Quy mô địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh long an (Trang 26)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH LONGAN

3.1 Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương

3.1.3 Quy mô địa phương

Năm 2011, diện tích tự nhiên của Long An là 4,492.3 km2, chiếm 18.95% tổng diện tích TP.HCM và 6 tỉnh lân cận (Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang và Long An). Xét về diện tích Long An là tỉnh có quy mơ lớn so với TP.HCM và các tỉnh lân cận, địa phận hành chính của Long An chỉ nhỏ hơn Đồng Nai. Nhờ đó, Long An có quỹ đất đai dồi dào hơn để phục vụ phát triển kinh tế.

Trong khi đó, dân số của Long An năm 2011 đạt 1.45 triệu người, chiếm 8.61% tổng dân số TP.HCM và các tỉnh lân cận. Như vậy, Long An có mật độ dân cư khá thấp và quy mô dân số nhỏ so với diện tích địa phương so với cả vùng.

Về kinh tế, GDP theo giá so sánh của Long An năm 2011 đạt 14,339 tỷ đồng, đóng góp 4.33% tổng sản phẩm của TP.HCM và các tỉnh lân cận. Nếu tính tỷ lệ đóng góp GDP tương ứng với diện tích và dân số của địa phương thì Long An có quy mơ kinh tế quá nhỏ.

3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương 3.2.1 Hạ tầng xã hội 3.2.1 Hạ tầng xã hội

3.2.1.1 Hạ tầng văn hóa

Long An có bề dày lịch sử lâu đời, mang đặc trưng văn hoá Nam Bộ, nhiều dân tộc cư trú: người Kinh chiếm đa số (99.69%), người Hoa, Khmer và các dân tộc khác. Do có những đặc thù địa lý và dân tộc khác nhau, mỗi vùng có những nét văn hố đặc sắc riêng.

Về cơ sở hạ tầng văn hóa, Long An có một trung tâm văn hóa tỉnh, 14 trung tâm văn hóa huyện, thành phố. Đến 2011, Tỉnh có hai đơn vị nghệ thuật tổ chức 240 buổi biểu diễn/năm, ba đơn vị chiếu phim nhưng chỉ có một rạp chiếu phim với 850 buổi chiếu/năm, 13 thư viện, lưu trữ 260,057 quyển sách, thu hút được 91,119 lượt người đọc/năm. Các cơng trình văn hóa khác như bảo tàng, trung tâm thương mại khá ít. Long An cịn có 90 di tích lịch sử đã được xếp hạng phục vụ cho các hoạt động du lịch, giải trí văn hóa5. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng văn hóa của Tỉnh chỉ đạt mức cơ bản, chưa phục vụ tốt nhu cầu giải trí cũng như đời sống tinh thần cho người dân.

                                                             4 CTK các tỉnh (2011)

3.2.1.2 Hạ tầng giáo dục

Ở cấp giáo dục cơ bản, tỷ lệ học sinh/lớp học và học sinh/giáo viên của Long An đều cao hơn trung bình cả nước, đặc biệt ở tiểu học và trung học cơ sở, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường học tập và chất lượng giáo dục. Tỷ lệ bỏ học ở bậc trung học khá cao, từ tiểu học lên trung học cơ sở giảm trên 30,000 học sinh, lên trung học phổ thông giảm thêm 40,000 học sinh (Xem Phụ lục 9).

Long An có một trường đại học (Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An), hai trường cao đẳng (Cao đẳng Sư phạm Long An và Cao đẳng Nghề Long An), ba trường trung học chuyên nghiệp (Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Long An, Trung cấp Y tế Long An và Trường Trung cấp Việt – Nhật). Số trường ở cấp đào tạo chuyên nghiệp của Long An ít hơn nhiều so với bình qn cả nước và hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Các ngành đào tạo cũng chưa chú trọng vào mục tiêu phát triển của Tỉnh. Chỉ có trường Cao đẳng Nghề Long An và Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Long An có nhiều ngành đào tạo phục vụ cho hoạt động sản xuất cơng nghiệp, các trường cịn lại chủ yếu đào tạo về kinh tế, sư phạm và y tế.

