(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Tóm tắt chương 2
Chương hai trình bày một cách tổng quan các lý thuyết cơ bản về các yếu tố
ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP, các khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Đồng thời cũng trình bày tóm tắt một số nghiên cứu đã thực hiện trước đây về triển khai thành cơng ERP. Ngồi ra, tác giả còn xây dựng
giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP.
Quản lý dự án hiệu quả Sự tham gia của lãnh đạo
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh Sự phù hợp phần mềm và phần cứng Đào tạo Triển khai thành công ERP Người sử dụng
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó, thơng qua nghiên cứu
định tính, tác giả cũng tiến hành hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu, đồng thời thiết kế thang đo và đưa ra bảng câu hỏi để phục vụ việc thu thập dữ liệu nghiên cứu cho đề tài.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thơng qua một quy trình như trong sơ đồ dưới đây: Xác định vấn
đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định tính
(Thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia)
Nghiên cứu định lượng (n = 181) Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích hồi quy bội
Thảo luận kết quả và kiến nghị Phỏng vấn thử (n=20) Mơ hình đề xuất và thang đo nháp 1 Thang đo nháp 2 Thang đo chính thức
Kiểm định độ tin cậy thang đo Kiểm định giá trị thang đo
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm tập trung nhằm khám phá và điều chỉnh, bổ sung thang đo và phát triển thang đo các yếu tố ảnh đến việc triển khai thành công ERP. Nghiên cứu được tiến hành như sau:
- Chương trình và nội dung thảo luận nhóm được thiết kế theo dàn bài thảo
luận nhóm do tác giả soạn thảo (phụ lục 1).
- Đối tượng tham gia thảo luận nhóm gồm 14 chuyên gia được chia làm 2
nhóm, 1 nhóm gồm 7 chuyên gia tại các doanh nghiệp đã triển khai thành cơng ERP và 1 nhóm gồm 7 chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp cung cấp phần mềm ERP (phụ lục 2).
- Đầu tiên, tác giả thảo luận với các chuyên gia một số câu hỏi mở có tính chất
khám phá để xem họ nhận định thế nào về các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai
thành công ERP. Sau đó, tác giả giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai
thành công ERP để họ thảo luận. Cuối cùng, tác giả xin ý kiến đánh giá của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP theo hướng họ lựa chọn với
mức độ rất quan trọng đến ít quan trọng.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến của các chuyên gia cho thấy, mơ hình nghiên cứu đã đề xuất được thống nhất cao, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến
triển khai thành công ERP gồm: (1) Sự tham gia của lãnh đạo, (2) quản lý dự án
hiệu quả, (3) tái cấu trúc quy trình kinh doanh, (4) sự phù hợp phần mềm và phần cứng, (5) đào tạo, (6) người sử dụng.
Đồng thời nghiên cứu định tính cũng đề nghị bổ sung, điều chỉnh một số biến đo lường các yếu tố cho phù hợp với đặc điểm các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể:
- Yếu tố “Quản lý dự án hiệu quả” bổ sung biến đo lường “Người quản lý dự
án là người có năng lực quản lý”. Các chuyên gia cho rằng, các dự án ở Việt Nam
không thành công là do chưa chọn người quản lý dự án có đủ tầm năng lực để quản lý dự án ERP. Việc triển khai ERP được xem là dự án ứng dụng CNTT lớn nhất của một doanh nghiệp. Vì thế người quản lý dự án phải có đủ năng lực để có thể tiếp
nhận những luồng gió mới, yêu cầu mới trong quá trình triển khai ERP.
- Yếu tố “Đào tạo” bổ sung biến đo lường “Nhà đào tạo có đào tạo trực tiếp
từng người sử dụng trong quá trình triển khai ERP”. Các chuyên cho rằng, ngoài
việc đào tạo tập trung, nhà đào tạo cũng nên trực tiếp đào tạo đến từng nhân viên.
