Sơ đồ kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại Kim Tín (Trang 97 - 106)

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung - 83- TK 911 TK 531 510.139.227 383.541.082.584 TK 511 2.943.848.700 TK 515 1.683.299.919 TK 711 353.191.732.791 TK 632 8.401.343.224 TK 641 3.735.148.480 TK 642 117.308.933 TK 811 1.916.614.779 TK 8211 7.158.543.987 TK 421

Sơ đồ 3.1 Kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh

13.647.539.009

TK 635

Lợi nhuận thuần từ hoạt HĐKD:

= (383.541.082.584 + 2.943.848.700) – (353.191.732.791 + 13.647.539.009 + 8.401.343.224 + 3.735.148.480) = 7.509.167.780

 Lợi nhuận khác:

= 1.683.299.919 - 117.308.933 = 1.565.990.986

 Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN:

= 7.509.167.780 + 1.565.990.986 = 9.075.158.766

 Chi phí thuế TNDN:

Theo tờ khai tạm tính quý 4/2010:

- Doanh thu phát sinh trong kỳ: 383.596.718.904 - Chi phí phát sinh trong kỳ: 378.516.215.890

- Lợi nhuận phát sinh trong kỳ: 383.596.718.904 - 378.516.215.890 = 5.080.503.014

- Thu nhập chịu thuế: 5.080.503.014

- Thuế TNDN phải nộp trong kỳ: 5.080.503.014 x 25% = 1.270.125.754 Theo tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm 2010:

- Thuế TNDN phải nộp trong năm theo tờ khai quyết toán: 2.679.583.618 Chi phí thuế TNDN hạch toán trong quý 4/2010:

- Tổng thuế TNDN tạm nộp trong năm 2010 (4 quý): 2.033.094.593

- Thuế TNDN phải hạch toán bổ sung trong năm 2010: = 2.679.583.618 - 2.033.094.593 = 646.489.025

- Thuế TNDN phải hạch toán trong quý 4/2010:

= 1.270.125.754 + 646.489.025 = 1.916.614.779

- Lợi nhuận sau thuế quý 4/2010:

= 9.075.158.766 - 1.916.614.779 = 7.158.543.987

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung - 85-

Cty TNHH TM Kim Tín

Địa chỉ: 69 Nguyễn Thi, P.13, Q5 Ban hành theo QĐ số Mẫu số B02-DN 15/2006/QĐ- BTC ngày

20/03/2006

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Quý 4/ 2010 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu số Thuyết minh Kỳ trước Kỳ này A B C 1 2

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 384.051.221.811

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 510.139.227

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp dịch vụ (10-02) 10 383.541.082.584

4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 353.191.732.791

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ (20=10-11) 20 30.349.349.793

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 2.943.848.700

7. Chi phí tài chính 22 VI.28 13.647.539.009

8. Trong đó: lãi vay phải trả 23

9. Chi phí bán hàng 24 8.401.343.224

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3.735.148.480

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh (30=20 + (21-22) – (24+25)) 30 7.509.167.780

12. Thu nhập khác 31 1.683.299.919

13. Chi phí khác 32 117.308.933

14. Lợi nhuận khác (40= 31-32) 40 IV.09 1.565.990.986 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50-

30+40) 50 9.075.158.766

16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 1.916.614.779 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30

CHƯƠNG 4

NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ 4.1. NHẬN XÉT

Công Ty Kim Tín thuộc tập đoàm Kim Tín, sau thời gian 10 năm hình thành và phát triển đã có một vị thế vững mạnh trên thị trường. Để đảm bảo công ty phát triển theo định hướng của tập đoàn đòi hỏi phải có công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán nói riêng cho phù hợp với xu thế của thị trường cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty.

Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán tại phòng kế toán của Công ty Kim Tín, Em nhận thấy công tác quản lý cũng như công tác kế toán tương đối hợp lý, song bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề chưa phù hợp. Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán ở Công ty, em có một số nhận xét riêng của bản thân về tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh như sau:

4.1.1 Công tác tổ chức công ty:

Ưu điểm:

− Công ty được hệ thống, tổ chức theo phòng ban, phân công phân nhiệm rõ ràng.

− Mỗi năm Ban giám đốc điều thiết lập mục tiêu chung của toàn công ty cho năm tiếp theo, có định hướng và kế hoạch rõ ràng.

− Cuối mỗi năm Ban giám đốc và các phòng ban xây dựng và lập ngân sách tài chính cho từng phòng ban và cho toàn công ty giúp công ty có kế hoạch chuẩn bị tài chính cho năm tiếp theo được tốt, đảm bảo hoạt động công ty được ổn định.

− Công ty thực hiện đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên theo hệ thống KPI, điều này giúp Ban lãnh đão công ty có thể quản lý tốt hoạt động của công ty cũng như đánh giá được năng lực và hiệu quả làm việc của từng nhân viên.

Nhược điểm:

− Công ty mở rộng sang đầu tư sang nhiều lĩnh vực như góp vốn xây dựng nhà máy sản xuất ván MDF, mua lại cổ phần nhà máy sản xuất que hàn tại Hưng Yên, … nhưng chưa có sự kiểm soát chặc chẽ có thể gây thất thoát.

