2.2 Biến động giá vàng trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Biến động giá vàng trước 2007 trên thị trường quốc tế:
Vàng như đã biết là một hàng hóa có giá trị bền vững, làm vật ngang giá chung để trao đổi dù ở bất cứ nơi đâu, điều này thể hiện ở chỗ vàng hội đủ năm chức năng của
tiền tệ: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Do đó, biến động giá vàng ln là mối quan tâm hàng đầu của
nhà đầu tư nói riêng và người dân trên khắp thế giới. Trong lịch sử giá vàng thế giới
thời điểm 21/01/1981 là thời điểm giá vàng đạt mức kỷ lục 875USD/ounce. Nguyên nhân bắt nguồn từ nền kinh tế Mỹ suy yếu, lạm phát gia tăng, Mỹ sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam và phải bán vàng với khối lượng trị giá 3,5 tỷ USD. Động thái đó làm dự trữ vàng của Mỹ giảm mạnh và đồng USD buộc phải thả nổi sau quyết định ngày 15/08/1971, Mỹ đơn phương vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods và sau đó vào ngày 18/12/1973 Mỹ lại phải tuyên bố phá giá đồng USD 10% đánh dấu thời kỳ lạm phát tràn lan và mở đầu giai đoạn giá vàng leo thang ngày một cao, từ
232USD/ounce năm 1972 đến 875USD/ounce ngày 21/01/1981.
Đến thời điểm 1989-1999, khi chuẩn bị thành lập khối đồng tiền chung Châu
Âu, tổng lượng dự trữ vàng bán ra khoảng 3,5 ngàn tấn làm giá vàng giảm mạnh và
đến ngày 1/7/1999, giá vàng rớt xuống còn 252,8USD/ounce.
Khi xảy ra sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001, giá vàng tại thị trường London
và NewYork trong tháng 09/2001 đạt mức 291USD/ounce. Kể từ đó trở đi, giá vàng
bắt đầu biến động lên xuống thất thường, biên độ dao động khơng cịn cao nhưng xu
hướng chung là đi lên. Giá vàng trong khoảng thời gian tháng 5 năm 2002 đạt 315 –
317 USD/ounce, tăng 13-14% so với đầu năm 2000 và tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm trước. Đến cuối năm 2002, giá vàng thế giới tăng mạnh, đạt 349,3USD/ounce. Bước sang năm 2003, khi Mỹ đe dọa tấn công Iraq, giá vàng liên tục tăng giá, biên độ dao động mở rộng. Tháng 01/2003, giá vàng thế giới còn xoay quanh mức
345USD/ounce thì sang tháng 2 tăng khoảng 380USD/ounce do tâm l ý sợ xảy ra chiến
tranh nên các nhà đầu tư và đầu cơ vào cuộc và nắm giữ vàng để bảo đảm tài sản. Tuy
nhiên, khi Mỹ chính thức tấn cơng Iraq, giá vàng khơng tăng mà ngược lại cịn giảm xuống mức 330USD/ounce vào cuối tháng 03, điều này có thể l ý giải được là do giá vàng chạy trước do tâm l ý đầu cơ, khi sự kiện chính thức xảy ra thì khơng cịn tác động
mạnh nữa hoặc là tác động ngược chiều ban đầu. Đồng thời, trong hai ngày đầu tiên khi liên minh Mỹ-Anh tấn cơng Iraq, chính quyền Bush thơng báo về sự kết thúc nhanh của cuộc chiến khiến giới đầu tư trên thị trường chứng khoán lạc quan dẫn đến vàng tiếp tục bị bán ra với khối lượng lớn làm giá vàng giảm mạnh. Đến khi Mỹ chiếm được
Iarq vào tháng 5 năm 2003, giá vàng lại trở lại đà tăng từ 344,6USD ngày 8/5 lên 369USD/ounce ngày 22/05/2003. Đến cuối năm 2003, đạt mức 384USD/ounce vào
thời điểm tháng 10/2003 và 417USD/ounce vào tháng 12/2003, tăng 20,9% so với đầu
năm.
Năm 2005, 2006 giá vàng biến động và lập những kỷ lục mới, tăng 17,3% năm 2005 và vượt qua mức 500USD/ounce vào cuối năm 2005. Từ lúc đó, thế giới chứng
506,5USD/ounce. Sau đó, ngày 8/12 tăng lên 518,45USD/ounce. Những ngày sau đó, giá vàng tăng lên mức rất cao, lên đến 523USD/ounce ngày 9/12 và 536,5USD/ounce vào ngày 12/12. Sang năm 2006, giá vàng có xu hướng tăng đột biến với tốc độ cao từ
tháng 3/2006 và đạt mức giá kỷ lục 730USD/ounce vào ngày 12/05/2006 – mức giá
cao nhất kể thời điểm kỷ lục 850 USD/ounce tháng 1/1981.