Bởi người Việt Nam thường e ngại, thiếu chủ động khi hỏi về một vấn đề chưa rõ trước đám đông, nên nhiều khi vẫn chưa hiểu rõ về phần mềm ERP. Do đó, khi vận hành phần mềm ERP gặp nhiều khó khăn hay chưa đúng.
- Yếu tố “Người sử dụng” bổ sung biến đo lường “Người sử dụng có tiêu
chuẩn (trình độ, chuyên môn, kỹ năng,..) đáp ứng yêu cầu của nhà đào tạo”. Các chuyên gia cho rằng, do đặc thù các doanh nghiệp Việt Nam cịn làm thủ cơng, chưa tiếp xúc cũng như ứng dụng CNTT vào công việc nhiều. Nên khi triển khai một
phần mềm nhỏ và đơn lẻ như kế tốn, bán hàng,… vào cơng việc hàng ngày vẫn
gặp những khó khăn nhất định. Trong khi đó, ERP là một hệ thống phần mềm lớn, bao quát hết các quy trình của doanh nghiệp và các phần mềm này chủ yếu là sản phẩm của cơng ty nước ngồi. Nên người sử dụng cần phải có trình độ về chun
mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ,…để có thể tiếp nhận và vận hành được phần mềm ERP. - Yếu tố “Triển khai thành cơng ERP” có sự điều chỉnh biến đo lường “Tơi
hài lịng về phần mềm ERP” thành “Tơi hài lịng về lợi ích phần mềm ERP đã triển khai mang lại”. Các chuyên gia cho rằng, biến đo lường “Tơi hài lịng về phần mềm ERP” chưa được rõ ràng nên cần diễn giải rõ nghĩa hơn bằng “Tơi hài lịng về lợi ích phần mềm ERP đã triển khai mang lại”.
Theo đó, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP bao gồm các biến quan sát như sau:
Sự tham gia của lãnh đạo
- Lãnh đạo có tham gia điều hành triển khai ERP (LD1)
- Lãnh đạo có hỗ trợ đầy đủ nhân sự cho việc triển khai ERP (LD2) - Lãnh đạo có hỗ trợ đầy đủ tài chính cho việc triển khai ERP (LD3)
- Lãnh đạo có hỗ trợ đầy đủ máy móc thiết bị cho việc triển khai ERP (LD4)
Quản lý dự án hiệu quả
- Người quản lý dự án là người có năng lực quản lý (DA1)
- Người quản lý dự án là người có kinh nghiệm trong việc triển khai ERP (DA2) - Người quản lý dự án có xây dựng kế hoạch cho việc triển khai ERP (DA3) - Người quản lý dự án có theo dõi, kiểm sốt tiến độ triển khai ERP (DA4) - Người quản lý dự án có tổ chức các cuộc họp định kỳ về tình trạng triển khai
ERP (DA5)
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh
- Cơng ty có hiểu về mục đích tái cấu trúc quy trình kinh doanh (QT1) - Cơng ty có sẵn sàng tái cấu trúc quy trình kinh doanh (QT2)
- Cơng ty có khả năng tái cấu trúc quy trình kinh doanh (QT3) - Qui trình kinh doanh mới phù hợp với công ty (QT4)
Sự phù hợp phần mềm và phần cứng
- Phần mềm ERP phù hợp với nhu cầu của công ty (PH1)
- Phần mềm ERP phù hợp với các phần mềm khác của công ty (PH2) - Phần mềm ERP phù hợp với các phần cứng của công ty (PH3)
- Phần mềm ERP được chọn có thể thiết lập phù hợp với nhu cầu của công ty
Đào tạo
- Nhà đào tạo có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm triển khai phần mềm ERP (DT1)
- Nhà đào tạo có cung cấp cho người sử dụng các tài liệu hướng dẫn liên quan
đến phần mềm ERP (DT2)
- Nhà đào tạo có đào tạo cho người sử dụng các khái niệm liên quan đến phần
mềm ERP (DT3)
- Nhà đào tạo có đào tạo cho người sử dụng các tính năng trong phần mềm ERP (DT4)
