3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Nhất là, Ban Biên tập Báo KPL cần chủ động bồi dưỡng thái độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, giúp cán bộ, phóng viên nắm chắc về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Kaisone
Nhà nước. Đây là yêu cầu tất yếu để người làm báo có nền tảng tư tưởng, quan điểm kinh tế chính trị vững chắc, có pháp luận khoa học, tư duy logic để phân tích, đánh giá, nhìn nhận chính xác, khách quan, tồn diện các sự kiện, hiện tượng đang nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt khắc phục được một số hạn chế về vấn đề này trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp.
Hai là, tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên. như cử đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ ở các nước lãng giềng và đặc biệt là ở Việt Nam; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức tham quan học hỏi kinh
nghiệm, tổ chức các hội nghị, hội thảo… Chú trọng đào tạo bồi dưỡng những phóng viên, biên tập viên có tâm huyết, nhiệt tình với cơng việc, u thích và say mê nghề, có khả năng nắm bắt, phát hiện, khám phá và có kinh nghiệm viết về vấn đề nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn để giao nhiệm vụ chính thực hiện mảng đề tài này.
Ba là, coi trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí. Cần xây dựng một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí (một khoa, thậm chí một trường).
Bốn là, tăng cường giao lưu, hợp tác, trao đởi kinh nghiệm đào tạo cán bộ, phóng viên, biên tập viên với các nước trong khu vực và các nước có nền báo chí hiện đại. Ưu tiên cho các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ làm báo, cơng tác quản lý cơ quan báo chí, đạo đức nghề nghiệp.
Năm là, đổi mới công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí các cơ sở đào tạo cán bộ báo chí gắn với đởi mới phương thức đào tạo, phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu, nâng cao chất lượng toàn diện.
Sáu là, tăng cường phối hợp, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí. Cần tiến hành đồng bộ các bước: lập quy hoạch, xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; xét cử cán bộ đi học; chính sách hỗ trợ; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; việc bố trí, sử dụng cán bộ sau q trình đào tạo...
3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí
Thứ nhất, nội dung thơng tin lĩnh vực nơng nghiệp. Tính mới của nội dung chính là yếu tố quan trọng để có thể tạo nên sự khác biệt, độc đáo so với những tờ báo trên thị trường báo chí hiện nay. Nếu một tờ báo khơng có gì độc đáo khiến bạn đọc quan tâm sẽ làm giảm thương hiệu của tờ báo. Do đó, KPL nên cần tìm hướng đi mang bản sắc riêng, đưa giải pháp “tạo cái riêng“, bởi vì trong bối cảnh hiện nay, một sự kiện xảy ra rất nhiều báo cùng vào cuộc, chính vì thế địi hỏi cần có cách tiếp cận thơng tin khác như khai thác sâu hơn, nhìn từ khía cạnh khác hơn, lơi cuốn, hấp dẫn hơn... để từ đó tạo sự khác biệt, nởi trội hơn thơng tin của các báo khác, từ đó mới tạo được sự quan tâm nhiều của bạn đọc và giữ được vị trí nhất định trên thị trường báo chí.
Thứ hai, hình thức thể hiện nội dung về nơng nghiệp. Vì diện tích dành cho chun trang nơng nghiệp là chưa có, chính vì vậy, ngồi đởi mới về nội dung, đởi mới về đề tài, KPL cần cân nhắc xem xét để tăng lượng thơng tin. Có nghĩa là cần tăng số lượng bài viết trong mỗi chuyên trang, giảm bớt số từ trong bài viết nhưng bài viết cần cơ đọng, súc tích hơn để có thể truyền tải đầy đủ nội dung mà vẫn đạt được mục đích truyền thơng. Khơng dừng lại ở dạng tin thời sự, bài phản ánh, hay phóng sự, những dạng bài phỏng vấn, dự báo, cảnh báo, phân tích sâu hay những dạng đồ hình, đồ họa cần được bở sung. Hơn thế nữa, với mỗi bài viết, cần có thêm hộp thơng tin, hình ảnh minh họa có chất lượng để nội dung bài viết có được lượng thơng tin nền, cách nhìn đa chiều mà hấp dẫn độc giả.
Thứ ba, tổ chức thông tin. Đổi mới công tác chỉ đạo thông tin: Ban biên tập cần có cái nhìn bao qt về tình hình thơng tin, các chiến lược phát triển chất lượng và số lượng thông tin. Trên cơ sở các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các vấn đề nổi cộm, đề ra các chiến
dịch thông tin hợp lý và chỉ đạo các bộ phận chun mơn, các phóng viên và biên tập viên kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt công tác chỉ đạo thơng tin về nơng nghiệp nói riêng cần chỉ đạo thống nhất để kịp thời định hướng dư luận.
Thứ tư, công tác phát hành. Việc đẩy mạnh công tác phát hành cũng là một yếu tố góp phần tăng sản lượng báo in hiện nay. Việc tăng thêm số lượng phát hành thì cần có những chủ trương như đưa báo đến những vùng sâu vùng xa, mở thêm một số điểm in báo để báo được đến tay bạn đọc sớm hơn, phát triển việc đặt báo giao tại nhà để gia tăng số lượng bạn đọc trung thành của báo.
