Xuất với lãnh đạo, quản lý báo chí

Một phần của tài liệu Ths BCH báo pathetlao truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp CHDCND lào (Trang 49 - 53)

Trong khn khở nghiên cứu của khóa luận, xin được đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp trên báo KPL như sau:

3.1.1. Tăng cường đổi mới tư duy trong công tác lãnh đạo

Để nâng cao hiệu quả thơng tin tun truyền nói chung, truyền thơng về hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp nói riêng:

hứ nhất, Đảng phải giữ vững và phát huy vai trị lãnh đạo báo chí, coi đó là ngun tắc hàng đầu và bất di bất dịch; bám sát thực tiễn, tránh coi nhẹ lý luận; bảo đảm cho báo chí hoạt động đúng định hướng chính trị, đồng thời bảo đảm thực hiện quyền tự do cá nhân; bảo đảm lãnh đạo, quản lý báo chí một cách khoa học, dân chủ, đúng pháp luật.

Thứ hai, Đảng, Nhà nước phải tiếp tục đổi mới, nâng cao bản lĩnh và trí tuệ, tiếp tục bở sung, hồn thiện quan điểm, đường lối, phương thức lãnh đạo báo chí sát hợp với đặc thù của báo chí và tình hình thực tế trong nước cũng như xu thế phát triển của báo chí thế giới.

Thứ ba, kiên quyết, kiên trì cuộc đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hịa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị; kiên định, vững vàng trước mọi diễn biến phức tạp của tình hình, đề ra đường lối, chiến lược đúng đắn, tạo cơ sở vững chắc về chính trị, tư tưởng để báo chí vượt qua mọi thử thách, hồn thành nhiệm vụ chính trị.

Thứ tư, làm tốt công tác quy hoạch, sắp xếp tổ chức các cơ quan báo chí; hồn thiện hệ thống pháp luật, sửa đởi Luật Báo chí cho phù hợp với sự

phát triển của báo chí trong tình hình mới; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và năng lực lãnh đạo, quản lý báo chí cho cán bộ làm cơng tác lãnh đạo, quản lý báo chí các cấp và lãnh đạo các cơ quan báo chí…

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động báo chí.

Ngồi ra, các cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cho phù hợp với xu thế đởi mới của đất nước, đởi mới báo chí. Các nhà lãnh đạo cần có cách nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn nữa về nông nghiệp cũng như công tác tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương các tập thể, cá nhân gìn giữ an tồn thực phẩm, trật tự lương thực hiện nay. Ban Tuyên huấn Trung ương cần thường xuyên cung cấp thông tin, định hướng truyền thông cho Ban biên tập các cơ quan báo nói chung và KPL nói riêng. Đồng thời có kế hoạch tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cũng như tập huấn chuyên đề theo yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn nhất định, nhất là tổ chức lớp bồi dưỡng truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp. Mỗi năm ít nhất 1 lần tở chức cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tập trung nghiên cứu, theo dõi mảng nông nghiệp, nông dân, kỹ thuật sản xuất mới trong nước và thế giới.

3.1.2. Nâng cao quy chế quản lý báo chí

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các cơ quan lãnh đạo quản lý hoạt động báo chí, cơ quan báo chí và nhà báo. Để tăng cường nhận thức về trách nhiệm, năng lực của cơ quan chủ quản và người đứng đầu cơ quan báo chí, cần chú ý bố trí những người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, trách nhiệm vào các vị trí quan trọng. Đề cao quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chủ quản, nhất là trong công tác cán bộ, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí và việc xử lý cán bộ sai phạm... Chỉ khi cơ quan quản lý báo chí nâng cao

tác tuyên truyền theo sát sự chỉ đạo về báo chí, nhất là đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm đối với lợi ích đất nước, cộng đồng xã hội; cung cấp kịp thời, đầy đủ thơng tin chính thống, đảm bảo tính thuyết phục, tránh áp đặt, mệnh lệnh. Đối với nhóm nhân lực trực tiếp quản lý, trước hết cần quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh, nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn, bảo đảm công tác chuyên môn của từng đối tượng. Mặt khác, cần có những quy định cụ thể về tuyển dụng cán bộ, sắp xếp và bố trí cán bộ; Phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại những người quản lý báo chí để theo kịp tốc độ phát triển chung của xã hội và không tụt hậu quá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ngồi ra, lãnh đạo các cơ quan báo chí cần thay đởi nhận thức và đánh giá đúng vị trí, vai trị, chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, từ đó phối hợp chặt chẽ giúp cơ quan chủ quản thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, lãnh đạo các cơ quan báo chí cần nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí trong việc triển khai và thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động báo chí ở cơ quan, đơn vị mình.