- Nhà đào tạo có đào tạo trực tiếp từng người sử dụng trong quá trình triển khai ERP (DT5)
Người sử dụng
- Người sử dụng có tiêu chuẩn (trình độ, chun mơn, kỹ năng,..) đáp ứng u
cầu của nhà đào tạo. (SD1)
- Người sử dụng tham gia đầy đủ các các khóa đào tạo liên quan đến phần mềm ERP (SD2)
- Người sử dụng có tham gia vào triển khai ERP (SD3) - Người sử dụng có khả năng triển khai ERP (SD4)
Triển khai thành công ERP
- Phần mềm ERP triển khai phù hợp với chức năng xác định trong hợp đồng
(KQ1)
- Phần mềm ERP triển khai phù hợp với ngân sách xác định trong hợp đồng
(KQ2)
- Phần mềm ERP triển khai phù hợp với thời gian xác định trong hợp đồng
- Tơi hài lịng về lợi ích phần mềm ERP đã triển khai mang lại (KQ4) Với mơ hình nghiên cứu chính thức như sau:
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu chính thức
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)
Trong đó:
H1: Sự tham gia của lãnh đạo ảnh hưởng dương đến triển khai thành công ERP. H2: Quản lý dự án hiệu quả ảnh hưởng dương đến triển khai thành công ERP. H3: Tái cấu trúc quy trình kinh doanh ảnh hưởng dương đến triển khai thành
công ERP.
H4: Sự phù hợp phần mềm và phần cứng ảnh hưởng dương đến triển khai thành công ERP.
H5: Đào tạo ảnh hưởng dương đến triển khai thành công ERP. H6: Người sử dụng ảnh hưởng dương đến triển khai thành công ERP.
3.3. Nghiên cứu định lượng 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: Là các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc cơng nghệ thông tin và trưởng bộ phận tham gia triển khai ERP trong các doanh
nghiệp đã triển khai thành công ERP tại Việt Nam. Quản lý dự án hiệu quả
Sự tham gia của lãnh đạo
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh Sự phù hợp phần mềm và phần cứng Đào tạo Triển khai thành công ERP Người sử dụng H5 H2 H1 H3 H4 H6
Kích thước mẫu: Đối với phân tích nhân tố (EFA - Exploratory Factor
Analysis), cỡ mẫu tối thiểu là N ≥ 5*x (x: tổng số biến quan sát) (Hair và cộng sự,
2010). Trong nghiên cứu này, tổng số biến quan sát là 30, như vậy số mẫu tối thiểu cần đạt được là 150 mẫu. Theo Tabachnick và Fidell (1996), để tiến hành phân tích hồi quy cho kết quả tốt thì phải đạt cỡ mẫu theo cơng thức là N ≥ 50 + 8*6 = 98
mẫu. Như vậy, trong nghiên cứu này, tác giả chọn cỡ mẫu cần thiết để thỏa mãn cả phân tích nhân tố và hồi quy bội là N = 181 mẫu (N ≥ Max(150; 98)).
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế qua 3 bước như sau:
- Bước 1: Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên các thành phần và
thuộc tính đo lường sau nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý để đánh
giá mức độ đồng ý/ không đồng ý của đối tượng khảo sát được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Bảng thang đo Likert 5 điểm Hồn tồn Hồn tồn
khơng đồng ý Khơng đồng ý Trung hịa Đồng ý
Hồn tồn
đồng ý
1 2 3 4 5
- Bước 2: Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với
khoảng 20 đối tượng tượng khảo sát để đánh giá sơ bộ thang đo và điều chỉnh phù hợp về hình thức, câu chữ đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu và trả lời đúng mục đích nhà nghiên cứu.
