2.3 Những tác động đặc trưng riêng khiến giá vàng bị ảnh hưởng không tương ứng với giá
2.3.1 Tác động của chính sách tiền tệ do ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng
l ý chế tài hoạt động kinh doanh vàng cũng chưa rõ ràng và quy chế quản l ý chưa bảo vệ rủi ro cho người đầu tư đã khiến việc kinh doanh tại Việt Nam gặp nhiều trở ngại.
2.3.1 Tác động của chính sách tiền tệ do ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng vàng
Như đã phân tích ở trên, cung tiền nới lỏng quá mức từ năm 2006 – 2007 đã
khiến năm 2008 Việt Nam phải đối phó với những thách thức vơ cùng to lớn, nhất là tình trạng chỉ số giá tiêu dùng tăng cao 19,7% từ đầu năm đến tháng 07/08 và có nguy
cơ là 25% đến cuối năm. Lạm phát leo thang cũng được góp phần bởi ngun nhân đầu tư cơng kém hiệu quả mà ngốn một lượng tiền thái quá. Mức nhập siêu hiện tại là 16 tỉ đồng (kim ngạch nhập khẩu là 64,4 tỉ trong khi xuất khẩu là 48,57 tỉ đồng). Chính
những bất ổn đó mà Ngân hàng nhà nước quyết tâm thắt chặt tiền tệ : Từ tháng 7 năm
2006 đến nay , ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh mức lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 14% như hiện nay, mạnh nhất là trong năm 2008 khiến vốn đầu tư khan hiếm, đẩy lãi
suất vay lên cao. Do lo sợ lạm phát trong năm nay và tăng trưởng giảm khiến nhà đầu
tư Việt Nam chọn vàng để bảo toàn vốn kinh doanh. Đồng thời, thị trường chứng
khoán tụt dốc, USD được săn lùng bởi các nhà đầu tư muốn rút vốn cũng như các nhà sản xuất hay giới đầu cơ đều muốn tích trữ USD để phục vụ nhu cầu nhập khẩu khi
hàng hóa trong nước đang tăng do lạm phát hoặc để kiếm lời.
Chính những bất ổn này đã khiến có thời điểm đồng Việt Nam mất giá mạnh so với USD. Những ảnh hưởng đầu tiên có thể thấy từ tháng 6/08 khi thị trường chứng khốn tụt dốc khơng phanh và chỉ còn 364,71 điểm vào ngày 20/6/2008. Ngày 11/06,
tỷ giá NHNN niêm yết 1USD = 16.461 VND nhưng tỷ giá ngoài thị trường tự do là
17.500 đồng/USD. Giá vàng giao dịch trên sàn ACB lúc này là 18.345.000 đồng/lượng, cao hơn giá quy đổi 425.000 đồng/lượng. Ngày 16/06, tỷ giá NHNN niêm yết là 1 USD
= 16.454 VND, tỷ giá tự do giao dịch tại mức 18.200 đồng/USD khiến giá vàng trên
sàn là 18.437.000 đồng/lượng, cao hơn giá quy đổi đến 605.000 đồng/lượng mặc dù giá quy đổi đã được ACB sử dụng tỷ giá với biên độ cao tối đa. Khơng dừng lại ở đó, ngày
19/06, tỷ giá NHNN vẫn niêm yết ở mức 16.454 nhưng thị trường tự do USD đã bị đẩy
lên đến mức 19.500 đồng/1USD làm giá vàng cao hơn mức quy đổi đến 770.000
đồng/lượng khi khớp lệnh trên sàn tại mức giá cao kỷ lục 19.049.000 đồng/lượng (giá
thế giới quy đổi là 18.282.000 đồng/lượng = 892,48 USD/ounce). Diễn biến này kéo
dài đến ngày 26/06 khi NHNN thơng báo chính thức mức dự trữ ngoại hối trên 20 tỉ
USD và kèm theo những biện pháp hành chánh để ổn định tỷ giá. Ngày 30/06, tỷ giá đã hạ nhiệt, giao dịch tự do rất hạn chế ở mức 17.500 đồng, những biện pháp của ngân hàng đã phát huy tác dụng, chênh lệch giữa giá giao dịch và giá quy đổi khơng cịn,
thậm chí lo ngại tỷ giá còn sụt giảm giá giao dịch lại thấp hơn giá quy đổi 58.000
đồng/lượng.
Bắt đầu từ ngày 01/07 trở đi khi tỷ giá đã ổn định, tỷ giá tự do gần bằng với tỷ giá NHNN niêm yết thì giá giao dịch trên sàn lại thấp hơn giá quy đổi dần. Cộng với
tác động giá thế giới quá cao, không nhà đầu tư cũng như đầu cơ nào muốn mua vào ở
mức giá quá cao này khiến giá vàng ngày càng sụt giảm tương đối so với giá thế giới. Ngày 07/07, giá vàng tại 930,78 USD/ounce, giá trên sàn là 18.867.000 đồng/lượng, thấp hơn giá quy đổi đến 274.000 đồng/lượng. Đỉnh điểm là đến ngày 15/07, giá vàng thế giới là 973,4 USD/ounce nhưng giá tại sàn là 19.382.000 đồng/lượng, thấp hơn so với giá quy đổi là 620.000 đồng/lượng.
Những động thái trên của nhà đầu tư cho thấy khi họ mất lịng tin vào VND thì vàng sẽ tăng giá đột biến tại thị trường trong nước khiến cung cầu bị bóp méo. Mà khi
vàng bị đẩy lên từ biến động tỷ giá như thế sẽ không tránh khỏi kéo theo những bất ổn trong sản xuất và các khu vực khác của nền kinh tế.
(Xem Phụ lục 2 đính kèm)
Đồ thị 15: Giá vàng quy đổi và thực tế giao dịch.