Phân tích thực trạng kinh doanh của các SBU – Những ngành kinh doanh trọng điểm

Một phần của tài liệu Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh công ty vinamilk giai đoạn 2013 2020 (Trang 28 - 65)

3.2.1. Chuỗi giá trị ngành sữa nước

Nhu cầu về dinh dưỡng Thu nhập Quyết định lựa chọn sản phẩm Mua sản phẩm sữa Thỏa mãn nhu cầu Giới tính Giá cả sản phẩm Chất lượng sản phẩm Hình ảnh thương hiệu

Ma trận các yếu tố bên trong (IFE): TT Các yếu tố Trọng số Hệ số phản ứng Điểm TB có trọng số Tác động tích cực Tác động tiêu cực

Năng lực sản xuất và sản phẩm của công ty

1 Thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế.

0.05 3 0.15 +

2 Sản phẩm đa dạng, chất lượng

cao, uy tín, thương hiệu cao. 0.04 4 0.16 + 3 Vinamilk sở hữu một mạng

lưới nhà máy rộng lớn tại Việt Nam

0.02 3 0.06 +

4 Nhà máy của Vinamilk luôn hoạt động với công suất ổn định đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng.

0.04 3 0.12 +

5 Hệ thống quy trình quản lý chuyên nghiệp được vận hành bởi một đội ngũ các nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm

0.05 3 0.15 +

6 Vinamilk vẫn đang phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu sữa bột từ nước ngoài

0.05 2 0.1 -

7 Ngoài các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm khác của công ty (bia, cà phê, trà xanh….) vẫn chưa có tính cạnh tranh cao

0.03 2 0.06 -

Tài chính doanh nghiệp

8 VNM có tốc độ tăng trưởng

khá nhanh qua các năm 0.02 3 0.06 + 9 VNM sử dụng nguồn vốn có

hiệu quả 0.05 3 0.15 +

vốn cho hoạt động sản xuất

Chi phí đầu tư

11 VNM đầu tư xây dựng một trang trại hiện đại bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á

0.05 3 0.15 +

Nguồn nhân lực và chính sách với người lao động

12 Vinamilk có nguồn nhân lực giỏi, năng động và tri thức cao.

0.05 4 0.2 +

13 Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình triển Công ty

0.03 3 0.09 +

14 Chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có công lao đóng góp cho Công ty

0.02 3 0.06 +

Hoạt động Marketing

15 Vinamilk có chiến lược

marketing trải rộng 0.05 3 0.15 + 16 Hoạt động Marketing chủ yếu

tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được đầu tư mạnh

0.03 2 0.06 -

17 Kết quả đem lại từ marketing vẫn chưa xứng tầm với sự đầu tư

0.02 2 0.04 -

Hoạt động nghiên cứu và phát triển

18 Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của thị trường nhanh và mạnh

0.05 3 0.15 +

19 Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định tiêu dùng

0.05 3 0.15 +

20 VNM tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng.

0.05 3 0.15 +

21 Vinamilk có một mạng lưới phân phối mang tính cạnh tranh hơn so với các đối thủ.

0.1 4 0.4 +

Văn hóa công ty

22 Lãnh đạo và nhân viên luôn có sự tôn trọng và hợp tác lẫn nhau, bầu không khí làm việc vui vẻ

0.04 3 0.12 +

23 Vinamilk là sự hài hòa các lợi ích, vì lợi ích của Vinamilk cũng là lợi ích của nhân viên, nhà nước, xã hội.

0.06 3 0.18 +

Tổng 1 3

Số điểm tổng cộng quan trọng của Công Ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk là 3 cao hơn mức trung bình của ngành là 2,5 . Điều này cho thấy, công ty mạnh về nội bộ so với các đối thủ cạnh tranh.