Thứ năm, marketing và thu hút cơng chúng. Cơng chúng báo chí là quần thể dân cư hay nhóm đối tượng mà KPL hướng tác động của mình vào để cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin, thuyết phục gây ảnh hưởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ theo mục đích thơng tin nhất định. Trên cơ sở đó, nếu KPL muốn nâng cao được chất lượng truyền thông, đặc biệt là truyền thông về nông nghiệp - một vấn đề tưởng chừng như rất dễ nhưng để đối tượng là nơng dân dễ tiếp cận thì là một việc cần nhiều tâm huyết, vì vậy cần phải thơng tin thường xun để cơng chúng hiểu rõ, từ đó họ mới xác định được vai trị, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
Thứ sáu, quảng bá thương hiệu. Thương hiệu là một tài sản vơ hình đặc biệt của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Do đó để có thể thu hút thêm bạn đọc tiềm năng và duy trì lợi thế cạnh tranh so với những báo khác thì cần đầu tư cho việc chăm chút thương hiệu mà mình đang có bằng các chương trình quảng bá thương hiệu nhằm tăng cường sự ảnh hưởng xã hội. Bởi vì ảnh hưởng xã hội chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng đọc báo của đối tượng công chúng là nông dân.
Thứ bảy, Tương tác với bạn đọc. Trong thời đại ngày nay, báo chí phải đi theo xu hướng người dùng tạo nội dung chứ không thể thuần túy dựa vào
đội ngũ biên tập viên, phóng viên và thơng tin khơng địi hỏi thật quy chuẩn, chỉ là những dịng tin mang tính thơng báo và được thẩm định chính xác. Do đó cần tăng cường sự tương tác với bạn đọc, qua đó bạn đọc phải trở thành chủ thể xuất hiện nhiều hơn, nhằm cải tiến tin tức, làm đa dạng hơn nội dung trên mặt báo và hấp dẫn bạn đọc bằng cách tiếp cận mới với độc giả.
3.2.3. Mở rộng, tạo điều kiện cho cộng tác viên
Xây dựng, mở rộng đội ngũ cộng tác viên. Việc mở rộng đội ngũ cộng tác viên giúp cho báo KPL có số lượng, nội dung tin, bài đa dạng, phong phú. Cộng tác viên là những người sống, công tác, học tập tại cơ sở, họ là người am hiểu cuộc sống thực tiễn cơ sở, sâu sát cơ sở, sâu sát phong trào, có điều kiện phát hiện kịp thời các tiêu cực xã hội và hiểu rõ về nông nghiệp, nông dân để truyền thông nhân rộng. Trong thực tế cho thấy, cộng tác viên tham gia viết về vấn để nơng nghiệp nhiều nhưng chất lượng cịn hạn chế, đặc biệt là hạn chế trong khâu thẩm định về trật tự xã hội, về nội dung, hình thức thể hiện. Cho nên, KPL cần có sự đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ thông tin viên, cộng tác viên như tổ chức tập huấn, trang bị kỹ năng nghiệp vụ để giúp họ nâng cao chất lượng nội dung tin, bài cộng tác với báo.
Ban biên tập cần thường xuyên thông báo kế hoạch tuyên truyền, đặc biệt định hướng và gợi ý các đề tài về truyền thông hoạt động sản xuất cho đội ngũ thông tin viên, cộng tác viên nhằm bảo đảm các tin, bài của cộng tác viên gửi về tịa soạn phù hợp, có chất lượng. Đồng thời, Ban biên tập cần chọn những cộng tác viên có năng lực trình độ cao để đặt tin, bài cho phù hợp, có kế hoạch chi trả nhuận bút cho cộng tác viên thích hợp để khuyến khích động viên.
3.2.4. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Việc thơng tin truyền thơng điển hình tiên tiến nói riêng và làm báo trong thời kỳ hội nhập và tồn cầu nói chung cần có sự đầu tư, có nhà in riêng, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc hiện đại để nâng cao chất
lượng sản phẩm báo chí. KPL đang bước lên chế độ tự cung tự cấp, tự quản lý nhưng vẫn phải dựa vào ngân sách Nhà Nước, ban biên tập cần có kế hoạch trang bị các thiết bị kỹ thuật cơng nghệ như; máy tính, máy tính xách tay, máy ảnh, máy ghi âm, thiết bị nối mạng internet di động cho các phóng viên. Đó là những phương tiện hữu ích giúp nhà báo yên tâm, tự tin khi tác nghiệp ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa; là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng tác phẩm và hiệu quả công tác tuyên truyền.
3.2.5. Xây dựng chương trình, kế hoạch truyền thơng cụ thể.
Có thể lập hẳn một chuyên trang hoặc chuyên mục về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tăng cường những bài viết sâu, phản ánh đúng thực tiễn, nhất là phản ánh những tồn tại, hạn chế nảy sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời phản ánh những vấn đề bức xúc của người nông dân cùng với những kiến nghị, đề xuất của họ. Bỏ bớt các tin đơn thuần như trước đây để bở sung các bài mang tính phân tích, đánh giá, hoặc những bài đặt viết, bài phỏng vấn các chuyên gia về tam nông; những gương điển hình trong xây dựng nơng thơn mới; ngồi những chun mục sẵn có cũng cần bở sung thêm một số chuyên mục gần gũi với nhà nông hơn như “Câu chuyện nơng thơn”, “Tiếng nói nhà nơng”, “Nhịp cầu nhà nông”… thể loại mẩu chuyện nêu lên những chủ đề mang tính thời sự nởi bật của người dân nông thôn.