Cơ cấu doanh thu trong ngành và ngoài ngành năm 2004-2007

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bảo hiểm bưư điện đến năm 2015 (Trang 45 - 51)

Đơn vị tính: Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Tổng cộng 224,997 100 282,894 100 305,515 100 343,494 100 Trong ngành 150,493 66,9 149,136 52,7 137.482 45 145.298 42.3 Ngoài ngành 74,504 33,1 133,758 47,3 168.033 55 198.196 57.7

(Nguồn: Báo cáo kế hoạch kinh doanh của PTI 2004-2007)

Trong những năm đầu mới thành lập, PTI chỉ tập trung cung cấp các dịch vụ bảo hiểm trong ngành Bưu Chính Viễn Thơng và một số cổ đông khác. Doanh thu trong ngành và các cổ đông khác chiếm khoảng 80% tổng doanh thu. Trong đó, sản phẩm thiết bị điện tử là sản phẩm đem lại doanh thu chủ yếu cho Công ty và phần lớn là từ các thiết bị tổng đài trong ngành Bưu Chính Viễn Thơng.

Năm 2004 là năm thứ 4 thực hiện chiến lược mở rộng thị trường với mục tiêu cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh khai thác ngồi cổ đơng, khai thác khách hàng ở các ngành khác nhau, các thành phần kinh tế khác nhau. Cơ cấu kinh doanh trong ngành và ngồi ngành đã có xu hướng thay đổi và tiến đến trạng thái cân bằng. Năm 2004, doanh thu ngoài ngành chỉ chiếm 33,10% tổng doanh thu, năm 2005 tăng lên chiếm 47,30% tổng doanh thu, năm 2006 tăng lên chiếm 55% tổng doanh thu và năm 2007 doanh thu ngoài ngành đã chiếm 57,70% tổng doanh thu.

Như vậy sau 10 năm, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, PTI đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và có uy tín với các nhà tái bảo hiểm thế giới. Công ty đã triển khai rộng rãi hàng chục loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự,… tới hàng vạn khách hàng trong cả nước. Với những cố gắng nổ lực hết mình, PTI đang ngày càng phát triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 30%.

2.3. Phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh của Công ty Bảo Hiểm Bưu Điện Công ty Bảo Hiểm Bưu Điện

2.3.1. Phân tích đánh giá các yếu tố bên ngồi 2.3.1.1. Mơi trường vĩ mô

a. Môi trường tự nhiên

Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục thống kê (số liệu năm 2004), tổng tích lũy trong dân cư năm 2004 là trên 112 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2004, các kênh huy động vốn kinh điển như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán … huy động được gần 70 nghìn tỷ đồng, vẫn cịn khoảng 42 nghìn tỷ đồng chưa được thu hút vào đầu tư tăng trưởng, nguồn vốn tích lũy trong dân cư cịn gấp nhiều lần nữa.

Việt Nam là quốc gia có dân số khá đơng (đứng thứ 12 trên thế giới) là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao của Châu Á. Cùng song song với sự phát triển kinh tế, người dân ngày càng giàu hơn và có nhận thức rõ hơn về bảo hiểm, khi đó nhu cầu tham gia bảo hiểm ngày càng cao.

b. Môi trường kinh tế

Theo chiến lược phát triển ngành bảo hiểm đến năm 2010 đã được chính phủ phê duyệt, tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành bảo hiểm về doanh thu đạt mức trung bình 24%, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức tăng trưởng

trung bình 16,5%/năm. Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành so với GDP đạt 4,2% vào năm 2010.

Tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của các ngành, các lĩnh vực nói riêng như: đầu tư nước ngồi, xuất nhập khẩu, cơng nghiệp, nơng nghiệp, các ngành dịch vụ du lịch… có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của ngành bảo hiểm.

Việt Nam cũng đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng lớn, FDI tăng lên không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức sản xuất kinh doanh hiện đại, khai thác các tiềm năng của đất nước, đào tạo tay nghề và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động Việt Nam, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân Việt Nam.

Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác kinh tế thương mại như hiệp định hợp tác kinh tế thương mại với EU (năm 1992), tham gia tổ chức ASEAN (năm 1996), tham gia tổ chức APEC (năm 1998), tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA (năm 2001), ký hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ (năm 2001) và ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Thực hiện cam kết gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh cả về quy mô, chất lượng và sự ổn định trong thị trường tài chính nói chung. Q trình hội nhập sẽ làm giảm chi phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ được nâng cao, năng lực thị trường được mở rộng, cơng nghệ quản lý mới được chuyển giao, trình độ đội ngũ cán bộ được nâng cao … Đồng thời việc thực hiện các cam kết cũng sẽ dẫn đến những khả năng gây bất ổn nói chung của thị trường

tài chính, mất dần vai trị chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, hệ thống quy định quản lý chưa theo kịp được với mức độ mở của thị trường.

Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam, khi đó sẽ tăng thêm năng lực khai thác bảo hiểm của thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thị trường quốc tế sẽ giúp chuyển giao công nghệ khai thác bảo hiểm và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại Việt Nam. Việc tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ mang lại những lợi ích tổng thể cho thị trường. Tuy nhiên bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ khơng cịn nhận được sự bảo hộ của nhà nước, đồng thời phải đối đầu với các đối thủ nước ngoài rất mạnh và tình hình cạnh tranh sẽ diễn ra rất khốc liệt.

Bên cạnh đó, những nhân sự có năng lực và trình độ chun mơn cao sẽ dần chuyển từ doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sang doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi có thu nhập cao hơn ngày càng nhiều. Với khả năng tài chính rất mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi sẽ tìm mọi cách để tun truyền, quảng cáo, khuyến mãi, khuếch trương sản phẩm, hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều khoản điều kiện … để nâng cao lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.

Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc như: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm hàng không đối với hành khách, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bảo hiểm cháy nổ và các loại bảo hiểm khác được quy định theo điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường bảo hiểm mà chỉ ảnh hưởng đến thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm ra nước ngoài đều phải thực hiện tái bảo hiểm bắt buộc tối thiểu 20% qua Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE). Vì vậy thực hiện cam kết xóa bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc này sẽ tác động đến tổng mức phí bảo hiểm giữ lại của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ linh hoạt hơn trong công tác tái bảo hiểm.

Mặc dù nền kinh tế vẫn có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua nhưng cũng tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn lớn như nạn dịch, hạn hán, thiên tai nghiêm trọng, bão lụt,… Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung trong đó có Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện.

c. Mơi trường chính trị, chính phủ và luật pháp

Hoạt động của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, cụ thể như:

- Luật đầu tư và luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/07/2006 đều quy định các doanh nghiệp phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển sản phẩm của mình

- Ngày 07/11/2006, chính phủ đã ban hành nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Theo đó, tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm: nhà, cơng trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo, máy móc thiết bị, các loại hàng hóa, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền.

- Bảo hiểm bắt buộc đối với người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế đã có khung pháp lý để phát triển khi luật du lịch có hiệu lực từ 01/01/2006 và nghị định chính phủ hướng dẫn về du lịch lữ hành trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, luật pháp đối với lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam còn chưa hồn thiện và vẫn cịn có những hạn chế pháp lý đối với việc đa dạng hóa lĩnh

vực đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể đầu tư vào trái phiếu chính phủ và tiền gửi ngân hàng. Tức là pháp luật Việt Nam còn hạn chế việc đầu tư vốn trực tiếp của các công ty bảo hiểm.

Các văn bản pháp luật về đầu tư vốn và hoạt động của cơng ty cổ phần, chứng khốn và thị trường chứng khoán, luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong q trình hồn thiện chưa đồng bộ, sự thay đổi về mặt chính sách ln có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thực thi pháp luật lại chưa đạt hiệu quả cao nên khả năng chính sách của nhà nước thay đổi sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện.

2.3.1.2. Môi trường vi mơ

a. Đối thủ cạnh tranh

Tính đến 30/10/2007, đã có 40 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam bao gồm 1 doanh nghiệp nhà nước, 19 công ty cổ phần, 4 doanh nghiệp liên doanh và 16 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi. Ngồi ra cịn có sự góp mặt của 37 văn phịng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam, góp phần cải thiện mơi trường đầu tư và làm gia tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đến làm ăn tại Việt Nam (Nguồn hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

Đối với thị trường bảo hiểm Phi Nhân Thọ tại Việt Nam, năm 2007, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 8.258 tỷ đồng, tăng trưởng 28,97% so với năm 2006. Các doanh nghiệp trong nước chiếm 94,37%, thị phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 5,63%. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm tiếp tục tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường như Bảo Việt: 31,50%; Bảo Minh: 19,51%; PVI: 19,98%; PJICO: 9,96%.

Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đều xác định bảo hiểm xe

đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vẫn tiếp tục cạnh tranh quyết liệt với nhau bằng cách giảm phí, tăng hoa hồng, tăng chi phí khai thác…

Thị phần doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ năm 2007 (Xem hình 1.1 – Chương 1).

Để đánh giá đầy đủ về đối thủ cạnh tranh của Công ty, tác giả chọn phương pháp gửi bảng câu hỏi đến 40 cán bộ lãnh đạo Tổng Công ty, Ban lãnh đạo các Chi nhánh và một số chuyên gia trong ngành bảo hiểm. (Bảng câu hỏi:

xem phụ lục số 2). Quá trình thu thập, phân tích đánh giá và phỏng vấn trực tiếp

một số chuyên gia, tác giả xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bảo hiểm bưư điện đến năm 2015 (Trang 45 - 51)