- Bước 3: Sau khi căn cứ vào kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức (phụ lục 3) sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu. Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm 30 biến quan sát, chia thành 2 phần:
Phần 1: Các phát biểu nhằm thu thập các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai
thành công ERP (30 câu hỏi)
Phần 2: Các thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát để phân loại và phân
tích dữ liệu về sau (6 câu hỏi).
3.3.3. Thu thập số liệu
Trong quá trình khảo sát, các bảng câu hỏi được gởi đến đối tượng khảo sát bằng cách phát trực tiếp hoặc qua website, email. Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Việc phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp được
thực hiện tại một số doanh nghiệp đã triển khai thành công ERP tại Việt Nam (phụ lục 4). Đồng thời, bảng câu hỏi được thiết kế trên Google Docs và được chuyển
email đến đối tượng khảo sát đang làm việc tại các doanh nghiệp đã triển khai thành công ERP tại Việt Nam.
3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Thơng tin mẫu: Có 250 mẫu được phát đi (bao gồm trực tiếp 50 mẫu và 200
địa chỉ email kèm theo địa chỉ khảo sát trên Google Docs). Sau khi sàng lọc, loại bỏ
các kết quả trả lời không hợp lệ (trả lời giống nhau từ đầu đến cuối, bỏ trống nhiều câu), thu được 181 phiếu hợp lệ (tỉ lệ đạt (72.4%).
Toàn bộ dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0:
- Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Phân tích hệ số có hệ Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến khơng phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 được xem xét để loại khỏi thang đo (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Phân tích nhân tố khám phá: Nhằm mục đích kiểm tra và xác định lại các
nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 đều bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân
tố Principal axis factoring với phép xoay Promax đối với các biến quan sát.
- Phân tích hồi quy: Nhằm mơ hình hóa (bằng phương pháp hồi quy) mối quan
hệ và mức độ phụ thuộc của việc triển khai thành công ERP phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai ERP; Đồng thời đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mơ hình với tập dữ liệu qua thông số R2 sau khi chạy hồi quy tuyến tính bội với phương pháp Enter và kiểm nghiệm F (Với giá trị sig.).
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã trình bày về quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu từ phát triển thang đo nháp 1, nghiên cứu định tính cho đến nghiên cứu định lượng. Đồng
thời, trong chương này cũng xác định rõ đối tượng khảo sát đã trực tiếp tham gia
triển khai ERP trong các doanh nghiệp đã triển khai thành công ERP tại Việt Nam với cỡ mẫu là 181 người, các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thơng qua nghiên cứu định tính và phỏng vấn thử, tác giả đã tiến hành hiệu chỉnh từ thang đo nháp 1 thành thang đo chính thức phù hợp
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu, chương 4 sẽ tập trung xử lý các dữ liệu đã được thu thập, phân tích các kết quả từ dữ liệu thu thập, kiểm định
các giả thuyết từ mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành cơng ERP
trong các doanh nghiệp. Ngồi ra chương này cịn trình bày kết quả kiểm định khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP theo ngành nghề kinh doanh, phần mềm ERP đã triển khai.
4.1.Mô tả mẫu điều tra khảo sát
Kết quả thu thập từ 181 bảng kết quả khảo sát hợp lệ, tác giả tổng hợp thành bảng thông tin về các đặc điểm cá nhân các đối tượng tham gia khảo sát như sau:
Bảng 4.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu theo các đặc điểm cá nhân của đối
tượng tham gia khảo sát
Các đặc điểm cá nhân của khách hàng Số lượng % Chức vụ Quản lý cấp cao 101 55.8 Quản lý cấp trung 80 44.2 Khác 0 0 Cộng 181 100 Học vấn Sau đại học 62 34.3 Đại học 109 60.2 Cao đẳng 4 2.2 Khác 6 3.3 Cộng 181 100 Ngành nghề kinh doanh Sản xuất 42 23.2
Giao nhận, truyền thông 40 22.1
Dịch vụ, bán lẻ 66 36.5 Khác 33 18.2