Đối với nhóm nhân tố xuất phát từ điều kiện nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 97 - 99)

3.4 .Phân tích kết quả hồi quy

4.1.3. Đối với nhóm nhân tố xuất phát từ điều kiện nền kinh tế

4.1.3.1. Tích cực tìm kiếm các biện pháp nhằm khai thơng thị trường bất động sản đang đóng băng:

Hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương đối với thị trường BĐS, bảo đảm thị trường BĐS phát triển ổn định, công khai, minh bạch, theo quy hoạch, kế hoạch, cân đối cung - cầu, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

Đẩy nhanh thực hiện rà soát các dự án phát triển nhà ở, KĐTM, tiến hành phân loại các dự án cần tạm dừng, các dự án được tiếp tục triển khai, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu, chuyển đổi mục đích cho phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng thanh toán của thị trường.

Thực hiện nhóm giải pháp về tín dụng và giải quyết nợ xấu, kết hợp giữa tái cơ cấu nợ cũ và giải quyết cho vay mới để hoàn thành các dự án dở dang đã có đầu ra.

Thực hiện chính sách tài khóa và thuế cho phép miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội, nhà ở có diện tích nhỏ, giá bán bình dân, Bên cạnh đó các DN phải chủ động điều chỉnh hoạt động kinh

80

doanh, tái cơ cấu DN cho phù hợp, như: Giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua; công khai, minh bạch, thực hiện đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin với khách hàng.

Đối với chính quyền địa phương cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính từ khâu thẩm định, phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư đến phê duyệt các dự án kinh doanh BĐS. Đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.

4.1.3.2. Xây dựng chủ trương, chính sách điều hành nền kinh tế nhất quán, phát huy hiệu quả cao:

Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; xây dựng cách tiếp cân hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng, đặc biệt cần nhanh chóng phối hợp với những ngành có liên quan triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng ngân hàng, nhằm góp phần hạn chế RRTD. Hoạt động thanh tra, kiểm soát cũng cần được quan tâm hơn, nhất là các biện pháp chế tài đối với các sai phạm, tránh để hiện tượng tham ô, lừa đảo với giá trị tổn thất lớn xảy ra tại các NHTM thời gian gần đây.

Khuyến khích ngành tài chính ngân hàng phát triển theo xu hướng hội nhập nhưng NHNN cũng cần kiểm soát chặt chẽ việc thành lập ngân hàng mới và quản lý các ngân hàng đang hoạt động theo hướng nâng cao hơn nữa các tiêu chí về quy mô vốn, tài sản hoạt động, mạng lưới hoạt động, chính sách điều hành lãi suất,... các NHTM nhỏ nếu không đủ điều kiện nên sáp nhập hoặc chuyển mục đích kinh doanh. Hiện tượng hàng loạt NHTM có quy mơ nhỏ ra đời trong thời gian qua đáp ứng được nhu cầu của các DN nhưng lại phát sinh rất nhiều tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh để chạy đua chỉ

81

tiêu, cán bộ làm công tác tín dụng khơng đủ tiêu chuẩn do thiếu nhân sự,... gây rủi ro rất lớn cho ngân hàng và hệ thống tài chính Việt Nam. Gần đây, NHNN cũng đang tích cực tái cơ cấu lại ngân hàng, tuy nhiên, chưa có biện pháp cụ thể nào, vì vây, NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp tái cơ cấu lại các ngân hàng nhỏ để hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh hơn, giảm các rủi ro trong kinh doanh do cạnh tranh không lành mạnh.

Điều hành lãi suất theo hướng bình ổn và giảm dần lãi suất để các DN giảm được các chi phí tài chính trong kinh doanh, giảm được rủi ro khơng hồn trả vốn vay do DN làm ăn thua lỗ. Vì vây, NHNN cần kiểm tra và xử lý mạnh đối với các NHTM cạnh tranh lãi suất không lành mạnh. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề lãi suất, NHNN cần giải quyết vấn đề từ gốc, đó là tăng cung thanh khoản cho các NHTM, một trong những biện pháp đó là cung tiền qua thị trường mở với lãi suất thấp, khi NHTM đã đủ nguồn hoạt động, việc âm thầm thỏa thuận lãi suất huy động cao như hiện nay có thể sẽ được hạn chế rất nhiều.

Bộ Tư pháp cần tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Pháp lệnh thi hành án dân sự theo hướng tăng quyền cho người nhận thế chấp (ngân hàng), nếu tài sản đảm bảo sau hai lần giảm giá mà khơng bán được thì cho người phải thi hành án một khoảng thời gian nhất định để họ tự bán, nếu vẫn khơng bán được thì giá bán sẽ do ngân hàng quyết định. Đồng thời, xem xét giảm phí thi hành án, bởi với mức phí như hiện nay thì số phí phải trả là q cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)