Tình hình kinh tế Việt Nam từ giữa năm 2007 đến nay:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 35 - 45)

2.1 Tổng quan tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ giữa năm 2007 đến giữa năm

2.1.5 Tình hình kinh tế Việt Nam từ giữa năm 2007 đến nay:

Tình hình chung:

Kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế thế giới nên khơng tránh khỏi những ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới. Sau khi gia nhập WTO vào cuối

năm 2006, năm 2007 Việt Nam đã có những thành quả đáng kể từ kinh tế đến xã hội,

thị trường tài chính chứng khốn tăng nóng gây đột biến về tăng trưởng tín dụng và cung tiền trong nền kinh tế. Những nhân tố trên góp phần vào nguyên nhân gây tác

động xấu đến thực trạng kinh tế xã hội năm 2008. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế

giới gặp nhiều bất ổn, giá dầu leo thang, tăng trưởng GDP Việt Nam giảm từ 7,4% trong Q 1 cịn 5,8% trong quí 2. Xuất khẩu tăng trưởng thấp do nhu cầu thế giới cũng giảm. Ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ làm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư và hoạt động nữa. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa như các doanh nghiệp xuất khẩu tại Đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ. Chính sách tài khóa cũng đã thể hiện tác dụng khi tổng số vốn tiết giảm gần 51.500 tỷ đồng. Trong đó, cắt giảm chi tiêu công, chi tiêu ngân sách thường xuyên là 6000 tỷ

đồng, giãn tiến độ giải ngân bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ là 10.300 tỷ đồng. Đầu tư công không hiệu quả, việc cắt giảm trong lĩnh vực này đã diễn ra, Tập đoàn tàu

thủy Việt Nam đã cắt giảm 6.300 tỷ đồng, công ty hàng hải cắt giảm 6.213 tỷ đồng, tập

đồn dầu khí tiết giảm 6.645 tỷ đồng, tập đồn bưu chính viễn thơng tiết giảm 1.868 tỷ đồng. Việc cắt giảm là một bước đi cần thiết trong cuộc chiến chống lạm phát nhưng

cái giá phải trả là chậm tăng trưởng.

Hạ tầng cơ sở cụ thể là giao thông và mạng lưới điện làm cản trở hoạt động đầu

tư tại Việt Nam. Nếu cắt điện sẽ gây thiệt hại khoảng 0,5USD/kwh và theo tính tốn

của EVN, năm 2008 Việt Nam có thể thiếu 8,6 tỷ kwh, hai thông tin này có thể đưa cho ta một con số đáng ngạc nhiên 4,3 tỷ USD hay 72.240 tỷ đồng2. Cơ sở hạ tầng kho

bãi cảng biển không phát triển theo kịp nhu cầu trao đổi hàng hóa dẫn tới tình trạng tắc nghẽn, tăng phí lưu kho...

Tăng trưởng:

Có thể thấy sau khi gia nhập WTO một năm, tốc độ tăng trưởng của nhiều nước

đều tăng lên như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, các nước ở châu Mỹ Latinh như

Argentina và Brazil tuy giảm tốc độ tăng trưởng nhưng bù lại đạt được một tỷ lệ lạm phát thấp hơn rất nhiều. Chỉ riêng Việt Nam và Thái Lan thì tốc độ tăng trưởng giảm mà lại gia tăng lạm phát. Đồng thời, xét về thâm hụt thương mại thì một số nước cùng trình độ với Việt Nam do mở cửa mạnh mẽ với hàng hóa nước ngồi nên bị thâm hụt

thương mại nhiều hơn, nhưng cũng có một số nước giảm được thâm hụt như Malaysia, Argentina và gia tăng thặng dư thương mại như Trung Quốc.

