3.4 .Phân tích kết quả hồi quy
4.1.1. Đối với nhóm nhân tố xuất phát từ phía DNNVV
4.1.1.1. Chuyên nghiệp hóa trong tổ chức hoạt động bộ máy kế tốn – tài chính để tạo tính minh bạch và trung thực trong các báo cáo
Tổ chức bộ máy kế toán chuyên nghiệp hơn, người đứng đầu bộ máy kế toán phải được đào tạo chun nghiệp (có trình độ từ cao đẳng trở lên), sử dụng các phần mềm kế toán để hạch toán và lập các báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều sai sót, số liệu dễ đọc, dễ kiểm tra.
Để nâng hiệu quả trong công tác khai báo thuế các doanh nghiệp nên đăng ký khai báo thuế qua mạng, bộ phận kế toán phải thường xuyên cập nhập những văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán mới ban hành để thực hiện đúng qui định.
Doanh nghiệp không nên sử dụng hai loại báo cáo tài chính, một dành cho ngân hàng và một dành cho cơ quan thuế. Điều này sẽ làm khó khăn cho ngân hàng trong cơng tác đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp khi doanh nghiệp lập hồ sơ xin vay vốn đồng thời cũng làm mất đi sự tin tưởng từ phía ngân hàng.
Tổ chức bộ máy kế tốn chun nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp lập sổ sách, báo cáo chun nghiệp hơn từ đó tăng tính trung thực và minh bạch của các báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính. Như vậy sẽ dần nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với các ngân hàng trong quan hệ tín dụng.
4.1.1.2. Nâng cao kỹ năng và trình độ nghề nghiệp đối với nhân viên và các cấp quản lý của DNNVV
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày nay ít chú trọng vào cơng tác đào tạo nhân viên của mình, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít chú trọng hơn. Có hai ngun nhân chính
71
của thực trạng này: Thứ nhất, doanh nghiệp thấy khơng cần thiết vì khơng có giúp ích gì cho doanh nghiệp; Thứ hai, doanh nghiệp không muốn bỏ tiền ra để đào tạo. Hầu như nhân viên tự túc trong việc học tập nâng cao trình độ, khi họ có kiến thức và kinh nghiệm tốt thì họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp điều này đã gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên.
Để được đào tạo nâng cao tay nghề nhân viên phải làm cam kết phục vụ lại cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Có được như vậy thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mới được nâng cao, tăng tính cạnh tranh trên thị trường từ đó tăng được thị phần, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt là tăng sự tin tưởng của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như ngày nay, việc nâng cao trình độ quản lý là điều rất cần thiết đối với Ban lãnh đạo doanh nghiệp đặc biệt là nâng cao về trình độ quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, tài chính, kế tốn. Hiện nay, có khoảng 40% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp trở xuống, trong khi đó cơ hội và mơi trường học tập ở Việt Nam đang rất thuận lợi. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp nên tham gia học tập để nâng cao trình độ quản lý của mình và đó cũng là lợi thế trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng cũng như các nguồn vốn khác (các quỹ tín dụng).
4.1.1.3. Tăng cường bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp
Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng như trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là các doanh nghiệp gia đình hay các doanh nghiệp do một nhóm bạn bè có cùng ngành nghề lập nên. Trong quá trình kinh doanh thường nảy sinh các mâu thuẫn về quyền lợi của nhau, do đó các doanh nghiệp thường bị tách ra thành hai hay nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn cạnh tranh với nhau để giành khách hàng quen biết. Trong thực tế ở Việt Nam it khi các doanh nghiệp nhỏ sáp nhập lại thành một doanh nghiệp
72
lớn. Chính vì đặc điểm như vậy nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa khơng thích kết nạp thêm thành viên, cổ đông mới mà chỉ sử dụng vốn tự có của mình, nếu thiếu thì đi vay gia đình, bạn bè hoặc ngân hàng, thâm chí có doanh nghiệp suy nghĩ có bao nhiêu vốn kinh doanh bấy nhiêu, chưa quan tâm đến huy động vốn vì sợ rủi ro. Do đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường rất nhỏ. Chính vì vậy, để tăng cường tiềm lực tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách kêu gọi thêm thành viên, cổ đơng góp vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu lớn thể hiện năng lực tài chính mạnh, tăng khả năng thanh tốn, cải thiện hệ số nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.