Nhận xét chung về báo Pathetlao trong công tác truyền thông về hoạt động sản

Một phần của tài liệu Ths BCH báo pathetlao truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp CHDCND lào (Trang 43 - 49)

về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp.

2.2.1. Một số ưu điểm

Xét từ góc độ cơng tác tư tưởng, một tác phẩm báo chí khi tới cơng chúng, muốn thành cơng, đạt hiệu quả cao thì phải bảo đảm ngun tắc tính đảng, nguyên tắc tính khoa học, nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn. Đối với hệ thống báo chí của Đảng, hiện nay thường khái qt lại cho dễ hiểu, dễ nhớ, đó là tính đúng, trúng và hay.

Về nội dung tuyên truyền, với định hướng là tập trung tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động sản xuất, kỹ thuật công nghệ trong thời gian qua, KPL đã dành nhiều chuyên trang, chuyên mục cho các vấn đề về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp. KPL tập trung làm rõ các nội dung và mục đích, ý nghĩa của chương trình sản xuất nơng nghiệp đi với xây dựng nông thôn mới, xác định người dân là chủ thể của quá trình xây dựng nơng thơn mới. Từ đó, chính người dân ở nơng thơn đã thể hiện vai trị, trách nhiệm của mình trong việc triển khai và tở chức thực hiện, cụ thể: tham gia góp ý giám sát thực hiện quy hoạch, chủ động thực hiện các tiêu chí về đởi mới hình thức tở chức sản xuất sản phẩm, thực phẩm, bảo vệ mơi trường, giữ gìn trật tự lương thực, thực hiện nếp sống văn minh, nâng cao đời sống cho chính người dân, góp phần hồn thành các tiêu chí theo hướng dẫn của Chính phủ.

Những tở chức và cá nhân điển hình tích cực tham gia nâng cao chuỗi sản xuất nơng nghiệp nhằm xây dựng nông thôn mới, như trồng lúa, trồng rau an tồn, chăn ni ... đã được phản ánh trên báo KPL, tạo thành những mơ hình mới, cách làm hay được các nơng dân khác làm theo. Ngồi ra, báo cịn giới thiệu về mơ hình cánh đồng mẫu lớn, mơ hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân, những cách làm hay trong phát triển nơng nghiệp, cũng như những khó khăn vướng mắc trong q trình thực hiện. Báo KPL cịn

có cả chuyên mục “Phát triển nghề nghiệp” phản ánh những mơ hình làm ăn của nơng dân trong và ngồi nước, như mơ hình ni dế trong tác phẩm “Thu nhập từ nuôi con dế” của Malida ra số 4153, ngày 5/4/2017, nhiều mơ hình được nơng dân áp dụng hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo như trong tác phẩm “Nơng nghiệp hữu cơ sức mạnh phát triển nông nghiệp bền vững đến kinh tế xanh” của Matuphum ra số 4175 ngày 11/5/2017 và vv...

Với đặc thù là đất nước thuần nông, KPL thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ truyền thơng của mình, các chun mục thực hiện văn kiện đại hội Đảng X , Phát triển nghề nghiệp, Bài dẫn, Xóa nghèo, Trao đổi ý kiến và Để phát triển kinh doanh đều tập trung tuyên truyền chủ trương, giải pháp của địa phương trên lĩnh vực nông nghiệp; nhân rộng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp, cơng tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; các loại dịch bệnh nguy hiểm và biện pháp phòng trừ dịch bệnh; quản lý cộng đồng trong vùng sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều nội dung khác của q trình sản xuất nơng nghiệp xây dựng nơng thôn. Trên chuyên mục kinh tế của báo cũng tập trung tuyên truyền về tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của Lào như: chủ trương thu hút vốn đầu tư, thu hút nguồn lực trong nhân dân, chính sách phát triển nông nghiệp... Tập trung phản ánh các mô hình và gương điển hình làm kinh tế nơng nghiệp giỏi, thơng tin về gói hỗ trợ cho người trồng trọt; tuyên truyền cách phịng bệnh, cơng tác kiểm tra giám sát, khống chế dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và nơng, thủy sản; tun truyền các mơ hình trồng rau an tồn, ni ếch trong chum; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cả nước; các hoạt động của các ngành chức năng tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, cuộc vận động “Lào làm, Lào dùng, Lào được, Lào phát triển”...

Các chuyên mục đã thông tin kịp thời đến bạn đọc về hoạt động của ngành nơng nghiệp; những mơ hình sản xuất nơng nghiệp mang lại hiệu quả; các cuộc hội thảo; hội nghị chuyên đề; tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới nhằm giúp người dân kịp thời nắm bắt thông tin, áp dụng vào thực tế sản xuất.

2.2.2. Một số hạn chế

Bên cạnh thành tựu đạt được của KPL trong việc truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp ở Lào vẫn còn rất nhiều thách thức.

