; có độ tin cậy tín dụng cao; tiếp cận được các chương trình
giảm nghèo liên quan đến cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ tích cực cho sản xuất hoặc giá thành sản phẩm; nhận và tận dụng tốt các hỗ trợ đáng kể từNhà nước và các tổ chức khác và cộng đồng xã hội qua các chương trình giảm nghèo; tiếp cận được các chính sách giải quyết việc làm, cho vay vốn sản xuất, kinh doanh, các chương trình đào tạo và vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, các thông tin và quyết định được
đúng đắn liên quan sản xuất (Nguồn: VASS, 2009).
2.4. Thực tiễn thoát nghèo trên thế giới và ở Việt Nam 2.4.1. Trên thế giới