Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại sài gòn công thương ngân hàng saigonbank (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

2.3. Tình hình hoạt động của Sài Gịn Cơng Thương Ngân hàng năm 2006

2.3.4. Tình hình huy động vốn

Nhìn chung từ năm 2003 đến năm 2006 nguồn vốn huy động của SGCTNH tăng liên tục với tốc độ khá cao chứng tỏ Ngân hàng đã linh hoạt chủ động khai thác nguồn vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn. Mặt khác, kinh tế phát triển ổn định kéo theo hoạt động Ngân hàng ngày càng phát triển, hiệu quả, hiện đại, uy tín ngày càng cao.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn năm 2004-2006

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Vốn huy động Số tiền Tăng giảm so với năm

2003 (%)

Số tiền Tăng giảm so với năm 2004 (%)

Số tiền Tăng giảm so với năm 2005 (%)

1. Theo hình thái giá trị 2.631 54 3.618 38 5.195 44

- Huy động bằng VNĐ 1.519 32 2.223 46 3.406 53

- Huy động bằng USD 1.111 22 1.395 25 1.789 28

2. Theo tính chất tiền tệ 2.631 54 3.618 38 5.195 44

- TGTK 1.162 8 1.519 30 1.862 22

- TG thanh tốn 1.468 37 2.098 43 3.151 59

3. Theo thời hạn gởi 2.631 54 3.618 38 5.195 44

- Dưới 12 tháng 367 16 425 15 505 19

- Trên 12 tháng 2.263 31 3.193 41 4.690 46

4. Theo đối tượng 2.631 54 3.618 38 5.195 44

- TG của KBNN và các TCTD khác 421 140 537 28 857 60 - Vay NHNN, TCTD 107 - 108 0.93 44 -59 - TG của các tổ chức KT, dân cư 1.945 32 2.830 46 3.947 39

- Vốn tài trợ ủy thác Đtư 138 176 143 3.62 137 -4.1

Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động SGCTNH các năm 2003, 2004, 2005, 2006” 16.5 0.85 75.99 2.64 4.02 TG của KBNN Vay NHNN, TCTD TG của TCKT, CN Vốn tài trợ ủy thác ĐT Giấy tờ cĩ giá Hình 2.1. Tỷ trọng vốn huy động tại SGCTNH

Trong năm 2006, đặc biệt với tình hình lãi suất đồng Việt Nam liên tục tăng, hấp dẫn người dân gửi tiền vào ngân hàng cộng với sự cạnh tranh về lãi suất của các ngân hàng mà trong đĩ nổi lên là khối ngân hàng thương mại cổ phần đã điều chỉnh mức lãi suất huy động với xu hướng tăng mà rõ ràng là cùng với xu hướng đĩ thì SGCTNH cũng phải điều chỉnh theo tình hình chung của hệ thống khối các ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả là tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động liên tục tăng ở các tháng trong năm, vào cuối năm số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng VNĐ và ngoại tệ đã thu hút khách hàng gởi tiền đồng nên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động VNĐ năm 2006 so với năm 2005 là 53%, cao hơn so với vốn huy động ngoại tệ.

Trong năm 2004, tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn cịn thấp khoảng 86,03% thì sang năm 2005, tỷ trọng huy động đã là 88,24%, năm 2006 là 90,27%. Điều này chứng tỏ uy tín và hoạt động của SGCTNH tại địa bàn Tp.HCM ngày càng tăng và phát triển mới thu hút một lượng vốn huy động trung, dài hạn.

Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chuyển từ cơ chế điều hành lãi suất từ lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thỏa thuận, qua đĩ giúp cho hệ thống NHTM chủ động trong cơng tác kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh

thơng qua cơ chế lãi suất; Saigonbank đã năng động trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn, chủ động thu hút nguồn vốn qua các hình thức huy động khác nhau với mức lãi suất linh hoạt hấp dẫn; hoạt động ngân hàng ngày càng ổn định và phát triển nên đã tạo ra sự tăng trưởng đột biến về nguồn huy động vốn (năm 2004 tăng 54,55%, năm 2005 tăng 34,77%, năm 2006 tăng 43,58% so với cùng kỳ năm trước). Tổng nguồn vốn từ năm 2003 chỉ đạt 2.173 tỷ đồng thì năm 2006, tổng nguồn vốn trong năm 2006 là 6.240 tỷ đồng.

Điều này chứng tỏ Ban lãnh đạo và tập thể CBCNV của SGCTNH nắm bắt kịp thời với những thay đổi về cơ chế chính sách của Nhà nước, sự biến động của thị trường vốn và sự phát triển của nền kinh tế đề ra những giải pháp thích hợp cho từng thời kỳ để đạt được kết quả như trên.

Nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế của SGCTNH tăng liên tục qua các năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 39%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư cĩ xu hướng giảm: năm 2003 chiếm 53%; năm 2004 chiếm 73%; năm 2005 chiếm 78% và năm 2006 chiếm 76%. Nguyên nhân do từ những năm 2000 đến năm 2004 thị trường bất động sản diễn ra rất sơi động, người dân tham gia vào lĩnh vực này rất lớn vì lợi nhuận thu được cao hơn so với lãi thu được từ gởi vào ngân hàng, dẫn đến nguồn tiền gởi của dân cư cĩ xu hướng giảm. Và những năm trở lại đây xu hướng chuyển hướng đầu tư từ thị trường bất động sản đã dường như bị “đĩng băng” thì các nhà đầu tư lại chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh chứng khốn với nhiều biến động theo chiều hướng tích cực nên nhu cầu vốn kinh doanh chứng khốn đến thời điểm hiện nay tăng cao. Mặc dù đã cĩ nhiều chính sách khuyến mãi, tiếp thị quảng cáo cộng với những chính sách thay đổi lãi suất tăng cao rất hấp dẫn nhưng cơng tác huy động vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra.

Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cũng tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng so với tổng nguồn cũng giảm dần: Năm 2003 chiếm 47%; năm 2004 chiếm

42%; năm 2005 chiếm 39%; năm 2006 chiếm 34%. Nguyên nhân là do diễn biến tình hình lãi suất VNĐ trong các năm qua tăng, hấp dẫn người dân gởi tiền vào ngân hàng. Sự chênh lệch giữa tiền lãi nhận được và tiền gởi VNĐ cao hơn tiền lãi thu được từ USD.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại sài gòn công thương ngân hàng saigonbank (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)