Tác giả Trần Kim Dung, trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và mức độ gắn kết đối với tổ chức” năm 2005 của mình đã cho rằng thỏa mãn là “mức độ mà nhân viên có cảm nhận, định hướng tích cực đối với việc làm trong tổ chức”. Cũng trong đề tài này, tác giả đã sử dụng thang đo JDI của
Smith có điều chỉnh: AJDI ( Adjust Job Descriptive Index ) để đo lường các yếu tố thành phần của công việc. Và trên cơ sở đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của “sự thỏa mãn các yếu tố thành phần trong công việc” đến mức độ thỏa mãn chung trong công việc và sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức.
Theo thang đo AJDI này, ngoài 5 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc, bao gồm: bản chất công việc, cơ hội thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp và tiền lương, tác giả đã bổ sung và khẳng định thêm hai khía cạnh trong cơng việc cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Bảy yếu tố tổng hợp này bao gồm: bản chất công việc, cơ hội đào tạo - thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương, phúc lợi và điều kiện làm việc.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Kim Dung (2005) về sự thỏa mãn trong cơng việc và tình hình thực tế tại Ngân hàng Nơng Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu này sẽ lựa chọn các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc như sau: bản chất công
việc, thu nhập, đồng nghiệp, lãnh đạo, cơ hội đào tạo - thăng tiến và điều kiện làm việc. Các yếu tố này được xác định là sẽ tác động đến mức độ thỏa mãn trong
công việc của người lao động, sự thay đổi của các yếu tố này theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm tăng hoặc giảm mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
Bản chất công việc: là những vấn đề liên quan đến cơng việc. Cơng việc có tạo
cho người lao động cơ hội sử dụng những kỹ năng và năng lực của họ khơng; cơng việc có thú vị khơng? Có nhiều thách thức khơng? Và có được đánh giá công bằng không?
Thu nhập: là những cảm nhận của nhân viên về tính cơng bằng trong việc trả
lương, thưởng và các khoản trợ cấp khác.
Đồng nghiệp: là những cảm nhận liên quan đến các hành vi, quan hệ đồng
Lãnh đạo: là những cảm nhận liên quan đến các mối quan hệ giữa nhân viên và
cấp lãnh đạo trực tiếp, sự hỗ trợ của cấp trên, phong cách lãnh đạo và khả năng lãnh đạo khi cấp trên thực hiện các chức năng quản trị trong tổ chức.
Cơ hội đào tạo - thăng tiến: là những vấn đề liên quan đến nhận thức của nhân
viên về các cơ hội được đào tạo, phát triển các năng lực cá nhân và cơ hội được thăng tiến trong tổ chức.
Điều kiện làm việc: là những vấn đề liên quan đến cảm nhận của nhân viên về
một nơi làm việc an toàn, vệ sinh; máy móc, trang thiết bị làm việc tốt, an toàn; phòng làm việc đảm bảo các yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn…
Ngoài các yếu tố trên, một số yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân cũng có những tác động đến mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động. Theo học thuyết Maslow, nhu cầu con người thông thường xuất phát từ thấp đến cao và phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân như tuổi tác, thâm niên, giới tính, trình độ học vấn, chức vụ …Trong đề tài này, các đặc điểm cá nhân được xem xét là: giới tính, tuổi tác, thâm niên, trình độ học vấn, thu nhập và chức vụ.
2.5 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC
* TRÊN THẾ GIỚI:
2.5.1 Nghiên cứu của Tom (2007)
Nghiên cứu của Tom (2007) về sự thỏa mãn trong công việc của người lao động ở nhiều lĩnh vực tại Mỹ đã đưa ra kết quả như sau:
+ 47% số người lao động thỏa mãn với công việc họ đang làm.
+ 53 % số người lao động không thỏa mãn với cơng việc. Trong đó, nhóm lao động khơng có kỹ năng có mức độ thỏa mãn với cơng việc thấp hơn nhiều so với nhóm người lao động có kỹ năng.
2.5.2 Nghiên cứu của Keith và John (2002)
Nghiên cứu của Kieth và John (2002) về thỏa mãn trong công việc của những người có trình độ cao, vai trị của giới tính, những người quản lý và so sánh với thu nhập đã cho kết quả như sau:
+ Yếu tố tác động chủ yếu đến sự thỏa mãn trong công việc của những người có trình độ cao là: việc kiếm tiền, điều kiện vật chất, sức khỏe và các loại phúc lợi khác.
+ Vai trị của giới tính: nữ có mức độ thỏa mãn trong cơng việc cao hơn nam. + Có sự gia tăng mức độ thỏa mãn đối với những người quản lý.