− Quản lý theo hệ thống KPI gây nhiều áp lực cho nhân viên, vì thông qua đánh giá KPI mỗi tháng sẽ tính thu nhập cho mỗi nhân viên, điều này ảnh hưởng đến thu nhập trực tiếp của mỗi nhân viên.

4.1.2 Công tác tổ chức kế toán tại Công ty: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu điểm:

− Tổ chức công tác kế toán có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, không bị chồng chéo. Phòng kế toán được tổ chức theo từng bộ phận, nhân viên từng bộ phận được chỉ đạo trực tiếp từ Trưởng bộ phận, từng bộ phận được sự quản lý chỉ đạo trực tiếp bởi kế toán trưởng và sự giám sát, quản lý của Phó tổng giám đốc tài chính.

− Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung phù hợp với loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa, đảm bảo sự tập trung thống nhất, chặc chẽ trong công tác chỉ đạo kế toán điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân lực, xử lý nghiệp vụ nhanh chóng và kịp thời.

− Ngoài công tác ghi chép, cập nhật sổ sách, bộ phận kế toán còn được hổ trợ bởi phần mềm kế toán VietSun phù hợp với đặc thù kinh doanh của Công ty. Và với quy mô của Công ty nếu có phát triển lớn mạnh hơn cũng không lo ngại gì. Việc sử dụng phần mềm ra báo cáo tài chính, báo cáo quản trị nhanh chóng, kịp thời cho Ban giám đốc Công ty làm cơ sở để đưa ra những quyết định về chiến lược, chiến thuật kinh doanh.

− Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán sãch sẽ, gọn gàng, đồng nhất chấp hành đúng theo chế độ tài chính hiện hành, giúp công tác tìm kiếm, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo số liệu được nhanh chóng. Hiện nay công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung đơn giản, dễ hiểu, dễ theo dõi.

− Công ty tổ chức hạch toán giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên giúp công ty luôn nắm bắt kịp thời và chính xác hàng tồn kho hiện có. Bên cạnh đó, công ty tổ chức kiểm tra, quy định rõ việc kiểm kê, phạm vi kiểm kê, đối tượng kiểm kê cũng như việc ghi chép, phản ánh sau quá trình kiểm kê. Lập báo cáo kiểm kê để phản ánh đúng giá trị thực tế hàng tồn kho và đánh giá chất lượng hàng tồn kho để có những chính sách bán hàng, cũng như có phương án xử lý hàng kém phẩm chất tránh gây thiệt hại cho công ty.

− Tình hình nhân sự ít có sự biến động, hầu như là ổn định nên thuận lợi cho việc quản lý và làm việc trong công ty.

− Toàn bộ hoạt động của công ty đều có những quy trình, quy định điều này giúp cho kế toán kiểm soát được chi phí tốt, hạn chế những lãng phí hoặc chi phí không phù hợp mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Nhược điểm:

− Hệ thống quy trình, quy định gây khó khăn cho nhân viên thực hiện trong việc trình duyệt qua nhiều cấp, làm giảm tính linh hoạt trong xử lý công việc hằng ngày.

4.1.3 Công tác tổ chức và phân phối hàng hoá tại công ty:

Ưu điểm:

− Hiện nay, công ty tổ chức phân phối và bán hàng theo nhiều hình thức như: bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu ra nước ngoài. Từng hình thức bán hàng có chính sách riêng phù hợp cho khách hàng, điều này đã thúc đẩy gia tăng doanh số cũng như cũng cố được thị trường

− Nguồn hàng cung cấp ổn định, chất lượng tốt tạo được niềm tin cho khách hàng.

− Công ty xây dựng một hệ thống kênh phân phối hàng hoá rộng khắp từ Đà Nẵng trở vào và mỗi khu vực đều có kho hàng để nhanh cung cấp nhu cầu hàng hoá kịp thời cho khách hàng.

− Phòng kinh doanh phân công sắp xếp nhân viên thường xuyên tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu thị trường nên nhanh chóng nắm bắt kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty dễ dàng dự đoán được xu hướng tiêu dùng và đặt hàng để đáp ứng nhanh chóng và kịp thời.

Nhược điểm:

− Dù có nhiều hình thức phân phối hàng, nhưng hiện nay bán lẻ (trực tiếp) vẫn chiếm tỷ lệ cao gây khó khăn cho công tác bán hàng và quản lý công nợ.

− Công ty kinh doanh hàng hoá đa dạng, nhiều quy cách, nhiều size làm cho công tác kiểm kê khó khăn, dễ nhầm lẫn khi giao hàng.

4.2. KIẾN NGHỊ

4.2.1 Công tác tổ chức công ty

− Nên lập một ban kiểm soát hoặc kiểm toán nội bộ để có thể kiểm soát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như những dự án đầu tư, mở rộng.

