2.1 Vấn đề phát hành thẻ tín dụng
2.1.1 Các điều kiện phát hành thẻ tín dụng
Để sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng phải đạt được một số điều kiện cơ bản sau:
Điều kiện vềpháp lý
Trường hợp chủ thẻ là cá nhân: Trong trường hợp cá nhân là chủ thẻ chính, cá nhân này sẽ là người trực tiếp tham gia mối quan hệ với tổ chức phát hành, nên điều kiện quan trọng đầu tiên đối với chủ thẻ chính là phải có đầy đủ năng lực hàn h vi dân sự. Điều kiện này trở thành nguyên tắc đối với chủ thẻ cá nhân bởi quan hệ giữa chủ thẻ với các chủ thể khác luôn xoay quanh một khối tài sản. Trong trường hợp cá nhân là chủ thẻ phụ, ngồi việc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự cịn phải được chủ thẻ chính cam kết đảm bảo thanh tốn tồn bộ các khoản tiền thanh tốn, lãi và phí phát sinh khi sử dụng thẻ (theođiều 11 quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của NHNN). Bên cạnh đó cịn một thực tế rất hay gặp trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay là cá nhân mang quốc tịch nước ngoài đề nghị các NH Việt Nam phát hành TTD. Khi đó, việc xác định “năng lực hành vi dân sự” của chủ thẻ là cá nhân cũng được áp dụng tương tự như đối với công dân Việt Nam bởi cá nhân này xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam (Điều 762, 763 BLDS năm 2005).
Trường hợp chủ thẻ là tổ chức: Quy định về chủ thẻ là tổ chức là một quy định mới trong Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 củaNHNN (thay thế cho Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999). Theo quy chế mới này, tổ chức muốn được phát hành TTD phải là pháp nhân. Mà theo điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hợp đồng sửdụng TTD
Nếu như trước kia, Quy chế 371 dành hẳn một điều để nói về Hợp đồng sử dụng thẻ và các nội dung chính của Hợp đồng này, thì trong Quy chế 20 hiện hành khơng cịn quyđịnh nữa mà chỉ bắt buộc “việc sử dụng thẻ phải có hợp đồng giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành” (Khoản 1 Điều 11 Quy chế 20).
Như vậy là các tổ chức phát hành có quyền chủ động đưa ra hình thứ c và nội dung của Hợp đồng, pháp luật về TTD không can thiệp sâu vào quyền tự do thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, quan hệ giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành vẫn là một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, do vậy mối quan hệ này, trước tiên và cơ bản, vẫn phải tuân theo các quy định về Giao dịch dân sự và Hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự.
Bên cạnh đó, quan hệ giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành cũng có những đặc trưng riêng thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thương mại và pháp luật NH đó là:
Thứ nhất, quan hệ giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành là quan hệ pháp luật về mở và sử dụng tài khoản.
Thứ hai, quan hệ giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành là một quan hệ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt, chịu sự điều chỉnh của chế độ dịch vụ thanh toán.
Thứ ba, quan hệ giữa chủ thẻ và tổ chức tín dụng là một quan hệ tín dụng NH.
Đảm bảo tiền vay.
Theo Quy chế cho vay 1627, việc phát hành TTD cũng là một hình thức cho vay của NH đối với khách hàng. Vì vậy, phát hành TTD cũng phải tuân thủ một số quy định về việc cho vay đặc biệt là quy định về tài sản đảm bảo. Theo nghị định số 178/1999/NĐ-CP của chính phủ về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng thì các biện pháp đảm bảo tiền vay gồm cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng vay, đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba và đảm bảo bằng uy tín (tín chấp hay khơng đảm bảo bằng tài sản). Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay cho vay khơng có bảo đảm theo quy định của Nghị định này và chịu trách
nhiệm về quyết định của mình. Hình thức đảm bảo thơng dụng nhất trong việc phát hành TTDlà đảm bảo bằng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại chính NHPH.
Điều kiện vềthu nhập.
Vì bản chất của việc thanh toán bằng TTDlà “tiêu dùng trước và trả tiền sau” nên để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng các NH thường yêu cầu khách hàng phải có nguồn thu nhập tương đối cao vàổn định. Việc yêu cầu thu nhập của khách hàng là bao nhiêu tùy thuộc vào hạn mức của TTD mà NH phát hành. Thông thường ở một số NH, nếu TTD có hạn mức là 10 triệu thì bên cạnh tài sản đảm bảoNH còn yêu cầu khách hàng phải có thu nhập ổn định hàng tháng là 5 triệu. Cá biệt với các loại TTD siêu sang như thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Infinite của Sacombank chính thức ra mắt tháng 1 năm 2013 vừa qua thì hạn mức là khơng giới hạn tuy nhiên điều kiện để được sử dụng thẻ này là thu nhập trung bình tối thiểu 300 triệu/tháng đối với cá nhân và vốn điều lệ tối thiểu 80 tỷ đối với doanh nghiệp.