+ Thu nhập có vai trị quan trọng đối với mức độ thỏa mãn của người lao động trong công việc.
2.5.3 Nghiên cứu của Andrew (2002)
Nghiên cứu của Andrew (2002) về sự thỏa mãn trong công việc tại Mỹ và một số quốc gia khác đã đưa ra kết quả như sau:
+ Tại Mỹ: 49% số người lao động rất thỏa mãn với công việc, 49% chấp nhận công việc hiện tại và chỉ 2% khơng thỏa mãn với những gì mình đang làm.
+ Tại Đan Mạch, Nhật Bản, Hungary: tỷ lệ rất thỏa mãn với công việc lần lượt là 62%, 30% và 23%.
Nghiên cứu xác định các yếu tố làm tăng mức độ thỏa mãn trong công việc gồm: giới nữ, an tồn trong cơng việc, cơng ty nhỏ, thu nhập cao, quan hệ đồng nghiệp tốt, thời gian đi lại ít, vấn đề giám sát, quan hệ với công chúng và có cơ hội học tập.
So sánh các kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu về sự thỏa mãn trong công việc của người lao động của các tác giả cho thấy:
+ Mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động ở các quốc gia là khác nhau.
+ Mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động dù ở quốc gia nào cũng đều gắn liền với một số yếu tố liên quan đến công việc như: bản chất công việc, tiền lương, đồng nghiệp, lãnh đạo, cơ hội học tập – thăng tiến, môi trường và điều kiện
làm việc…Các yếu tố này càng tốt thì mức độ thỏa mãn trong cơng việc của người lao động càng cao.
* TẠI VIỆT NAM:
2.5.4 Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Duy Nhất (2009)
Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Duy Nhất (2009) về “ảnh hưởng của sự thoả mãn trong công việc đến nỗ lực làm việc của nhân viên trong ngành dịch vụ viễn thông tại Việt Nam” đã đưa ra kết quả như sau:
Kết quả phân tích nhân tố cho ra 08 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên: được cấp trên tôn trọng, thu nhập, kỹ thuật khéo léo, điều kiện làm việc, được tương tác trong công việc, công việc thú vị, tâm lý yên tâm khi làm việc, áp lực công việc phù hợp.
Với nghiên cứu này, hệ số R2 = 0,344. Ý nghĩa: 8 nhân tố trên giải thích được 34.4% biến thiên của sự thỏa mãn trong công việc của người lao động trong ngành dịch vụ viễn thơng tại Việt Nam.
2.5.5 Nghiên cứu của Nguyễn Chí Bảo (2011)
Nghiên cứu của Nguyễn Chí Bảo (2011) về “Giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên văn phịng tại Cơng ty TNHH Yujin Vina” đã đưa ra kết quả như sau:
Theo kết quả phân tích thực trạng nhân sự của công ty kết hợp với phân tích định lượng đã cho ra 04 nguyên nhân chính làm giảm mức độ thoả mãn của nhân viên văn phòng đang làm việc tại công ty: “đào tạo phát triển”, “điều kiện làm việc”, “đánh giá thành tích”, và “bản chất cơng việc”. Kết quả phân tích dữ liệu của nghiên cứu này cho thấy, yếu tố “đào tạo phát triển” có ảnh hưởng cao nhất đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên văn phịng. Điều này có nghĩa là cơng ty càng làm thỏa mãn những mong muốn, ước muốn của nhân viên trong công tác đào tạo, phát triển nghề nghiệp thì sự thích thú trong cơng việc của họ càng tăng cao.
Ở nghiên cứu này, kết quả R2
= 0.428. Ý nghĩa: 04 nhân tố trên giải thích được 42.8% biến thiên của sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên văn phịng tại Cơng ty TNHH Yujin Vina.
2.5.6 Nghiên cứu của Ngơ Chí Tâm (2008)
Đề tài nghiên cứu về “Đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Cơng ty cổ phần Cơ khí chế tạo máy Long An” đã cho kết quả như sau:
Có 04 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động trong công việc: “Tiền lương”, “đồng nghiệp”, “lãnh đạo” và “bản chất công việc”. Mức độ thỏa mãn của 04 yếu tố này tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại cơng ty. Và trong đó, mức độ thỏa mãn về “tiền lương” của người lao động là thấp nhất trong các yếu tố trên.
Nghiên cứu này tác giả cho ra kết quả R2 = 0.377. Ý nghĩa: 04 nhân tố trên giải thích được 37.7% biến thiên của sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Cơng ty cổ phần Cơ khí chế tạo máy Long An.