Theo Ban Biên tập phù trách Bản tin trong nước ông Vilay

MANIRATH, nguồn nhân sự của báo Pathetlao cịn ít trong khi phải phù trách nhiều mảng khác. Hơn nữa, là do kinh tế của cơ quan vẫn cịn non trẻ nên ít khi cử phóng viên xuống cơ sản xuất nơng nghiệp ở vùng xa để tiến hành thu thập thơng tin và viết bài. Trừ khi có sự kiện hoặc vấn đề nong nức thành dư luận xã hội.. Giờ nhiều các tin bài viết về nông nghiệp là do các cộng tác viên thường trú tại địa phương gửi về tịa soạn. Ngồi ra, nhuận bút cho phóng viên vẫn cịn thấp.

Cịn nhà báo phù trách Yatong Xong, Những khó khăn phóng viên thường găp là đối tượng không hợp tác, đây là vấn đề lớn, hầu hết trường hợp nay hay xảy ra trong cuộc phỏng vấn và thu thập thông tin tại các cơ quan nhà nước và công ty doanh nghiệp. Bênh cạnh đó, cũng về mặt tài chính cũng hạn chế. Nhà báo Lào hậu hết là ăn lương còn việc nhận tiền bút thì chưa cao, hơn nữa, việc cử phóng viên đi cơng tác thì rất hiếm trừ trường hợp đặc biệt như sự kiện, vấn đề rất nóng và có dư luận xã hội cao mới có kế hoạch cử phóng viên đi viết bài. Từ đó, u cầu phóng viên tự liên lạc với các cơng ty hoặc doanh nghiệp để tải trợ tài chính. Thêm nữa, là thiếu thiết bị hiện đại. thiếu thiết bị hiện đại là một vấn để rất ảnh hưởng tới tính kịp thời của tác phẩm, như đi cơng tác xa nhưng khơng có laptop kết nối được mạng thì phải đến cơ quan mới có thể nộp được bài.

Theo Ban Thông tin và Kỹ thuật, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lào, ơng Kom Keo, báo chí Lào vẫn cịn chưa đáp ứng được thơng tin cụ thể và

sinh động, một số bài viết chỉ viết tổng hợp chưa đạt yêu cầu và số lượng tin bài cịn ít so với các sự kiện xảy ra trong nước. Nên các phóng viên cần quan tâm hơn nữa, viết các tin bài về nông nghiệp nhiều hơn, các tờ báo cần dành một phần hay hẳn 1 trang để cập nhật về nông nghiệp, hợp tác với nhau nhiều hơn để cùng nhau phát triển.

Từ những ý kiến trên và từ kết quả khảo sát, khóa luận có thể tởng hợp lại như sau:

Thứ nhất, nhà báo phù trách mảng nơng nghiệp cịn thiếu, chỉ có làm chung chung, có những nhà báo viết đề tài nơng nghiệp nhưng nhìn về nó với ánh mắt hời hợt, thiếu quan tâm tới những khó khăn, vướng mắc mà người nơng dân đang đối mặt… Mặt khác, thực tế những vấn đề về nông nghiệp, nông dân được phản ánh vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Chưa có nhiều tác phẩm báo chí có nội dung phong phú, phản ánh sinh động về mơ hình sản xuất nơng nghiệp phù hợp cơ chế thị trường; phát triển kết cấu hạ tầng vật tư như thủy sản, các cơng cụ làm nơng, tín dụng trong nơng nghiệp, các gương và mơ hình tiêu biểu trong hoạt động sản xuất trong ngành nơng nghiệp, nét văn hóa, nghề truyền thống và sinh hoạt ở nông thơn... Chưa có nhiều bài viết nêu bật những vấn đề được dư luận quan tâm như mơ hình phát triển sản xuất nơng nghiệp, cách thức làm giàu...

Thứ hai, nhiều vấn đề cấp bách về nông nghiệp, chưa được phản ánh kịp thời. Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để KPL trở thành hơi thở và cuộc sống của bà con nơng dân? Đi tìm câu trả lời ấy có phần trách nhiệm lớn thuộc về các nhà báo. Thực tiễn những vấn đề về nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn rất cần báo chí phải đưa ra được những đề xuất, kiến nghị, lý giải, mở xẻ phân tích xác đáng. Ví dụ: Vì sao họ là nước xuất khẩu gạo đứng hàng nhất, nhì thế giới, giá gạo hiện nay trên thị trường quốc tế đang ở mức cao nhất so với những năm qua thế nào?, nhưng người nông dân hầu như không nhận được phần tương ứng với sức lao động của mình. Trong q trình phát triển nơng nghiệp, cơng nghiệp và

đô thị, một phần lớn nông dân phải rời khỏi nông thôn, họ sẽ cư trú ở đâu trong đơ thị ngày mai, họ sẽ làm gì để trở thành tầng lớp thị dân mới? Làm sao để cuộc sống của người dân gắn với công ăn việc làm ổn định, được học hành và hưởng các dịch vụ kèm theo? Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách của các vùng quê nông thôn với thành thị? Làm sao để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các làng quê? Làm thế nào để nông thơn tạo được cơng việc mới, có điều kiện phát triển cơng nghiệp, ngành nghề, dịch vụ mang lại thu nhập và nâng cao đời sống văn hóa ngày một khá lên cho người nông dân?...

