Những hạn chế tồn tại và hướng khắc phục qui trình xây dựng chiến lược

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược kinh doanh công ty cổ phần công nghiệp gốm sứ taicera đến năm 2020 (Trang 29 - 31)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

1.4 Những hạn chế tồn tại và hướng khắc phục qui trình xây dựng chiến lược

1.4.1 Những hạn chế qui trình xây dựng chiến lược

Qui trình xây dựng chiến lược như trên còn tồn tại những hạn chế sau: Việc lập danh mục các yếu tố (bước 1), cũng như việc ấn định mức độ quan trọng của các yếu tố

(bước 2) của Ma trận (EFE), Ma trận hình ảnh cạnh tranh, Ma trận IFE phụ thuộc hoàn toàn vào nhận định chủ quan doanh nghiệp hoặc cá nhân người lập chiến lược. Do vậy, sẽ làm sai lệch đáng kể kết quả tổng số điểm quan trọng làm ảnh hưởng những bước tiếp theo của qui trình xây dựng chiến lược.

1.4.2 Hướng khắc phục những hạn chế của qui trình xây dựng chiến lược

Để khắc phục được một phần nào đó những hạn chế trong qui trình xây dựng chiến lược, tác giả để xuất dùng phương pháp xin ý kiến chuyên gia, nội dung xin ý kiên chuyên

gia tập trung vào 2 vấn đề: (1) Xác định các yếu tố môi trường (vi mô, vĩ mô), danh mục các yếu tố nội bộ ảnh hưởng kết quả SXKD của doanh nghiệp, danh mục các yếu tố năng lực cạnh tranh; (2) Mức độ quan trọng các yếu tố bằng cách xin ý kiến phỏng vấn trực tiếp 30 chuyên gia

Lập phiếu xin ý kiến chuyên gia để thu thập bao gồm: Các yếu tố vĩ mô (biến x), các yếu tố vi mô (biến y), các yếu tố nội bộ (biến z) có ảnh hưởng đến kết quả SXKD của

doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng năng lựccạnh tranh doanh nghiệp (biến w). Thang đo sử dụng là thang đo khoảng (Interval scale) 5 bậc (1-hồn tồn khơng quan trọng, 2- ít quan trọng, 3-quan trọng trung bình, 4-khá quan trọng, 5-rất quan trọng), nhằm lấy ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng. Dùng công cụ kiểm định trung bình (Mean) để tổng hợp mức độ quan trọng (tổng hợp và phân tích bằng cơng cụ: Analysis/Scale/…). Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố trong ma trận EFE, IFE, Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xác định bằng điểm mức độ quan trọng trung bình của yếu tố đó chia cho tổng số điểm trung bình của tất cả các yếu tố trong ma trận.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả muốn mô phỏng một cái nhìn tổng quát về chiến lược kinh doanh, định nghĩa các thuật ngữ và các hoạt động cơ bản trong quá trình xây dựng chiến lược, đưa ra cơ sở lý thuyết nhất quán về quản trị chiến lược, những nhân tố tác động đến tình hình sản xuất và kinh doanh ngành gạch ốp lát thông qua môi trường hoạt động (môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, môi trường nội bộ) cơ sở để lập các Ma trận (IEF), Ma trận hình ảnh cạnh tranh, cũng như Ma trận (EFE). Nhằm rút ra được các cơ hội, nguy cơ từ mơi trường bên ngồi và các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, xây dựng nên Ma trận kết hợp SWOT đề ra các chiến lược và dùng Ma trận (QSPM) để lựa chọn ra chiến lược tối ưu nhất.

Đây là hướng đi giúp tác giả đánh giá toàn diện về tác động môi trường kinh

doanh, đối thủ cạnh tranh và phân tích sâu hơn thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Gốm Sứ Taicera trong chương tiếp theo. Nhận diện những mối quan hệ đan xen giữa các yếu tố, từ đó xác định được các yếu tố then chốt cho việc lựa chọn chiến lược và nhóm giải pháp phù hợpvới thực tiển để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh Công ty Cổ phần Gốm Sứ Taicera đến năm 2020.

Chương2

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANHCÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG

NGHIỆPGỐM SỨ TAICERA 2.1 Giới thiệu về công ty CPCN Gốm sứ Taicera

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược kinh doanh công ty cổ phần công nghiệp gốm sứ taicera đến năm 2020 (Trang 29 - 31)