Thực trạng hoạt động cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 95 - 98)

- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân: Một quỹ TDND với 24 CN

2.2.4.2. Thực trạng hoạt động cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam

2005-2013

Về cho vay, tốc độ tăng tín dụng thường rất cao trong những năm trước đây (thậm chí tăng trưởng nóng trong các năm 2007, năm 2009: mức tăng so với năm trước lần lượt là 53,89% và 37,53% - thường thì mức tăng tín dụng gấp từ 5 lần trở lên so với mức tăng GDP được gọi là tăng trưởng nóng), trung bình trên 30%/năm

Bảng 2.8: Thực trạng cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam 2005 - 2013

Đơn vị tính: % tăng so với cuối năm trước

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Cho vay đối với

nền kinh tế (%) 31.1 25.44 53.89 25.43 37.53 31.19 14.45 8.85 6.82

Nguồn: [28]

Nhưng kể từ năm 2010 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã suy giảm đáng kể, thậm chí chuyển sang âm một số tháng trong năm 2012; sang năm 2013 mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng lên nhưng còn chậm, điều này phản ánh nền kinh tế vẫn cịn đang trong khó khăn.

Biểu đồ 2.4: Thực trạng tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam 2005 - 2013 31.1 25.44 53.89 25.43 37.53 31.19 14.45 8.85 6.82 0 10 20 30 40 50 60 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 9T 2013 Tốc độ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế (%)

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng huy động vốn và cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam 2005 - 2013 36.53 47.64 22.87 29.88 36.24 21.51 12.37 25.44 53.89 25.43 37.53 31.19 8.85 6.82 32.08 13.11 31.1 14.45 0 20 40 60 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ huy động vốn qua NH Tốc độ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế Nguồn: [28]

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay, nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam 2005 - 2013

Đơn vị: Tỷ đồng, %.

Năm Tổng dư nợ Tổng Nợ xấu Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%)

2005 550,673 17,511 3.18 2006 693,834 17,207 2.48 2007 1,061,551 18,046 1.70 2008 1,242,857 26,970 2.17 2009 1,750,000 35,875 2.05 2010 2,271,500 49,064 2.16 2011 2,504,911 85,967 3.43 2012 3,086,750 118,430 3.84 2013 3,080,736 142,330 4.62 Nguồn: [28], [54]

Nhìn vào bảng số liệu 2.9 cho thấy, từ năm 2008 đến cuối năm 2013 nợ xấu của hệ thống NHTM tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh với mức tăng bình quân hơn 42%/năm (cụ thể năm 2008 tăng 49,45% so với năm 2007; năm 2009 tăng 33,02% so với năm 2008; năm 2010 tăng 36,76% so với năm 2009; năm 2011 tăng 75,21% so với năm 2010; năm 2012 tăng 37,76% so với năm 2011; năm 2013 tăng 20,18% so với năm 2012).

Theo báo cáo của các NHTM tuy tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép (dưới 5%), nhưng nếu đánh giá lại thực chất nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế, thì nợ xấu được đánh giá lại thực tế sẽ lớn hơn so với số liệu trên báo cáo. Theo các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF) và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam vào khoảng từ 12% đến 13% so với tổng dư nợ.

Nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh từ năm 2008 đến nay có nhiều nguyên nhân:

Do tốc độ tăng tín dụng cao và liên tục trong những năm trước đây như đã nêu trên, mặt tích cực là góp phần phục vụ nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có thời điểm mức tăng trưởng tín dụng gấp từ 5 lần trở lên so với mức tăng GDP, phản ánh hiệu quả đầu tư kém (quan hệ hợp lý giữa tín dụng với GDP là 3:1) đây là một trong những nguyên nhân góp phần gia tăng nợ xấu trong thời gian qua.

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam và tốc độ tăng GDP của Việt Nam 2005 - 2013

7.55 6.98 7.13 5.66 5.4 6.42 6.24 5.25 5.4 31.1 25.44 53.89 25.43 37.53 31.19 14.45 8.85 6.82 0 10 20 30 40 50 60 70 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 9T 2013

Tăng trưởng GDP theo giá so sánh năm 2010 (%) Mức tăng tín dụng (%)

Nguồn: [28]

Nợ xấu thời gian qua còn là hệ quả phát sinh và tích luỹ từ các năm trước đây, với nhiều nguyên nhân: do khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu kéo dài; mơ hình tăng trưởng của Việt Nam chưa hợp lý, chưa đi vào chiều sâu và thiếu tính bền vững; kinh tế suy giảm (hàng tồn kho gia tăng, thất nghiệp tăng, số doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động tăng); yếu kém của các NHTM trong quản trị rủi ro; việc nới lỏng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ

trong các năm trước đây đã tạo điều kiện cho tín dụng ngân hàng tăng trưởng nhanh, bình quân tăng 30,6%/ năm; việc đánh giá phân loại nợ thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2005…

Nợ xấu gia tăng và kéo dài sẽ ảnh hưởng và tác động đến nền kinh tế: làm giảm vai trị trung gian tài chính của các ngân hàng; các doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh; nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính; làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế; ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và đặc biệt là nợ xấu gia tăng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động của các NHTM.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)