Hiệu quả giáo dục, đào tạo của Long An khá kém, năm 2011, tồn Tỉnh có 17,740 thí sinh dự thi đại học đạt điểm trung bình 10.42 (thấp hơn bình quân cả nước (11.05 điểm) và điểm sàn (13 - 14 điểm), đứng 34 toàn quốc. Khối A là khối mà các trường kỹ thuật, công nghiệp, kinh tế chiếm đa số nhưng cũng là khối Tỉnh có điểm thi thấp nhất (9.77 điểm, thấp hơn điểm sàn cao đẳng). Mặt khác, theo xếp hạng trường phổ thơng trung học, Long An chỉ có một trường trung học phổ thơng chun Long An có điểm thi đại học trung bình cao hơn điểm sàn, đạt khá cao 19.43 điểm nhưng có số lượng học sinh dự thi rất ít (161 thí sinh), trong khi đó Đồng Nai có 4 trường (2,984 thí sinh), Bình Dương có 2 trường (799 thí sinh)6. Ngồi ra, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp các trường đào tạo chuyên nghiệp của Tỉnh cũng rất thấp. Hệ quả là chất lượng nguồn lao động của Long An rất thấp. Năm 2012, tỷ lệ lao động chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật lên tới 90.3%, lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 3.7% lực lượng lao động toàn Tỉnh (Xem Phụ lục 8).

3.2.1.3 Hạ tầng y tế

Năm 2010 số bác sỹ/10,000 dân ở Long An là 4.7, so với bình quân cả nước là 7.1 bác sỹ/10,000 dân, đây là con số đáng lo ngại. Về cơ sở vật chất, Long An chỉ có 18 giường bệnh/10,000 dân, ít hơn nhiều so với 28.3 giường bình qn cả nước, ít hơn Bình Dương (18.8 giường) và Đồng Nai (24.0 giường). Nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên dịch vụ y tế của Long An còn kém.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Long An năm 2000 là 27.5%, đến 2010 còn 14.4%, cải thiện đáng kể và thấp hơn bình quân cả nước. Tuy nhiên, so với Bình Dương (12.9%) và Đồng Nai (12.4%), Long An phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Tỷ lệ này là một tiêu chí đánh giá quan trọng về chất lượng y tế, nó ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và thể trạng chung của trẻ em hiện tại và tương lai (Xem Phụ lục 10).

3.2.2 Hạ tầng kỹ thuật

3.2.2.1 Giao thơng vận tải

Có vị trí chiến lược nhưng khả năng kết nối giữa Long An với TP.HCM và các tỉnh lân cận, giữa các tuyến đường tỉnh với các trục đường lớn như cao tốc hay Quốc lộ đi qua Tỉnh rất yếu và thiếu (Xem Phụ lục 11 và 16). Đết năm 2011, tỷ lệ đường trong Tỉnh (quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ) được rải nhựa mới đạt 22.11%, trong khi ở Bình Dương là 83.86%, Đồng Nai là 64.68%7. Về đảm bảo nhu cầu vận tải phục vụ công và nông nghiệp, theo Bảng 3.3, cao tốc, quốc lộ hay tỉnh lộ của Long An đều chưa đáp ứng hai ngành kinh tế quan trọng nhất này. Với thực trạng trên, Tỉnh đã thực hiện quy hoạch hệ thống GTVT đường bộ, dự kiến vốn đầu tư cần đến 2020 là 74,880 tỷ đồng (Trung ương đầu tư 50,092 tỷ đồng), giai đoạn 2020 – 2030 là 43,823 tỷ đồng (Trung ương đầu tư 23,020 tỷ đồng)8. Tuy nhiên, những đầu tư dự kiến và ưu tiên của Tỉnh khá dàn trải, chưa đúng trọng tâm phục vụ phát triển kinh tế (Xem chi tiết tại Phụ lục 12).