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY VINAMILK GIAI ĐOẠN 2013 – 2020

4.1. Tổng hợp chung về công ty Vinamilk qua phân tích các ma trận:4.1.1. Ma trận SPACE: 4.1.1. Ma trận SPACE:

Xác định vị thế và xu thế hành động chiến lược (SPACE)

Sức mạnh tài chính của Công Ty Vinamilk:

Về sức mạnh tài chính của công ty những năm gần đây năm 2009-2010 thì cho ta những nhận định sau đây:

Tốc độ tăng tổng tài sản 27% năm 2012 so với năm 2011.Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu năm 2012 cũng rất cao 24% so với năm 2011.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần của Công ty cũng khá ấn tượng, năm 2012 doanh thu thuần của VNM đạt hơn 27.337 tỷ đồng tăng 22,7 % so với cùng kỳ. Đóng góp vào cơ cấu doanh thu chủ yếu vẫn là doanh thu từ trong nước. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm tổng doanh thu nội địa đã đạt 10.385

tỷ đồng tăng 51,06% so với cùng kỳ tương ứng 6.875 tỷ đồng. Doanh thu xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 1.301 tỷ đồng, tăng 45,95% so với cùng kỳ.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của VNM ấn tượng đặc biệt trong năm 2009 đã tăng trưởng tới 90.26% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, một năm đầy khó khăn thách thức không chỉ VNM mà các DN cùng ngành do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục duy trì ở mức cao gây khó khăn cho hoạt động đầu tư của DN. Tuy nhiên, trong bối cảnh đầy khó khăn việc VNM tiếp tục gặt hái được nhiều thành công thông qua kết quả kinh doanh năm 2010 khi LNST đạt hơn 3,602 nghìn tỷ đồng tăng 51.29 % so với cùng kỳ. Trong các năm 2011 và 2012 VNM vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng trưởng lợi nhuậ trung bình đạt hơn 25%.

Nhận xét

Các chỉ tiêu tài chính về quy mô vốn và tài sản cho thấy VNM là công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh và có khả năng hấp thụ vốn tốt. Điều này cho thấy tính hiệu quả của doanh nghiệp cao và hoàn toàn có khả năng tiếp tục tăng trưởng trong những năm 2013 và các năm tiếp theo.

Mức điểm dành cho sức mạnh tài chính của công ty là 5 điểm.  Sức mạnh của ngành sữa tại Việt Nam:

Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp và Thương mại, sản lượng sữa tiêu thụ bình quân của một người Việt Nam hiện nay là 8lít/người/năm và có thể sẽ tăng đến 10 lít vào năm 2010. Đây là nhữngcon số khá khiêm tốn so với mức tiêu thụ sữa của người Nhật 44 lít/năm,Singapore 33 lít/năm và Thái Lan 15 lít/năm. Vì vậy ngành công nghiệp chế biến sữa được dự đoán sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Đặc biệt, các phân ngành có mức tăng trưởng vượt trội là sữa tươi (20%), sữa chua (15%), sữa bột (10%) và kem (10%). Ngoài ra, chính phủ còn có kế hoạch đầu tư vào các trang trại nuôi bò sữa và công nghệ chế biến sữa để tăng sản lượng sữa tươi trong nước và giảm lệ thuộc vào sữa bột nhập khẩu.

Mức điểm dành cho sức mạnh của ngành sữa là 4 điểm.  Lợi thế cạnh tranh của Công Ty Vinamilk:

Các lợi thế cạnh tranh của Vinamilk so với các đối thủ khác gồm nhãn hiệu quen thuộc và sản phẩm đa dạng, đáp ứng được các nhu cầu của nhiều thành phần khách hàng khác nhau. Những lý do khác góp phần vào sự thành công của Vinamilk đó chính là mạng lưới phân phối rộng khắp, hiệu quả của các chiến lược marketing, và công nghệ sản xuất hiện đại như đã trình bày ở phần trên.

Mức điểm dành cho sức mạnh lợi thế cạnh tranh của Công Ty là -1.  Sự ổn định của môi trường:

Việt nam là nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp thông thoáng.

Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển ngành sữa của Việt Nam với việc thông qua Quyết định 167/2001/QĐ/TTg về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa trong

giai đoạn 2001-2010 tạo cơ hội và điều kiện cho ngành sữa phát triển bền vững. Trong giai đoạn 2012-2020 nhà nước đã có định hướng đầu tư cho ngành sữa, tạo điều kiện thông thoáng về chính sách, đầu tư 20.000 tỷ đồng cho việc phát triển ngành sữa.

Thị trường sữa thế giới và Việt Nam bắt đầu giai đoạn nhu cầu tăng mạnh.  Mức điểm dành cho sự ổn định của môi trường là -2.