2 Xem bài thiếu điện – cắt điện http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2007/03/670562

Bảng 1:

MỘT SỐ DỮ LIỆU VĨ MÔ CỦA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO 3

Quốc gia Gia nhập

WTO % tăng GDP % tăng lạm phát

Cán cân thương mại

(tỉ USD) Một năm trước gia nhập WTO Một năm sau nhập WTO Một năm trước gia nhập WTO Một năm sau nhập WTO Một năm gia nhập WTO Một năm sau nhập WTO Argentina 1-1-1995 5,84 5,53 4,18 0,16 -10,98 -6,76 Brazil 1-1-1995 5,85 2,15 2.075,83 16 -1,68 -23,50 Trung Quốc 11-12-2001 8,4 9,1 0,4 -0,77 20,52 35,42 Thái Lan 1-1-1995 8,99 5,91 5,08 5,87 -7,8 -14,35 Indonesia 1-1-1995 7,54 7,82 8,52 7 -3 -7,3 Malaysia 1-1-1995 9,21 10 3,7 3,48 -5,63 -4,46 Campuchia 13-10-2004 8,51 13,3 1,15 5,86 -0,17 -0,27 Việt Nam 11-1-2007 8,19 7,0 7,5 28 -0,24 -20

Một điều có thể thấy khơng kém phần quan trọng là do ảnh hưởng từ sức mua

của các thị trường do lạm phát tăng cao trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng kỷ lục đã khiến sức mua phần nào bị giảm xuống. Điều này được thể hiện qua việc giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên là do giá tăng chứ không phải là tăng lượng xuất khẩu. Thậm chí, một số mặt hàng chủ lực còn giảm đi, cụ thể so với cùng kỳ năm trước, tính đến hết tháng 7, than đá giảm 22,7% về lượng, cà phê giảm 25,9%, cao su giảm 13,4%, dầu

thô đạt 7,8 triệu tấn giảm 12%, gạo giảm 6,8%. Nếu loại bỏ tác động của việc tăng giá

trên thị trường quốc tế, tăng trưởng thật sự của xuất khẩu chỉ còn khoảng 20%, thấp

hơn mức 37,7% mà tổng cục thống kê công bố.

Đồ thị 1: Tăng trưởng GDP% theo năm Đồ thị 2: Vốn FDI cam kết và thực hiện theo năm

Lạm phát:

Số liệu được công bố gần đây cho thấy các chỉ số kinh tế vĩ mô đang được cải thiện và không xấu hơn nhiều nữa, CPI giảm dần đều từ 3,9% tháng 5 xuống còn 2,1% trong tháng 6 và chỉ còn tăng 1,13% trong tháng 7. Mặc dù đã có những nỗ lực kềm chế lạm phát, CPI tính từ đầu năm đến tháng 7/08 tăng 19,7% và dự báo đến cuối năm khoảng 25%. Trong tháng 07, giá xăng, dầu diesel và dầu hỏa tăng bình quân 31%,

14,3% và 43,9% được dự báo là sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng và lạm

phát từ đây đến cuối năm tuy trong tháng 8 chính phủ đã có động thái giảm bớt giá xăng và dầu 2000đ/lít. Xét về góc độ tích cực, động thái này có nghĩa quan trọng thông

qua việc dần dần trả lại thị trường vận động như chính bản thân nó vốn có, tránh được tình trạng bn lậu, xài khơng hiệu quả nguồn nhiên liệu đắt tiền được nhà nước bảo hộ giá. Rõ ràng, lạm phát ở Việt Nam còn do những nguyên nhân nội tại của nền kinh tế như đầu tư công chưa hiệu quả, tăng trưởng tín dụng nóng, chính sách tiền tệ và tài khóa được mở rộng trong khoảng thời gian khá lâu. Có thể hiểu rằng phần lớn các

tải. Tuy nhiên, diễn biến CPI trong các tháng gần đây cho thấy mức lạm phát đã có xu

hướng giảm, thể hiện qua đường trung bình 3 tháng.