                                                            

Bảng 3.3: Chất lượng đường phục vụ công nghiệp và nông nghiệp trong tỉnh Long An

Ngành Huyện Cao tốc/Quốc lộ Hiện trạng đường

Cơng nghiệp Đức Hịa -N2 -Tỉnh lộ ĐT822 -Tỉnh lộ ĐT823 -Tỉnh lộ ĐT825

-Đang xây dựng, dự kiến hoàn thiện năm 2015 -Hẹp, mặt đường xấu, khó phục vụ cơng nghiệp -Bề rộng, chất lượng mặt đường không đồng đều, trật tự kém

Bến Lức -TP.HCM – Trung Lương -1A -Tốt, tốc độ cao -Trật tự, an tồn kém, tốc độ bình quân thấp Cần Giuộc 50 Hẹp, mặt đường xấu, trật tự, an tồn kém, tốc

độ thấp

Nơng nghiệp

Mộc Hóa 62 Hẹp, mặt đường chưa tốt

Tân Hưng Tỉnh lộ ĐT831 Bề rộng, kết cấu không đồng đều Vĩnh Hưng Tỉnh lộ ĐT831 Bề rộng, kết cấu không đồng đều

Nguồn: Sở GTVT Long An, Quy hoạch GTVT đường bộ tỉnh Long An đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Tồn Tỉnh có gần 700 cây cầu nhưng chỉ có một số có tải trọng thiết kế 25 - 30 tấn, còn lại hầu hết có tải trọng thấp (8 tấn và dưới 5 tấn). Nhiều cây cầu xuống cấp và không đồng bộ với hệ thống đường giao thơng. Ngồi ra, gần như tất cả các nút giao thông đường bộ trong Tỉnh đều là giao cắt đồng mức, dễ ùn tắc, tăng tai nạn giao thông. Hệ thống đường và dịch vụ GTVT chưa phát triển đủ đáp ứng nhu cầu người dân, dẫn tới tình trạng các tuyến đường trời khơng mưa thì bụi, trời mưa thì lầy lội.

Về đường thủy, Long An có 2,578 km đường thủy nội địa, mật độ 0.57 km/km² hay 1.79 km/1000 dân, có thể khai thác tàu tải trọng 50 – 300 DWT và xà lan công suất 400 – 750 DWT trên các tuyến sơng chính trong Tỉnh. Như vậy, hệ thống đường thủy có thể bổ trợ cho đường bộ nhằm giảm chi phí vận tải, đặc biệt đối với những mặt hàng chủ lực như lúa gạo. Tuy nhiên, mạng lưới đường thủy hiện nay có cơng suất hạn chế do độ sâu luồng lạch và tĩnh không của cầu chưa đạt chuẩn.9

3.2.2.2 Hệ thống điện

Mạng lưới trạm điện Long An khá thiên lệch, tập trung ở phía Đơng Tỉnh như huyện Bến Lức, Cần Đước và thành phố Tân An, được cấp điện từ hai trạm nguồn. Trong khi đó, vùng Đồng Tháp Mười chỉ có 2 trạm 110kV cùng được cấp điện từ 1 trạm nguồn (trạm 220kV Cai Lậy)

(Xem Phụ lục 17). Như vậy, Tỉnh đang hướng ưu tiên năng lượng cho khu vực có KCN. Tuy nhiên đến 2010, các KCN và cụm công nghiệp ở Long An chỉ tiêu thụ 14.1% tổng nhu cầu điện, vì thực tế là đến hết 2011 chỉ mới có 375/3,279 doanh nghiệp trong Tỉnh vào KCN. Trong khi đó, vùng Đồng Tháp Mười là vùng nguyên liệu cho ngành lúa gạo, tập trung nhiều doanh nghiệp trong ngành xay xát nhưng hệ thống lưới điện lại khá yếu.