Vị thế và xu thế hành động chiến lược của Công Ty cổ phần Vinamilk trên ma trận SPACE:

Vậy Vinamilk nằm ở ô tấn công trên ma trận SPACE => xu thế các chiến lược là tấn công. Trong chiến lược kinh doanh của mình, Vinamilk sẻ phải tìm kiếm người tiêu dùng mới, công dụng mới và tăng cường sản phẩm của mình

4.1.2. Ma trận SWOT và các phương án chiến lược kinh doanh

4.1.2.1. Ma trận SWOT: (các yếu tố được sắp xếp theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn):

Điểm mạnh (S):

2. Tài chính mạnh

3. Đội ngũ nhân sự giỏi, năng động, Ban điều hành có chất lượng cao

4. Nâng cao công nghệ, đầu tư dây chuyền công nghệ, khánh thành nhà máy số một Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng được trang bị đầy đủ.

5. Chiến lược marketing mạnh 6. Danh mục sản phẩm đa dạng:

 Đứng đầu thị trường về một số mặt hàng: sữa nước, sữa chua, sữa bột, sữa đặc.  Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao: kiểm duyệt sản phẩm ngay tại trang

trại chăn nuôi

7. Đang dần dần chủ động nguồn cung:  Trang trại

 Nhà máy vừa được xây dựng

 Hệ thống phân phối trên 63 tỉnh thành: truyền thống, hiện nay, có mặt trên một số nước

8. Phân khúc thị trường bình dân (phân khúc rộng)

9. Chiến lược về giá sản phẩm: chấp nhận hạ thấp lợi nhuận để tăng lợi thế cạnh tranh; chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào để định giá bán trên thị trường

10. Hoạt động xã hội gắn kết giá trị công ty với sự phát triển của cộng đồng  Điểm yếu (W):

1.Vẫn còn một phần nguyên liệu phải nhập 2.Chưa có hệ thống phân phối độc quyền

3.Chưa có sản phẩm cho phân khúc thị trường cao cấp 4.Có một số sản phẩm chưa hoạt động tốt

5.Đội ngũ nhân lực so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài chưa cao 6.Đội ngũ công nhân có chất lượng chưa đồng đều

Cơ hội (O):

1.Việt Nam đã gia nhập WTO ->số lượng khách hàng tăng -> thị trường được mở rộng 2.Việt Nam đang có tốc độ phát triển cao, lạm phát có xu hướng giảm

3.Chính phủ đưa ra các chính sách ưu đãi cho ngành sữa 4.Người tiêu dùng dành 21% chi tiêu cho sữa

5.Người dân có thu nhập từ 7,5 triệu – 15 triệu chiếm 59%, kết cấu dân số trẻ 6.Nhóm khách hàng trung lưu đang tăng trưởng

7.Chính sách “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam”

9.Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lợn -> rất thuận lợi để nuôi bò lấy sữa 10.Xu hướng của người Việt Nam sẽ mua các sản phẩm yêu thích (69%)

11.Một loạt các bê bối về chất lượng sữa -> người tiêu dùng hướng tới những sản phẩm uy tín

12.Sữa là sản phẩm tiện lợi

13.Chưa có sản phẩm thay thế trên thị trường

14.Năng lực thương lượng của người cung cấp và người mua thấp.  Thách thức (T)

1.Khi Việt Nam gia nhập WTO -> tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh 2.Chảy máu chất xám(9% tại Việt Nam và 4% ra nước ngoài)

3.Chất lượng sản phẩm sẽ chưa thể ổn định khi công ty vẫn còn thu mua nguyên liệu từ các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ

4.Dễ dàng cho các công ty gia nhập ngành 5.Giảm phát

6.Tăng giá đồng nội tệ -> ảnh hưởng tới việc nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài 7.Người tiêu dùng có khuynh hướng thắt chặt chi tiêu

8.Dễ dàng cho các công ty gia nhập ngành

9.Tâm lý thích dùng sản phẩm ngoại của người tiêu dùng đặc biệt là các sản phẩm anh hưởng tới sức khỏe

