Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 44)

Thứ nhất, năng lực quản lý tài chính của các ngân hàng

Nguồn lực tài chính của các ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó. Chính vì vậy, năng lực quản lý nguồn lực tài chính nói chung và năng lực quản lý hoạt động kinh doanh nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó có thể làm giảm nguồn lực tài chính, gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, nhưng cũng có thể làm tăng lên nguồn lực tài chính, thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng.

Năng lực quản lý tài chính tốt thể hiện ở việc ngân hàng quản lý tốt khả năng sinh lời của vốn đầu tư, đồng thời luôn biết cách cơ cấu vốn một cách hài hòa, điều chỉnh luân chuyển vốn hợp lý; quản lý rủi ro, quản lý chi phí hoạt động kinh doanh tốt, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ tồn đọng có hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí kinh doanh, đồng thời tạo sự tăng trưởng cho lợi nhuận…

Tất cả những yếu tố này sẽ góp phần tăng cường và phát triển nguồn lực tài chính cho ngân hàng.

Thứ hai, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại

Khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại đã làm thay đổi rõ rệt hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, tạo điều kiện cho các quy trình, nghiệp vụ ngân hàng được nhanh, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và hạch toán, ngoài ra, các ngân hàng có thể đa dạng các tiện ích trong dịch vụ, tạo nhiều khả năng lựa chọn hình thức dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Vì vậy, áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại sẽ giúp các ngân hàng tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng.

Thứ ba, chất lượng nguốn nhân lực

Con người là nguồn lực quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngân hàng. Khi một ngân hàng có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có phẩmchất đạo đức tốt thì ngân hàng đó sẽ hoạt động có hiệu quả cao và tạo được sự phát triển bền vững trên thị trường. Bởi lẽ, chính nguồn nhân lực có chất lượng này sẽ giúp ngân hàng có những chiến lược đúng đắn, có những định hướng phát triển mà các đối thủ cạnh tranh không thể có được, nhằm tạo vị thế, nâng cao khả năng của mình trên thị trường. Họ hoạt động linh hoạt hơn, năng động hơn và có thể có nhiều cách để thu hút khách hàng đến với mình. Hơn nữa, với đội ngũ cán bộ, nhân viên giàu chất xám này, họ sẽ giúp ngân hàng có thể tạo ra được nhiều sản phẩm, dịch vụ có nhiều tiện ích mới cho khách hàng, từ đó giúp mở rộng thị phần của ngân hàng trên thương trường.

Thứ tư, hoạt động marketing

Là một ngành kinh doanh có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì hoạt động marketing đối với các ngân hàng là rất cần thiết. Các ngân hàng muốn tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn các đối thủ khác thì trước hết họ phải nghiên cứu và nắm chắc nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách hàng, của từng thị trường cụ thể, để từ đó đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình, đồng thời đi đầu trong việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng.

Hơn nữa, hoạt động marketing còn giúp quảng bá, khuếch trương các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến người dân, giúp người dân thêm hiểu biết về những tiện ích của các nghiệp vụ ngân hàng. Marketing còn giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu, uy tín và vị thế của các ngân hàng, tạo ra ấn tượng trong lòng khách hàng. Niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng, vì khi đó, ngân hàng sẽ giữ chân được khách hàng, góp phần không nhỏ nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo vị thế trên thị trường.

Thứ năm, các nhân tố khác

Các quyết định, định hướng từ các cấp thuộc ngành Ngân hàng cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của các ngân hàng, vì những quyết định đưa ra đúng hay sai sẽ gây ảnh hưởng tốt hay xấu đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói riêng và toàn ngành Ngân hàng nói chung. Đồng thời, cũng có tác động không nhỏ khi các NHTM trong nước cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)