Thứ hai, hồn thiện cơ chế quản lý, đởi mới phương thức quản lý báo chí của cơ quan chủ quản. Trong thực tế, việc tổ chức thực thi pháp luật báo chí của các cơ quan Nhà nước vẫn cịn chồng chéo, chưa có sự thống nhất. Vì vậy, cần bở sung các quy định nhằm cải tiến phương thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan trong quản lý Nhà nước về báo chí. Cần xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành của bộ máy quản lý nhà nước về báo chí. Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chỉ đạo, cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan báo chí. Trong kỷ nguyên truyền thơng số, nghiệp vụ báo chí truyền thơng có những thay đởi căn bản, dẫn đến sự thay đổi trong phương thức quản lý hoạt động báo chí. Do vậy, để cơng tác quản lý báo chí thực sự có hiệu quả, phương thức quản lý cần được nghiên cứu nghiêm túc và xây dựng thành những quy định đảm bảo khoa học.

Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về báo chí, nâng cao nhận thức về pháp luật báo chí. Để thực hiện có hiệu quả, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về báo chí với nhiều hình thức và nhiều đối tượng

khác nhau. Ngồi việc nâng cao ý thức pháp luật báo chí của các cá nhân, tổ chức thuộc khối các cơ quan Đảng, Nhà nước cần chú ý nâng cao ý thức pháp luật về báo chí cho tồn thể người dân trong xã hội để người dân tự giác và tích cực tham gia vào việc xây dựng và thực hiện pháp luật báo chí, bảo đảm các chủ thể biết cách sử dụng đúng đắn phương tiện pháp luật trong hoạt động của mình...

Thứ tư, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí. Đây là một phương thức để cơ quan quản lý Nhà nước xác định việc chấp hành quy định pháp luật báo chí của cá nhân, cơ quan, tở chức, qua đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Đây là nhiệm vụ mà các các cơ quan quản lý báo chí ở các tở chức chính trị - xã hội thực hiện chưa hiệu quả, chưa nghiêm, cịn có biểu hiện bao che, nể nang trong việc xử lý những sai phạm (phần lớn chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở). Vì vậy, việc tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm của cơ quan chủ quản là một biện pháp rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay

3.1.3. Tăng cường chế độ khen thường, trừ phạt

Cần có quy chế quản lý báo chí phù hợp với thực tiễn, từ đó có cơ sở khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời các nhà báo, cơ quan báo chí có thành tích trong cơng tác hoạt động truyền thông, biểu dương những điển hình lao động nơng nghiệp, có như thế mới tạo ra được phong trào thi đua sôi nổi giữa các cơ quan báo chí, giữa các phóng viên trong cùng một cơ quan để ngày càng có những tác phẩm sắc sảo, mang lại hiệu quả tác động cao. Như Vậy, mới tôn vinh các tập thể; cá nhân điển hình tiên tiến, xuất sắc phong tặng các danh hiệu cao quý anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua trở thành động lực to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước Lào ngày càng phát triển hơn.Cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí cần có cách nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn nữa về nông nghiệp, nông dân cũng như công tác truyền thơng, biểu dương các tập thể, cá nhân gìn giữ truyền thống sản xuất gắn liền với kỹ thuật mới ở khắp mọi miền đất nước. Từ đó chỉ đạo các cơ quan báo chí nói chung và báo KPL nói riêng, thường xuyên quan tâm, coi trọng việc phát hiện, tuyên

truyền, biểu dương kịp thời, cổ vũ, động viên đúng mức, đúng chỗ, đúng đối tượng trong việc sản xuất nông nghiệp, nhất là các cá nhân, tập thể ở cơ sở. Cùng với việc phát động các phong trào thi đua yêu nước, phát triển nông nghiệp nhằm xây dựng nơng thơn mới. Chính vì vậy, cần coi trọng việc tởng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm về các điển hình tiên tiến, xuất sắc bởi vì thực tế cơng tác này ở Lào cịn để ngõ, chưa được thực sự quan tâm đúng mức. Từ đó kịp thời có định hướng chỉ đạo về nội dung, hình thức truyền thơng về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp thêm.

3.1.4. Chủ động phới hợp với các cơ quan báo chí về nhiệm vụ truyền thơng của bộ

Các cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí có kế hoạch đầu tư hơn nữa về nhân lực, vật lực cho báo KPL như: tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, bở sung biên chế phóng viên, tạo điều kiện tốt nhất để báo KPL thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí phải xác định được thơng điệp là gì. Sứ mệnh là gì? Mục tiêu và mục đích trước tiên là gì? Và thơng điệp nào muốn gửi tới những nhóm đối tượng mục tiêu? Nên xét xét những câu hỏi này khi xây dựng kế hoạch truyền thơng. Ví dụ, muốn nhấn mạnh vào tính an tồn của sản phẩm nơng nghiệp sạch, và có thể, trong thực tế, đã giành được giải thưởng an tồn. Cơ quan báo chí có thể chắc chắn rằng một phần của kế hoạch truyền thơng sẽ tập trung vào khía cạnh nơng nghiệp sạch này.

Một phần của tài liệu Ths BCH báo pathetlao truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp CHDCND lào (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w