10.Sản phẩm thay thế: nước ép trái cây

W + T S + O

4.1.2.2. Ma trận chiến lược cấp công ty:

Từ ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng số điểm quan trọng của Công Ty cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk là 2,86 và từ ma trận các yếu tố bên trong, số điểm quan trọng của Công Ty là 3 cho thấy rằng Công Ty mạnh về nội bộ, tận dụng cơ hội và tránh những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.Như vậy Vinamilk là Công Ty có vị thế cạnh tranh mạnh trong ngành. Nhìn vào sơ đồ ma trận chiến lược chính ,Vinamilk có vị trí nằm ở góc I và ta nhanh chóng nhận ra những chiến lược thích hợp với công ty là:

1. Chiến lược thâm nhập thị trường. 2. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm. 3. Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp. 4. Chiến lược hội nhập.

 Trong nước: Hội nhập ngang, dọc, trước, sau

 Nước ngoài: phát triển thị trường: tìm cách tăng trưởng bằng con đường thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ các sản phẩm mà công ty đang sản xuất

 Hội nhập ngang: mua lại Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk

 Hội nhập dọc về phía trước: hợp tác với các hệ thống siêu thị, đại lý sữa và xây dựng cửa hàng đại diện.

 Hội nhập dọc về phía sau: kiểm soát các nhà cung cấp, phát triển đội ngũ hỗ trợ người dân kiểm soát chất lượng, xây dựng quỹ tín dụng của vinamilk để hỗ trợ nông dân

4.2. Chiến lược kinh doanh cho công ty4.2.1. Sứ mệnh của công ty Vinamilk 4.2.1. Sứ mệnh của công ty Vinamilk

“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

4.2.2. Mục tiêu chiến lược của công ty Vinamilk giai đoạn 2013 – 2020

• Mục tiêu dài hạn

- Doanh số dự kiến tăng 4 tỷ USD tới năm 2020 - Mức tăng trưởng doanh số: 24-25%

- Lợi nhuận dư kiến đạt 17 – 18% năm 2020 - Năng suất: trên 95%

- Giữ vững vị trí đứng đầu thị trường sữa Việt Nam. - Phần trăm thị phần chiếm giữ thị trường 38%

- Thực hiện đúng cam kết về chất lượng: 22000 về chất lượng vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm

• Mục tiêu chiến lược: Tăng trưởng ổn định

• Mục tiêu ngắn hạn:

Dự đoán sự thay đổi về các yếu tố vĩ mô do trong quá trình hội nhập của Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới VNM nên tác giả xin được phép chia mục tiêu của VNM theo các giai đoạn như bảng sau:

Tiêu chí 2013-2015 2015-2017 2017-2020

Lợi nhuận/doanh thu 21% 19% 17-18%

Mức tăng trưởng doanh số 24-25% 24-25% 24-25%

Thị phần 38% 39-40% 38%

Năng suất 85% 90% 95%

4.2.3. Các phương án chiến lược cấp công ty

4.2.3.1. Các phương án chiến lược cấp công ty

Chiến lược thâm nhập thị trường:

- Sản phẩm:

Sữa tươi chiếm 41% doanh thu, đây là dòng sữa chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu trong nước của công ty. Trong năm 2010, dòng sản phẩm này đạt tỷ lệ tăng trưởng 38% và chiếm 79% thị phần. Vì vậy, trong những năm tới Vinamilk sẽ tập trung phát triển vào dòng sản phẩm từ sữa tươi vì đây là mặt hàng có tỷ suất sinh lời cao nếu chiếm lĩnh được thị trường sẽ đem lại lợi nhuận cao cho Vinamilk trong những năm tới.

- Mẫu mã, bao bì sản phẩm:

Cùng với việc gia nhập Thế Giới và cạnh tranh trong nước thì mẫu mã, bao bì luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược Marketing sản phẩm. Xu hướng tiêu dùng hiện nay

rất chú trọng bề ngoài của sản phẩm, những sản phẩm thiết kế đẹp mắt luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng và nhiều công ty đã không ngần ngại đầu tư chi phí lớn cho bao bì. Chính vì thế, nó được mệnh danh là “ người bán hàng thầm lặng”. Nhận thức được điều này, Vinamilk luôn cố gắng tìm ra những loại mẫu mã phù hợp, có tính thẩm mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh công ty vinamilk giai đoạn 2013 2020 (Trang 28 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w