Đồ thị 3: Tăng trưởng CPI theo năm Đồ thị 4: Tăng trưởng CPI theo tháng

Thâm hụt thương mại:

Điều đáng lưu ý là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu không thay đổi so với tháng 6,

nhập khẩu khoảng 7,05 tỷ USD (tăng nhẹ khoảng 1,8% so với tháng trước), đưa kim

ngạch nhập khẩu lên 51,9 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu tăng không đáng kể đạt

6,25 tỷ USD tăng 0,8% so với tháng trước, xuất khẩu sản phẩm đá quý và kim loại quý

tăng hơn 5 lần, một phần trong số này là vàng được tái xuất. Một điểm quan trọng là

kim ngạch xuất khẩu tăng lên chủ yếu do giá chứ không phải do lượng. Tuy nhiên, khủng hoảng cán cân thanh tốn khó có khả năng xảy ra do thâm hụt thương mại trong

các tháng đầu năm là do nhập khẩu máy móc thiết bị của các dự án đầu tư nước ngồi

và nó sẽ được bù đắp bởi thặng dư tài khoản vốn và các nguồn kiều hối. Nguồn dự trữ chính thức khoảng 20,7 tỷ USD tuy còn khiêm tốn nhưng cũng tạm xóa đi những lo ngại trước sức ép của một cuộc tấn công tiền tệ. Cán cân thương mại thâm hụt lũy kế

của năm 2008 bình quân 1 tỷ USD/tháng thì mục tiêu nhập siêu khơng q 20 tỷ USD là có thể chấp nhận được.

Đồ thị 5: Cán cân thương mại theo năm Đồ thị 6: Cán cân thương mại theo tháng

Đồ thị 9: Cán cân thanh toán

Tỷ giá

Việc chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách đồng tiền yếu nhằm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nhưng việc giữ chính sách này trong một thời gian dài là không phù hợp và tạo ra những tác động không mong muốn trong việc phối hợp thực hiện các chính sách tiền tệ. Trong thời gian qua, Mỹ đã cắt giảm lãi suất từ 5,25% xuống còn 2% do tác động của những biến động xấu của nền kinh tế làm cho đồng

USD ngày càng trở nên mất giá so với các đồng tiền khác trên thế giới, trong vòng hơn

2 năm, đồng USD mất giá hơn 30%, tháng 10 năm 2005 1EUR = 1,2 USD nhưng đến tháng 6 năm 2008 1EUR = 1,5 hay 1,6 USD. Điều này đã khiến cho các quốc gia xuất

khẩu nhiều sang Mỹ gặp khó khăn, Việt Nam cũng vậy do thị trường Mỹ chiếm 1/5 thị

trường xuất khẩu của Việt Nam.

Một thực tế nhìn thấy rõ trong thời gian qua là việc SBV thực hiện việc bơm tiền đồng vào hệ thống ngân hàng để thu hút USD từ cán cân thanh tốn thặng dư do dịng vào q lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức và kiều hối. Việc thực hiện chính sách neo tỷ giá vào đồng USD có tác dụng tích cực vào năm 2000 do Việt Nam rơi vào trạng thái giảm phát. Nhưng trong bối cảnh dòng ngoại tệ chảy vào ngày một nhiều thì việc này đã ngày càng tạo ra một khối lượng phương tiện

thanh toán ngày càng lớn trong nền kinh tế với mức cung tiền tăng trưởng bình quân 30,9% từ năm 2000 đến năm 2007. Tuy nhiên, để vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho

các ngân hàng, ngân hàng nhà nước phải bắt buộc thực hiện tăng lãi suất cơ bản để thu

hút tiền trong dân cư về mà không phải bỏ tiền ra để thu mua USD về nữa khiến tiền

đồng khan hiếm. Về lâu dài, tiền tệ tăng giá là một giải pháp hữu hiệu bổ trợ cho chính

sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm tác động của lạm phát. Tuy nhiên thực tế thì tiền đồng

đang có dấu hiệu giảm giá, số liệu thống kê tháng 6 cho thấy giá USD tăng 5,02%,

ngày 11 tháng 6, SBV cũng tăng tỷ giá lên 16.624 đồng/USD (tăng trong biên độ tối đa 2%), những ngày cuối tháng 5 tỷ giá ngoài thị trường chợ đen còn được ghi nhận giao dịch ở mức trên 18.000 đồng/USD. Có thể thấy rõ điều này qua chênh lệch lãi suất giữa VND và USD (14% và 2%). Nói tóm lại, lạm phát cao trong điều kiện tỷ giá danh nghĩa được giữ tương đối ổn định về cơ bản làm cho giá trị thực của đồng tiền tăng, tạo

ra tăng trưởng nhập khẩu, thâm hụt thương mại và tình trạng khan hiếm USD. Với

nhận định đó, lạm phát là mấu chốt vấn đề cần phải giải quyết đầu tiên chứ khơng phải là tỷ giá, từ đó sức ép phá giá đồng tiền sẽ biến mất. Mặc dù vậy, việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa cũng có ý nghĩa nhất định nhưng không phải cơ bản, yếu tố cơ bản là tín

dụng và lãi suất ngân hàng.

