Doanh thu phí bảo hiểm và thị phần theo khối doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bảo hiểm bưư điện đến năm 2015 (Trang 30 - 38)

Phi nhân thọ Nhân thọ Toàn thị trường

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2006 2007 2006 2007

Doanh thu phí bảo hiểm Tỷ đồng 6.403 8.258 8.495 9.438 14.898 17.696 Tốc độ tăng trưởng % 16,71 28,97 4,49 11,10 9,41 18,78 Tỷ trọng/ tổng phí % 42,98 46,67 57,02 53,33 100 100 Tỷ trọng phí/ GDP % 0,61 0,72 0,81 0,83 1,42 1,55 Thị Phần Doanh nghiệp trong nước % 94,67 94,37 36,65 36,52 61,58 62,61 DN có vốn ĐT nước ngồi % 5,33 5,63 63,35 60,98 38,42 37,39

Nguồn: Báo cáo thường niên thị trường bảo hiểm Việt Nam 2007

Đối với thị trường bảo hiểm Phi Nhân Thọ tại Việt Nam, năm 2007, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 8.258 tỷ đồng, tăng trưởng 28,97% so với năm 2006. Các doanh nghiệp trong nước chiếm 94,37%, thị phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 5,63%. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm tiếp tục tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có uy tin trên thị trường như Bảo Việt: 31,50%; Bảo Minh: 19,51%; PVI: 19,98%; PJICO: 9,96%.

Thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của từng doanh nghiệp bảo hiểm năm 2006 và 2007 (Xem hình 1.2 và hình 1.3 đính kèm)

Thị Phần Doanh Thu Phí Của Từng Doanh Nghiệp Năm 2006 UIC; 2,04% VIA; 1,47% IAI; 0,38% Samsung Vina; 0,75% Groupama; 0,02% QBE; 0,37% AIG; 0,29% Liberty; 0,00% Bảo Việt; 35,08% ACE non-life; 0,00%

GIC; 0,04% BIC; 0,63% Agrinco; 0,00% Bảo Tín; 0,00% MIC; 0,00% VASS; 1,69% AAA; 0,76% Bảo Long; 1,78% PTI; 4,39% PVI; 18,18% Bảo Minh; 21,66% PJICO; 10,46% Hình 1.2. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm của các Cơng ty bảo hiểm phi

nhân thọ năm 2006 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

Thị Phần Doanh Thu Phí Của Từng Doanh Nghiệp Năm 2007 PJICO; 9,96% Bảo Minh; 19,51% PVI; 19,98% PTI; 3,49% Bảo Long; 1,99% AAA; 1,88% VASS; 2,02% MIC; 0,00% Bảo Tín; 0,02% Agrinco; 0,22% BIC; 1,78% GIC; 2,01% ACE non-life; 0,05% Bảo Việt; 31,50% Liberty; 0,05% AIG; 0,75% QBE; 0,36% Groupama; 0,03% Samsung Vina; 0,80% IAI; 0,30% VIA; 1,30% UIC; 1,99%

So với năm 2006, các nghiệp vụ bảo hiểm chính đều có tốc đơ tăng trưởng cao. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tăng 43,46%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người tăng 29,37%, bảo hiểm tài sản và thiệt hại tăng 27,89%, bảo hiểm thân tàu và trách nhiện dân sự chủ tàu tăng 26,85%, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tăng 26,22%, bảo hiểm cháy nổ tăng 13,78%.

Tóm lại Với cơ sở lý thuyết trình bày ở Chương này sẽ là nền tảng để phân tích đánh giá hoạt động của Công ty Bảo Hiểm Bưu Điện cùng với các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh đến năm 2015.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI) TRONG THỜI GIAN QUA (GIAI ĐOẠN 1998 - 2007).

2.1. Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của PTI

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngay sau khi Nghị định 100/CP của Chính phủ được ban hành, các công ty bảo hiểm khác (ngồi hệ thống bảo hiểm cũ) đã nhanh chóng được thành lập và đóng góp tích cực vào việc phá bỏ độc quyền về kinh doanh bảo hiểm đã tồn tại hàng chục năm trước đây. Một trong số những công ty bảo hiểm mới thành lập đã chiếm được vị trí tin cậy trên thị trường bảo hiểm Việt Nam là Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm

Bưu Điện (PTI) với những thông tin cụ thể như sau:

Tên tiếng Anh : Posts & Telecomunication Joint Stock Insurance Company Tên viết tắt : PTI

Địa chỉ trụ sở chính : Tầng 8/4A Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh:

+ Kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ + Kinh doanh nhượng và nhận tái bảo hiểm phi nhân thọ

+ Giám định, điều tra, tính tốn, phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và địi người thứ ba.

Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (gọi tắt là PTI) được Uûy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấy giấy phép thành lập số 3633/GP-UB ngày 01/08/1998 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1998. Cơng ty có 07 cổ đơng sáng lập là:

1) Tổng Cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam – VNPT 2) Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh

4) Công ty Xuất nhập khẩu Vật tư Bưu điện I – COKYVINA 5) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế – VIBank

6) Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam – VINACONEX 7) Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - HACC

Hoạt động chính của PTI là kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trên lãnh thổ Việt Nam và quốc tế.

Trụ sở chính của PTI tại Hà Nội. Năm 1998, khi PTI mới được thành lập, cơ cấu tổ chức chỉ gồm 01 văn phịng chính tại Hà Nội (03 phịng chức năng và 03 phòng vừa khai thác vừa quản lý) và 01 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 08 năm triển khai hoạt động kinh doanh, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính và Uûy ban Nhân dân các tỉnh liên quan, Công ty đã thành lập 22 chi nhánh của Công ty tại các địa phương gồm: Tp. Hồ Chí Minh. Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cà Mau, Bình Dương, Bình Định, Kon Tum, Long An, Vĩnh Phúc, An Giang,… Hệ thống mạng lưới đại lý bảo hiểm của PTI hoạt động ở tất cả các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Với hệ thống tổ chức mạng lưới phục vụ khách hàng nêu trên, về cơ bản đến nay PTI đã đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ khách hàng trên toàn quốc với phương châm giải quyết nhanh, kịp thời các vụ tổn thất và được khách hàng đánh giá cao.

Đầu quý III/2005, Cơng ty có thay đổi lớn về mặt mơ hình tổ chức bộ máy, đó là việc thành lập Hội sở giao dịch Hà Nội trên cơ sở tách riêng bộ phận kinh doanh trực tiếp ra khỏi Văn phịng Cơng ty. Tổ chức lại mơ hình quản lý tại Văn phịng Cơng ty với định hướng quản lý theo nghiệp vụ bảo hiểm, từng bước chun mơn hóa bộ máy quan lý nhằm đảm bảo cho Cơng ty có thể mở rộng và phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Tổng số cán bộ nhân viên Công ty hiện nay là 550 người. Số người có trình độ đại học trở lên chiếm 74%. Nhiều cán bộ chủ chốt của Cơng ty có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của PTI

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức của PTI

Hiện nay PTI có cơ cấu tổ chức như sau: (Sơ đồ tổ chức: Xem phụ lục số 1) - Ban Tổng Giám Đốc gồm có: Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc - Tại văn phịng Cơng ty bao gồm 7 phòng quản lý và 4 phòng nghiệp vụ với các nhiệm vụ và chức năng cụ thể như sau:

2.1.2.2. Các phòng chức năng:

ƒ Phịng kế tốn tài chính: Có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc

Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát lĩnh vực tài chính – kế tốn theo quy định của Nhà nước và Cơng ty. Thực hiện cơng tác tài chính –kế tốn tại Văn phịng Cơng ty.

ƒ Phòng tổ chức cán bộ – lao động tiền lương: Phòng Tổ chức cán bộ có chức

năng tư vấn, tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc Công ty thống nhất quản lý công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương và thi đua khen thưởng theo đúng chính sách, chế độ quy định của Nhà nước và Cơng ty.

ƒ Phịng kế hoạch - đầu tư: Phịng kế hoạch đầu tư có chức năng tham mưu

cho Ban Tổng Giám Đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và kiểm tra các vấn đề liên quan đến công tác kế hoạch, cơng tác đầu tư tài chính, cơng tác xây dựng cơ bản và cơng tác quản lý cổ đơng.

ƒ Phịng Tổng hợp: Phịng Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Ban Tổng

Giám Đốc Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các phịng tại Văn phịng Cơng ty để thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác, quy chế làm việc và trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác sau: công tác tổng hợp, thư ký, công tác pháp chế, cơng tác hành chính, quản trị, lễ tân,…

ƒ Phịng Cơng nghệ thơng tin: Nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin

vào quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty, tổ chức thực hiện công tác thống kê, thu thập, quản lý và cung cấp thông tin hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và quản lý của Cơng ty.

