Là người phụ trách công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán trong doanh nghiệp theo chế độ quản lý kinh tế; đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính tại công ty.
Quyền hạn:
- Phân công và chỉ đạo trực tiếp nhân viên kế toán
- Có quyền yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, kịp thời những tài liệu, giấy tờ cần thiết cho công tác kế toán.
- Các báo cáo kế toán, thống kê, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ tín dụng, thu chi tiền….đều phải có chữ ký kế toán trưởng thì mới có giá trị pháp lý.
Trách nhiệm:
- Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán tại công ty
- Tổ chức tổng hợp các thông tin, tài liệu, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích tình hình kinh tế của công ty báo cáo trực tiếp với ban giám đốc.
- Kiểm tra việc xử lý các thiếu hụt, mất mát các khoản công nợ, tài sản và các khoản thiệt hại khác, đồng thời, đề xuất các biện pháp cần thiết để giải quyết các tài sản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng….sau kiểm tra.
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán
- Kiểm tra việc chấp hành quản lý, kỹ thuật lao động, các chính sách chế độ đối với người lao động, việc thực hiện các kế hoạch sản xuất tài chính, đầu tư, các chế độ thanh toán tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế.
2.3.4.2 Kế toán tổng hợp:
Quyền hạn:
- Đề nghị cung cấp dữ liệu hồ sơ có liên quan
- Đối chiếu số liệu với phòng tổng hợp, đối chiếu với các kế toán chi tiết Trách nhiệm:
- Theo dõi tình hình tăng, giảm và sử dụng tài sản cố định, theo dõi các khoản mục tạm ứng, công nợ…….ghi chép sổ sách, tập hợp chứng từ, lập báo cáo tổng hợp, giúp kế toán trưởng thực hiện các công việc tính giá thành sản phẩm, báo cáo lãi lỗ, bảng kê khai và các báo cáo tài chính đầy đủ, đúng hạn theo qui định.
- Tiếp nhận kiểm tra, tập hợp số liệu và các thông tin có liên quan từ các phòng ban để báo cáo lên kế toán trưởng và các cơ quan chức năng.
- Lưu giữ các báo cáo, chứng từ và hồ sơ có liên quan.
2.3.4.3 Kế toán công nợ:
- Đề nghị cung cấp các chứng từ và hồ sơ có liên quan
- Đối chiếu công nợ, kiểm tra chứng từ thanh toán và tập hợp phân bổ chi phí, tập hợp phiếu thu – chi vào quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Mở sổ theo dõi tạm ứng cho từng đối tượng tạm ứng hoặc còn nợ chưa thanh toán
- Lưu giữ các chứng từ chưa thanh toán, phiếu thu, phiếu chi khi có đầy đủ chứng từ được duyệt.
- Căn cứ vào giấy báo nợ, báo có, bản sao ngân hàng kèm theo chứng từ gốc như: ủy nhiệm chi – thu, vào sổ chi tiết, lên bảng kê, giảm các khoản nợ khi đã có chứng từ thanh toán.
- Căn cứ vào hóa đơn mua hàng do Nhà nước ban hành, tập hợp lên bảng kê báo cáo thuế VAT hàng tháng, hàng quý.
2.3.4.4 Kế toán vốn bằng tiền:
- Đối chiếu số liệu với phòng tổ chức hành chánh, kế toán thanh toán.
- Theo dõi trực tiếp các khoản thu – chi tiền mặt của công ty. Thu – chi theo các chứng từ đã duyệt.
- Thực hiện việc ghi sổ quỹ tiền mặt kiêm báo cáo quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đối chiếu sổ quỹ với sổ tiền mặt thực tế.
- Tổng hợp chi phí tiền lương trong tháng, các khoản tạm ứng tiền lương, và các khoản trích theo lương của công nhân viên.
- Lưu trữ và bảo quản chứng từ lương, chứng từ thu – chi.
2.3.4.5 Kế toán hàng hóa:
- Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: tình hình xuất nhập vật tư, nguyên vật liệu hàng ngày về số lượng, chủng loại, giá trị…ở từng phân xưởng; đồng thời lưu trữ, tổng hợp chứng từ ghi sổ kế toán.
- Cuối tháng kiểm kê thực tế các kho, đối chiếu, so sánh với các kế toán khác trên văn phòng
2.3.4.6 Kế toán thuế:
- Tập hợp và tính các loại thuế mà công ty phải nộp và được khấu trừ đúng theo từng tháng, quý, năm.
- Kiểm soát chứng từ sổ sách tại đơn vị theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hành.
- Lập các loại báo cáo thuế phù hợp với quy định nhà nước đang hiện hành theo đúng thời hạn quy định.
2.3.4.7 Kế toán chi phí:
- Kiểm soát tính hơp lý của tất cả các chi phí phát sinh tại đơn vị, kịp thời phát hiện những chi phí vượt mức, bất thường và đề xuất các phương án tiết kiệm chi phí hoạt động.