Nhìn chung, kết cấu lưới điện truyền tải của Long An là đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện liên tục, tuy nhiên với tốc độ gia tăng phụ tải nhanh đặc biệt là mùa khô thường gây ra tình trạng quá tải. Số giờ cắt điện của Tỉnh cuối năm 2011 là 10.96 giờ/tháng, cao hơn bình quân cả nước (9.13 giờ/tháng), Bình Dương (4.00 giờ/tháng) và Đồng Nai (10.00 giờ/tháng). Bên cạnh đó, việc thơng báo trước cho doanh nghiệp tại Long An lịch cắt điện chỉ đảm bảo 80.0% số giờ cắt điện trong tháng, tỷ lệ này ở Bình Dương đến 95.0%, nhưng Đồng Nai thì thấp hơn Long An, chỉ đạt 68.8% bằng với bình quân cả nước10.

Tình trạng quá tải diễn ra thường xuyên cộng với dự báo nhu cầu tiêu thụ điện tiếp tục tăng trong tương lai, Long An đã thực hiện quy hoạch phát triển điện tới năm 2020. Theo đó, tổng đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 là 4,611 tỷ đồng, 2016 – 2020 là 2,113 tỷ đồng. Tuy nhiên, các cơng trình mà Long An đã quy hoạch vẫn hướng sự tập trung cho phía Đơng của Tỉnh (Xem Phụ lục 13 và 14).

3.2.2.3 Hệ thống cấp và thốt nước

Với tổng cơng suất chỉ đạt 37,200 m3/ngày đêm của 3 nhà máy nước (Bảng 3.4), công tác cấp nước sạch của Long An không thể đáp ứng nhu cầu người dân trong Tỉnh. Chỉ có 52% dân số, chủ yếu ở khu vực đô thị phát triển và khu vực tập trung đông dân cư, được tiếp cận và sử dụng nước sạch. Ở những vùng nông thôn khác, người dân vẫn phải sử dụng nước giếng, nước mưa và nước mặt trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Thế nhưng, việc phát triển những nhà máy xử lý nước quy mơ lớn cịn khó khăn do dân cư phân bố khá rải rác.

Bảng 3.4: Nhà máy cấp nước ở Long An

Nhà máy nước (mCông suất 3/ngày đêm) Đối tượng phục vụ

TP.Tân An 15,000 Người dân khu vực trung tâm của Thị xã Tân An và vùng phụ cận Gò Đen 7,200 KCN và khu dân cư trong khu vực thị trấn Bến Lức và thị tứ Gò Đen Bình Ảnh 15,000

Người dân, nhà máy, xí nghiệp, KCN dọc theo Quốc lộ 1A từ cầu Bến Lức tới cầu Tân Hương và một phần cho Thành phố Tân An

Nguồn: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên cấp nước Long An

Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt ở Long An hiện nay có phạm vi dịch vụ rất hẹp so với hệ thống cấp điện và nước (bằng 10.5% tổng chiều dài các tuyến đường). Phần lớn các đô thị và cụm dân cư chưa có hệ thống thốt nước hồn chỉnh. Tỉnh chưa xây dựng được đường thốt nước sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải riêng, vì thế nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp đều không qua xử lý mà thải trực tiếp ra sơng ngịi, kênh rạch. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt kém gây ra ảnh hưởng xấu tới chất lượng nguồn nước và làm hư hại các cơ sở hạ tầng khác.

3.2.2.4 Bưu chính, viễn thơng

Năm 2011, tồn Tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 14 bưu cục huyện/thành phố và 4 bưu cục khu vực. Từ 2006 mạng lưới bưu chính Long An đã thu hẹp lại trong khi mật độ mạng lưới bưu chính của Tỉnh cịn thấp so với bình qn cả nước (trung bình mỗi tỉnh có khoảng 44 bưu cục các loại)11. Dịch vụ bưu chính của Tỉnh gặp khó khăn trong vận chuyển tới các khu vực xa và thiếu nguồn nhân lực đào tạo bài bản, gặp nhiều trở ngại khi áp dụng công nghệ mới, hiện đại. Năm 2011, Long An có 164.35 số thuê bao/1000 dân (cố định và di động), thấp hơn bình quân cả nước (201.70 thuê bao), Bình Dương (208.10 thuê bao) và Đồng Nai (217.79 thuê bao). Mạng di động phủ sóng tất cả các trung tâm huyện, thị và thành phố. Số lượng điểm truy cập internet đang tăng nhanh. Kết quả khảo sát cho thấy 86.42% doanh nghiệp đánh giá tốt chất lượng dịch vụ viễn thông của Tỉnh, số giờ bị cắt các dịch vụ viễn thơng trong tháng của Long

An rất ít, chỉ 0.36 giờ/tháng12.Tuy nhiên, các doanh nghiệp viễn thông chưa đầu tư thích đáng cho khu vực nơng thơn13.