Thứ ba, làm thế nào để nông dân tiếp cận được nhiều hơn với KPL, với thông tin là vấn đề cấp thiết mà thực tiễn đang đặt ra. Nhìn một cách tởng thể, cơng tác truyền thơng nói chung, truyền thơng trên báo in KPL nói riêng về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân vẫn cịn nhiều hạn chế, có rất ít bài viết đi sâu phản ánh thực tiễn, nhất là những bài phản ánh mặt tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực nông nghiệp, nơng dân. Thậm chí trong chừng mức nào đó cịn chưa kịp thời phản ánh những vấn đề nóng bỏng, bức thiết đặt ra trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân…

Thứ tư, những khó khăn về kinh phí của các cơ quan KPL và năng lực của người làm báo đã ảnh hưởng đến cơng tác truyền thơng nói chung, truyền thơng cho nơng nghiệp, nơng dân nói riêng. Cụ thể, KPL gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thêm các chuyên mục trong chuyên trang tuyên truyền về tam nông. Việc đầu tư về nội dung trên các mặt báo còn nghèo nàn, ít thơng tin mới do chế độ cơng tác phí, nhuận bút cho các nhà báo chưa có. Bên cạnh đó, một khó khăn lớn cũng phải nói đến là nguồn nhân lực. Lực lượng phóng viên vừa yếu lại thiếu, vừa phải đảm nhiệm những lĩnh vực tuyên truyền khác như: công nghiệp, thương mại - dịch vụ, mơi trường, phịng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn… Trình độ hiểu biết khơng chun, vì đa số phóng viên tốt nghiệp các chuyên ngành khác, hầu hết họ lại chưa được tập huấn chuyên sâu, phần lớn chủ yếu họ tự trang bị kiến thức, tự tìm hiểu, chưa được đào tạo một

cách bài bản nên đôi lúc nhiều bài viết chưa phản ánh thật sâu sắc, sinh động và có tính hệ thống… Vì vậy, hầu hết các bài viết cịn nặng yếu tố chính trị, cách thức thông tin truyền thông đơn giản, chủ yếu là thông tin khai thác số liệu báo cáo nên hiệu quả tác động chưa cao.

Tiểu kết chương II

Trong chương 2, với tiêu đề: khảo sát báo KPL truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành ngành nông nghiệp CHDCND Lào, qua khảo sát, phân tích các tác phẩm đăng tải trên báo KPL trong năm 2017 cho thấy hiệu quả thực trạng, vai trò của báo in đối với việc nâng cao hiệu quả truyền thông hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Trong đó, khóa luận đã tần xuất hiện các bài viết về đề tài nông nghiệp trên báo in cho thấy đây là mảng đề tài được quan tâm. Về nội dung truyền thông cũng cho thấy thực trạng phát triển nông nghiệp ở Lào.

Bênh cạnh đó, khóa luận cũng khẳng định nỗ lực trong việc chuyển tải kiến thức sản xuất nông nghiệp cho nông dân để có kiến thức là hết sức quý giá để phát triển kinh tế gia đình. Qua các hình thức liên doanh – liên kết với doanh nghiệp, ngành nơng nghiệp, các chun gia nơng nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả tác động của tờ báo, chuyển tải những kiến thức về giống, quy trình chăm sóc cây trồng, vật ni, phịng trừ dịch hại ... Vì vậy, Báo KPL trở thành tải liệu tham khảo để nơng dân có thể ứng dụng vào thực tế sản xuất. Do tính chất dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo nhằm nâng cao tay nghề và trình độ nơng dân tiến lên.

Tuy nhiên, từ thực trạng tác động của báo in cịn biểu hiện nhiều nhược điểm, hạn chế. Hình thức, nội dung của báo KPL vẫn cịn đơn điệu, nhàm chán, thiếu sức hấp dẫn và sinh động. Để giải quyết các vấn đề trên, khóa luận sẽ đưa ra một số đề xuất với lãnh đạo, nhà quản lý báo chí, ban biên tập và các phóng viên trong chương III.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI BÁO PATHETLAO TRONG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG NGÀNHNÔNG

NGHIỆP CHDCND LÀO

Một phần của tài liệu Ths BCH báo pathetlao truyền thông về hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp CHDCND lào (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w