Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh bình dương (Trang 45 - 49)

2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Đông Nam Á– Chi nhánh Bình Dƣơng

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Với định hƣớng là trọng tâm trong quá trình phát triển, hoạt động tín dụng ln đƣợc quan tâm đặc biệt trong các kế hoạch kinh doanh hàng năm và các cuộc họp kinh doanh định kỳ của SeABank Bình Dƣơng. Nhờ đó hoạt động tín dụng đã đạt đƣợc những thành cơng nhất định và đóng góp phần lớn vào thu nhập của SeABank Bình Dƣơng. Bên cạnh đó hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Về những thành tựu đạt đƣợc, trải qua 6 năm phát triển dƣ nợ tín dụng hiện nay của SeABank Bình Dƣơng xếp thứ 10 trong 34 Chi nhánh ngân hàng TMCP (khơng tính các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng có vốn nhà nƣớc chiếm đa số) trên địa bàn Bình Dƣơng. Nếu so sánh với dƣ nợ của những ngân hàng có dƣ nợ lớn, dƣ nợ cho vay của SeABank Bình Dƣơng cịn khá khiêm tốn tuy nhiên vị trí thứ 10 cũng là một thành cơng lớn cho sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên SeABank Bình Dƣơng. Trong hệ thống SeABank, SeABank Bình Dƣơng đƣợc xếp vào chi nhánh nhóm 2 trong hệ thống SeABank (theo hệ thống phân loại chi nhánh nội bộ của SeABank gồm 4 nhóm 1, 2, 3 và 4).

Bảng 2.3: Những Chi nhánh ngân hàng TMCP có dƣ nợ lớn trên địa bàn Bình Dƣơng đến tháng 06/2013

Đvt: triệu đồng

STT Ngân hàng Dƣ nợ

06/2013

1 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín - Chi nhánh Bình Dƣơng 3,541,854 2 Ngân hàng TMCP Xuât Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Bình Dƣơng 1,492,964

3 Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Bình Dƣơng 1,396,945 4 Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Bình Dƣơng 1,226,181 5 Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Bình Dƣơng 1,045,717 6 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Hà Nội - Chi nhánh Bình Dƣơng 743,608 7 Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Bình Dƣơng 649,978 8 Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Bình Dƣơng 648,452 9 Ngân hàng TMCP Quốc Tế - Chi nhánh Bình Dƣơng 600,267

10 Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á - Chi nhánh Bình Dƣơng 571,992

Nguồn: Số liệu trích từ “Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh các chi nhánh Ngân

hàng và Tổ chức Tín dụng trên địa bàn Tỉnh Bình Dương – 06 tháng 2013”. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Bình Dương, 2013.

Hoạt động cho vay của SeABank Bình Dƣơng nhìn chung có nhiều thăng trầm, có năm tăng, có năm giảm, thành cơng cũng có, hạn chế cũng khơng ít.

Bảng 2.4: Tình hình dƣ nợ cho vay giai đoạn 2009 – 2012

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009 2011 2011/2010 2012 2012/2011

Tổng dƣ nợ 166,106 615,771 270.7% 603,237 -2.0% 615,623 2.1%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2009 –

2012 của SeABank Bình Dương

Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ cho vay giai đoạn 2009 – 2012

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2009 –

2012 của SeABank Bình Dương

166,106 615,771 603,237 615,623 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2009 2010 2011 2012

Dƣ nợ cho vay tăng trƣởng mạnh trong năm 2010 với mức tăng 270%, tức là tăng gần 4 lần. Có đƣợc sự tăng trƣởng vƣợt bậc này bên cạnh sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên làm cơng tác tín dụng cịn có sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách tín dụng của SeABank nhƣ cơ chế phân quyền phê duyệt tín dụng, cơ chế quản lý rủi ro và kiểm soát giải ngân. Với nhiều thay đổi trong chính sách tín dụng, SeABank Bình Dƣơng đƣợc tự chủ nhiều hơn và quy trình cho vay cũng rút ngắn thời gian tối đa.

Về phân quyền phê duyệt tín dụng, với định hƣớng đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng năm 2010, quyền phê duyệt cho Giám đốc chi nhánh đã đƣợc tăng lên rất nhiều từ mức 3 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng, giúp Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động tín dụng và rút ngắn thời gian quy trình cho vay. Trƣớc khi tăng phân quyền phê duyệt, những khoản vay trên 3 tỷ đồng đều phải đƣợc trình lên các cấp phê duyệt cao hơn tại SeABank Hội sở. Vì vậy Chi nhánh rất bị động khi thƣơng lƣợng với khách hàng, thời gian phê duyệt khoản vay lại kéo dài, mất đi lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng trên địa bàn có phân quyền phê duyệt lớn hơn. Việc tăng phân quyền phê duyệt có vai trò rất lớn trong việc tạo điều kiện cho SeABank Bình Dƣơng chủ động mở rộng đối tƣợng khách hàng tiềm năng, đặc biệt là những khách hàng có quy mơ vừa và tăng nhanh dƣ nợ trong năm 2010.