Lãi suất – Ngân hàng:

Từ tháng 07 năm 2006 đến tháng nay, Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi

suất cơ bản nhiều lần từ 8,25% lên đến 14%, nhiền nhất là từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2008, lãi suất cơ bản điều chỉnh tăng từ 8,75% đến 14%.

Lãi suất là một công cụ nhà nước sử dụng để kềm chế lạm phát, tuy nhiên lạm phát 7

tháng đầu năm đã lên đến 27% tạo ra lãi suất âm là một thách thức cho các ngân hàng

dù lãi suất huy động đã ở mức khá cao. Mặt khác, khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa 30% đã gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng. Ngân hàng trong thời điểm hiện nay gặp rất nhiều khó khăn: các khoản tín dụng bất động sản và chứng khốn năm ngối khó thu hồi do tình trạng đóng băng; lãi suất huy động cao (17% đến 19%)

nhưng đầu ra bị hạn chế cả về trần lãi suất (21%) và cả về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

(30%); thu nhập giảm mà chi phí điều hành và hoạt động không đổi.

Đồ thị 13: Lãi suất tiền gửi và cho vay Đồ thị 14: Tăng trưởng cung tiền

Việc cắt giảm cung tiền đột ngột từ cuối năm 2007 đến nay thông qua việc khống chế cho vay đầu tư chứng khốn, u cầu các NH mua tín phiếu bắt buộc, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tạm dừng mua USD trên thị trường liên ngân hàng ngay lập tức tạo nên cú sốc về nhu cầu thanh khoản trong các ngân hàng, sự sụt giảm trong thị

trường chứng khoán và bất động sản khiến khó khăn của ngân hàng càng thêm trầm

trọng. Hệ thống ngân hàng sắp tới có thể sẽ phải chứng kiến những khó khăn khơng mấy dễ chịu: thị trường chứng khoán, bất động sản sẽ làm gia tăng các khoản nợ không hoạt động. Sắp tới, SBV sẽ tăng cường các hoạt động giám sát và quản lý rủi ro với các

NHTM và tăng cường các tiêu chí an tồn như giới hạn tỷ lệ các khoản tiền gửi ngắn

hạn dùng để cho vay trung dài hạn thấp hơn hiện tại (hiện tại là 40%).

Cùng với sự tốt lên của các chỉ số kinh tế, những căng thẳng trên thị trường

ngoại tệ đã giảm bớt do ngân hàng nhà nước đã có những biện pháp để ổn định thị trường này. Giá xăng dầu tuy đã giảm 2000đ/lít nhưng cao hơn so với đầu năm nhiều

nên vẫn còn sức ép lên mặt bằng giá mới và lạm phát. Quyết tâm chống lạm phát và tính nhất quán trong chính sách thắt lưng buộc bụng là một yếu tố duy trì niềm tin của

trưởng trong ngắn hạn để đổi lấy một sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn hoàn toàn

là một đánh đổi đáng thực hiện.

Có thể thấy những khó khăn trên có thể là chỉ trong ngắn hạn cho thời điểm cuối

năm 2008 và có thể đầu năm 2009 vì các chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm chi tiêu đang được thực hiện là mạnh tay đối với nền kinh tế, có thể vào cuối năm 2009, khi

lạm phát đã được kềm chế ở mức vừa phải, nền kinh tế sẽ lấy lại được đà tăng trưởng. Có thể tin tưởng được điều này qua cam kết đầu tư của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế Việt Nam, vốn đăng k ý đầu tư trong 7 tháng đầu năm 2008 đạt tới 45,2 tỷ USD trong

khi cả năm 2007 chỉ đạt 21,3 tỷ USD4.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)