ƒ Phịng tái bảo hiểm: Tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc Công ty, chỉ đạo

hoạt động và tổ chức thực hiện kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm, ban hành “Hướng dẫn Tái bảo hiểm”. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện “Hướng dẫn tái bảo hiểm”. Nghiên cứu, xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện các phương án nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với từng loại hình nghiệp vụ bảo hiểm của Cơng ty, hỗ trợ các đơn vị khai thác lấy phí, điều kiện điều khoản bảo hiểm từ các nhà Tái bảo hiểm trong các trường hợp có liên quan.

ƒ Phịng quản lý đại lý: Có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc

Công ty trong việc ban hành các chính sách nhằm xây dựng, phát triển, quản lý thống nhất và giám sát chặc chẽ hoạt động của hệ thống đại lý Cơng ty trên tồn quốc.

2.1.2.3. Các phòng nghiệp vụ:

ƒ Phòng Bảo hiểm Tài sản – Kỹ thuật: Tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc

trong việc quản lý và chỉ đạo các công tác chuyên môn nghiệp vụ Tài sản – Kỹ thuật trong tồn Cơng ty; quản lý và nghiên cứu thiết kế sản phẩm bảo hiểm; tham gia trực tiếp vào công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và phương án tái bảo hiểm hàng năm theo nghiệp vụ; ban hành các văn bản nghiệp vụ; hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ và thực hiện công tác thống kê và kiểm tra các đơn vị; quản lý và thực hiện công tác giám định và bồi thường theo phân cấp.

ƒ Phòng Bảo hiểm hàng hải: Tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc trong việc

quản lý và chỉ đạo các công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Triển khai và hỗ trợ các đơn vị về nghiệp vụ hàng hải, nghiên cứu, xây dựng và ban

hành các văn bản quy định về nghiệp vụ liên quan đến hàng hải; quản lý và thực hiện công tác giám định và bồi thường theo phân cấp.

ƒ Phòng bảo hiểm xe cơ giới: Tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc công tác

chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện công tác quản lý sản phẩm, công tác kế hoạch, ban hành các văn bản nghiệp vụ, công tác giám định bồi thường theo phân cấp, hỗ trợ và đào tạo nghiệp vụ cho các đơn vị.

ƒ Phòng bảo hiểm con người: Tham mưu cho ban Tổng giám đốc trong việc

quan lý và chỉ đạo các công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm con người trong tồn cơng ty; quản lý và nghiên cứu thiết kế sản phẩm bảo hiểm; tham gia trực tiếp vào công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và phương án tái bảo hiểm hàng năm theo nghiệp vụ; ban hành các văn bản nghiệp vụ; hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ và thực hiện công tác thống kê và thanh tra các đơn vị; quản lý và thực hiện công tác giám định và bồi thường theo phân cấp.

Theo cơ cấu tổ chức mới song song với nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ, kiểm tra và giám sát toàn diện về hoạt động của các đơn vị trực thuộc PTI, các phòng nghiệp vụ cịn quản lý thực hiện tồn bộ các hoạt động giám định, bồi thường, đòi người thứ ba của các đơn vị trong tồn cơng ty.

Các phòng chức năng và phịng nghiệp vụ có quan hệ mật thiết với nhau và cùng phối hợp với ban Tổng giám đốc thực hiện quản lý, đánh giá tình hình kinh doanh, đưa ra các quy định nghiệp vụ, các biện pháp và chiến lược kinh doanh.

2.2. Kết quả kinh doanh của PTI trong một vài năm gần đây.

Trong những năm qua Cơng ty ln phấn đấu thực hiện hồn thành nhiệm vụ được giao trên tất cả các lĩnh vực then chốt, cụ thể là duy trì và nâng cao năng lực tài chính, đạt tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm cao, đặc biệt doanh thu ngồi hệ thống Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT). Đảm bảo lợi nhuận và duy trì cổ tức trả cho cổ đơng, tổ chức bộ máy phát triển và đời sống

cán bộ nhân viên được nâng cao. Sau đây là một số kết quả kinh doanh của Công ty đã thực hiện trong bốn năm gần đây:

2.2.1. Lợi nhuận

Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2004 đạt 21,090 tỷ đồng, năm 2005 đạt 23,668 tỷ đồng, năm 2006 đạt 17,988 tỷ đồng và năm 2007 đạt 25,462 tỷ đồng. Như vậy, so với năm 2006, lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 7,474 tỷ đồng (tương ứng tăng 41,55%).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bảo hiểm bưư điện đến năm 2015 (Trang 30 - 38)