Cùng với việc tăng phân quyền phê duyệt, kiểm soát trƣớc giải ngân cũng đƣợc giao cho SeABank Bình Dƣơng. Nhờ đó thời gian giải ngân nhanh hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

Để giảm thiểu rủi ro trong khi tăng quyền tự chủ cho các Chi nhánh, bộ phận Quản lý rủi ro trực thuộc Hội sở đƣợc thành lập tại các Chi nhánh. Bộ phận này chịu trách nhiệm thẩm định rủi ro trƣớc khi cho vay. Bộ phận này thành lập tại Chi nhánh có ƣu điểm so với bộ phận Quản lý rủi ro tại Hội sở là tính cơ động tốt hơn, nắm rõ đặc thù của địa phƣơng và điều quan trọng là giảm đƣợc thời gian luân chuyển hồ sơ. (Đến cuối năm 2012, do hoạt động tín dụng tăng trƣởng chậm và để tiết giảm chi phí SeABank Hội sở đã cắt giảm bộ phận này tại các chi nhánh).

Nhìn chung nhờ những thay đổi trên mà chất lƣợng dịch vụ tín dụng đƣợc cải thiện, nâng cao lợi thế cạnh tranh của SeABank trong hoạt động tín dụng. Điều đó góp phần tăng mạnh dƣ nợ cho vay của SeABank Bình Dƣơng trong năm 2010.

Bên cạnh đó, cũng khơng thể phủ nhận vai trị của chính sách mở cửa thu hút đầu tƣ của Bình Dƣơng. Với chính sách thơng thống, năng động, Bình Dƣơng ln đứng đầu cả nƣớc về thu hút đầu tƣ và tốc độ tăng trƣởng GDP. Kinh tế phát triển là điều kiện để các ngân hàng trên địa bàn đẩy mạnh cho vay, trong đó có SeABank Bình Dƣơng.

Từ năm 2011 đến nay, do khó khăn chung của nền kinh tế và những khó khăn nội tại của hệ thống ngân hàng nƣớc ta, hoạt động tín dụng chững lại, dƣ nợ tăng chậm. Với tình hình chung đó, dƣ nợ của SeABank Bình Dƣơng hầu nhƣ khơng tăng trƣởng, giảm 2,0% trong năm 2011 và tăng 2,1% trong năm 2012.

Bảng 2.5: Cơ cấu dƣ nợ giai đoạn 2009 – 2012 theo nhóm nợ

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Số liệu 2009 Tỷ trọng Số liệu 2010 Tỷ trọng Số liệu 2011 Tỷ trọng Số liệu 2012 Tỷ trọng

Nợ nhóm 1 153,470 92.4% 573,585 93.1% 447,604 74.2% 368,359 59.8% Nợ nhóm 2 9,815 5.9% 33,595 5.5% 95,571 15.8% 45,744 7.4% Nợ nhóm 3 0 0.0% 5,600 0.9% 7,165 1.2% 84,243 13.7% Nợ nhóm 4 0 0.0% 1,683 0.3% 34,179 5.7% 71,780 11.7% Nợ nhóm 5 2,820 1.7% 1,308 0.2% 18,719 3.1% 45,499 7.4% Tổng dƣ nợ 166,106 100% 615,771 100% 603,237 100% 615,623 100% Tỷ lệ nợ xấu (Nhóm 3-5) 1.7% 1.4% 10.0% 32.7%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo quá hạn các năm 2009 – 2012 của SeABank Bình

Biểu đồ 2.3: Phân loại nợ giai đoạn 2009 – 2012

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo quá hạn các năm 2009 – 2012 của SeABank Bình

Dương

Năm 2010 dƣ nợ cho vay của SeABank Bình Dƣơng tăng trƣởng khá mạnh và đi kèm với đó là chất lƣợng tín dụng giảm đáng kể. Điều này đƣợc thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu (Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) liên tục gia tăng trong các năm 2011 và 2012. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu rất thấp, chỉ 1.4%, nhƣng đã tăng lên 10% cuối năm 2011 và cuối năm 2012 lên đến 32.7%. Tỷ lệ nợ xấu của SeABank Bình Dƣơng rất cao so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng (Nợ xấu hệ thống ngân hàng Việt Nam thời điểm cuối tháng 02/2013 khoảng 6%). Thực trạng nợ xấu của SeABank Bình Dƣơng rất đáng báo động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh bình dương (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)