− Cần có chính sách, chế độ khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả và gắng bó với công ty. Việc áp dụng mức chi trả lương trong công ty là một vấn đề cần phải đề cập đến, nó là động lực kích thích người lao động làm việc có hiệu quả. Bởi vì mức độ ảnh hưởng của nó rất lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra của đơn vị, cho nên chúng ta phải thường xuyên quan tâm để kịp thời cải thiện mức chi trả lương ngày càng phù hợp hơn.

4.2.2 Công tác tổ chức kế toán:

− Hệ thống quy trình, quy định của công ty cần được tinh giảm, phân cấp xử lý để tiện lợi, linh hoạt hơn trong quá trình thực hiện của nhân viên.

− Nên thường xuyên cập nhật, nâng cấp phiên bản phẩn mềm kế toán vì hiện nay hệ thống chế độ kế thường xuyên có những thay đổi mới.

− Nên tạo điều kiện cho các kế toán tham gia những lớp đào tạo về chế độ chính sách thuế, kế toán để có thể phục vụ công tác kế toán tốt hơn.

− Do đơn vị sử dụng phần mềm kế toán trong công tác hạch toán, xử lý số liệu nên việc phân quyền truy cập vào phần mềm là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp nên có biện pháp quản lý việc sử dụng tài khoản đăng nhập của mỗi nhân viên nhằm hạn chế việc sửa đổi, đánh cắp hoặc làm thất thoát dữ liệu.

4.2.3 Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

− Ghi nhận chiết khấu bán hàng: hiện nay việc chiết khấu cho khách hàng được tính và thực hiện giảm trực tiếp trên hoá đơn mà không qua tài khoản 521, do đó khi lập báo cáo xác định kết quả kinh doanh sẽ không thể hiện khoản chiết khấu thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− “Đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tài chính: công ty nên thực hiện đúng chế độ kế toán theo Thông tư 201/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/10/2009: “Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.”

− Cần phải giảm thiểu tối đa chi phí kinh doanh như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp bằng cách tổ chức bộ máy bán hàng gọn nhẹ, linh hoạt để sao chi phí thấp mà hiệu quả lao động thì lại cao.

− Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động thương mại, mua bán hàng hoá, tuy nhiên bên cạnh hoạt động chính còn phát sinh các hoạt động dịch vụ như cho thuê xe, cho thuê xưởng nhưng kế toán không tập hợp doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh riêng cho từng hoạt động mà tập hợp chung nên không xác định được hiệu quả cho từng hoạt động. Vì vậy, kế toán cần tập hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cho từng hoạt động.

4.2.4 Công tác tổ chức và phân phối hàng hoá tại công ty:

− Cần thiết lập thêm hình thức bán hàng như: đại lý, đại lý bán hàng hưởng hoa hồng.

− Cần thiết lập và gìn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua các cuộc viếng thăm khách hàng, hội nghị khách hàng thường niên hoặc những chương trình gặp gỡ cuối năm.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh doanh của nền kinh tế thị trường như hiện nay để đứng vững và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức kho khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Kế toán với vai trò là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế - tài chính ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng phải được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp tình hình mới để giúp cho doanh nghiệp quản lý được tốt hơn mọi mặt hoạt

động sản xuất kinh doanh của mình trong đó có công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.

Trong khuôn khổ chuyên đề em nghiên cứu này, với kiến thức đã được học trong trường kết hợp với thời gian thực tế đã thực tập tại Công ty TNHH TM Kim Tín, đề tài đã trình bày chi tiết về những cơ sở lý luận để áp dụng vào thực tế và đã nghiên cứu thực tế công tác “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” tại Công ty TNHH TM Kim Tín. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong tổ chức doanh nghiệp cũng như trong công tác kế toán tại doanh nghiệp từ đó mạnh dạn đề xuất một số ý kiến và giải pháp; hy vọng rằng đóng góp một phần nào đó nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác “kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” nói riêng tại công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (2008). Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 1), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Bộ Tài chính (2008). Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội

PGS.TS Võ Văn Nhị (2007). Nhà Xuất bản Tài Chính, Tp.HCM Trần Xuân Nam (2010), Nhà xuất bản Thống Kê, Tp.HCM.

Trường Đại Học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh (2009), Nhà xuất bản lao động, Tp.HCM

PHỤ LỤC

A. Hoá đơn giá trị gia tăng bán hàng - Số 0010486 ngày 02/12/2010 - Số 0010540 ngày 02/12/2010 - Số 0013727 ngày 22/12/2010 B. Phiếu chi và Chứng từ kèm theo

- Phiếu chi số 003 ngày 01/12/2010 - Phiếu chi số 006 ngày 01/12/2010 - Phiếu chi số 022 ngày 02/12/2010 - Phiếu chi số 031 ngày 04/12/2010 - Phiếu chi số 102 ngày 20/12/2010 - Phiếu chi số 003 ngày 01/12/2010 C. Hoá đơn hàng bán bị trả lại

- Số 39687 ngày 22/12/2010 - Số 131372 ngày 23/12/2010 D. Sổ phụ ngân hàng

- Bảng kê chi tiết lãi vay - Sổ kế toán chi tiết

E. Tờ khai tạm tính thuế TNDN quý 4/2010 F. Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm 2010

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại Kim Tín (Trang 97 - 106)