3.2.3 Chính sách kinh tế địa phương

3.2.3.1 Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo đuổi định hướng cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào 2020, Long An đặt mục tiêu năm 2015 cơ cấu KV1 – KV2 – KV3 đạt 28% - 41% - 31%14, tức giảm tỷ trọng KV1, tăng tỷ trọng KV2. Kết quả phân tích ở Mục 2.1.2 và 2.1.3 cho thấy KV1 có năng suất và tốc độ tăng trưởng thấp hơn rất nhiều so với KV2, do đó chính sách chuyển dịch cơ cấu của Tỉnh là hợp lý. Tuy nhiên, giai đoạn 2000 – 2012, tỷ trọng KV1 giảm bình quân 1.25%/năm, KV2 tăng bình quân 1.06%/năm. Như vậy, nếu giai đoạn 2013 – 2015 Long An vẫn duy trì tốc độ chuyển dịch này thì cơ cấu KV1 – KV2 – KV3 của Tỉnh năm 2015 sẽ là 29.7% - 37.5% - 32.7%, không thể đạt mục tiêu đã đề ra.

Như phân tích nguồn gốc tăng năng suất ở Mục 2.1.3, tăng trưởng ở KV2 khơng hề có sự đóng góp của việc chuyển dịch lao động từ khu vực khác vào khu vực này. Việc ít hoặc khơng có hiệu ứng động và hiệu ứng tĩnh xảy ra giữa KV1 và KV2 làm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Long An diễn ra chậm. Có hai ngun nhân dẫn đến tình trạng lao động ở Tỉnh ít chuyển dịch từ KV1 sang KV2. Thứ nhất, ngành chủ chốt trong KV1 của Tỉnh là ngành nơng nghiệp vẫn duy trì hình thức sản xuất truyền thống làm cho dù lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp đang cao hơn mức cần thiết nhưng đến mùa thu hoạch vẫn thiếu lao động. Thứ hai, theo Bảng 3.5, KV2 thu hút lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, trong khi lao động KV1 có trình độ rất thấp, khơng đáp ứng được yêu cầu hiện tại của KV2. Hai nguyên nhân này có tác động vừa giữ lao động ở lại KV1, vừa tạo rào cản khiến lao động từ KV1 khơng thể nhanh chóng chuyển qua KV2.

                                                            

12 Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012) 13 UBND tỉnh Long An (2010, tr.S2-30)

Bảng 3.5: Tỷ trọng lao động KV1 và KV2 so với lao động toàn tỉnh Long An chia theo trình độ chun mơn kỹ thuật

Lao động có việc làm năm

2012

Tổng số

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Chưa đào tạo

chuyên môn kỹ thuật Dạy nghề Trung cấp chuyên nghiệp

Cao đẳng Đại học trở lên KXĐ

KV1 46.7% 51.3% 4.1% 2.0% 2.4% 2.0% 41.9%

KV2 24.0% 24.7% 34.7% 14.9% 15.6% 9.1% 44.1%

Nguồn: CTK Long An, Báo cáo điều tra lao động, việc làm tỉnh Long An năm 2012. 3.2.3.2 Chính sách tài khóa

Theo Bảng 3.6, giai đoạn 2005 – 2010, cả thu và chi ngân sách địa phương của Long An đều tăng hơn 3 lần. Hàng năm, Tỉnh vẫn phải nhận bổ sung ngân sách từ Trung ương mới đủ chi nhưng tỷ lệ tăng chi ngân sách của Long An vẫn tiếp tục cao hơn thu. Tỷ trọng các khoản thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh long an (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)