Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng Thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 121 - 124)

- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân: Một quỹ TDND với 24 CN

3.1.1.Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng Thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

6 Chưa qua đào tạo 9,

3.1.1.Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng Thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng Thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế kiện hội nhập kinh tế quốc tế

3.1.1.1. Cơ hội

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của thời đại, là điều kiện cần thiết để mỗi quốc gia đi vào quỹ đạo chung của thế giới, là cơ hội để các nước tận dụng được dịng vốn khổng lồ cùng với cơng nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng sẽ giúp Việt Nam từng bước chuyển dịch cơ cấu vốn theo định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cụ thể như:

- Hội nhập WTO giúp các NHTM trong nước tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài.

Sự cạnh tranh là một tất yếu khi chúng ta mở cửa thị trường ngân hàng nhưng điều này cũng có những tác động tích cực của nó. Đó là nó buộc mỗi ngân hàng sẽ phải hoạt động tốt hơn và như vậy khách hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế được hưởng nhiều lợi ích hơn. Việc tái cơ cấu lại hệ thống NHTM sẽ diễn ra qua các hình thức sát nhập, mua lại và kết quả của quá trình này sẽ hình thành nhiều ngân hàng lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn nhờ khai thác được lợi thế quy mô. Ngày nay, khi các hạn chế về sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng Việt Nam được dỡ bỏ như cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, các Ngân hàng nước ngồi có thể nắm giữ nhiều hơn cổ phần của các NHTM trong nước và trở thành những cổ đông chiến lược thật sự của các ngân hàng này. Điều này giúp cho các NHTM trong nước mạnh hơn, cạnh tranh hơn và đây cũng là còn đường ngắn nhất để học hỏi và bổ sung thế mạnh của 2 bên.

Một số giao dịch chuyển nhượng cổ phần từ các NHTM trong nước cho các Ngân hàng nước ngoài diễn ra và một số khác đang trong quá trình đàm phán. Việc mua bán này đem lại lợi ích cho cả hai bên. Các ngân hàng nước ngồi có thể đưa ra các sản phẩm với những tiện ích mới thơng qua mạng lưới hiện đại của đối tác trong nước. Các ngân hàng trong nước lúc này có thể học hỏi các nguyên tắc và kinh nghiệm quản trị rủi ro chuyên nghiệp và có nhiều vốn hơn để hoạt động. Hơn nữa, đối với các ngân hàng trong nước, việc một số lượng cổ phần của mình được nắm giữ bởi một ngân hàng quốc tế thì uy tín của ngân hàng trong mắt cơng chúng và các nhà đầu tư sẽ tăng lên đáng kể.

- Tạo ra một sân chơi lớn và bình đẳng hơn.

Các học thuyết thương mại đều chỉ ra rằng tổng lợi ích của tự do hóa thương mại lớn bao giờ cũng lớn hơn chi phí của tự do hóa thương mại và tự do hóa sẽ mang lại cơ hội cho các bên cùng có lợi khi tham gia. Điều này cũng đúng với ngành ngân hàng. Tự do hóa thương mại thông qua các cam kết hội nhập quốc tế như Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập tổ chức WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu Việt Nam được tiếp cận nhiều thị trường và thu hút nhiều vốn FDI vào Việt Nam. Khi thương mại đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả các hoạt động của nền kinh tế tăng lên thì cơ hội để các NHTM cho vay và huy động vốn cũng lớn hơn. Khi kinh tế phát triển thì nhiều doanh nghiệp sẽ làm ăn có hiệu quả hơn, khả năng trả nợ của họ cũng tăng lên, điều này tác động tích cực trở lại ngân hàng.

Thị trường vốn trong những năm đầu hội nhập đã phát triển nhanh chóng và cung cấp một kênh huy động vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp. Các NHTM khơng cịn phải chịu áp lực trong việc cho vay mà chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn, tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm phi tín dụng khác, chứ khơng cịn phải gánh vác vai trò của thị trường vốn để cấp vốn dài hạn như trước kia.

- Tạo điều kiện cho các công cuộc cải cách ngân hàng thành công.

Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng giúp cho các NHTM Việt Nam có cơ hội tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nước có trình độ cao, từ các ngân hàng nước ngồi có bề dày lịch sử hoạt động hàng trăm năm trong nền

kinh tế thị trường của thế giới, từ đó thúc đẩy cơng cuộc cải cách các NHTM Việt Nam thành công, tiến tới một nền kinh tế mở cửa toàn diện.

Hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam đào tạo được một đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ chun mơn cao, đáp ứng được những nhiệm vụ, yêu cầu trong điều kiện làm việc trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hội nhập quốc tế về ngân hàng thì mọi ưu đãi, bảo hộ cho các NHTM trong nước khơng cịn tồn tại. Các ngân hàng trong nước được đối xử bình đẳng với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh... Điều này buộc các NHTM trong nước sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Hội nhập quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy cơng cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện cam kết với các định chế tài chính và tổ chức thương mại quốc tế. Vì thế, các NHTM Việt Nam bắt buộc phải chun mơn hóa sâu hơn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ mới. Qua đó khai thác và áp dụng có hiệu quả hơn ưu thế của các loại hình nhằm mở rộng thị phần trên thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Các NHTM Việt Nam có thể phát huy lợi thế về mạng lưới chi nhánh rộng lớn để tiếp cận phương thức quản lý, kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Hội nhập quốc tế giúp khơi thông các kênh chuyển vốn giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, góp phần khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước. Trong hội nhập việc áp dụng các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng phong phú và hiện đại sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam.

Hội nhập sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và không kém phần khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước ngồi. Được cạnh tranh bình đẳng để phát triển cũng là một cơ hội. Do vậy, muốn cạnh tranh để tồn tại và phát triển, các ngân hàng trong nước không thể nào khác là phải nỗ lực kiện tồn cơng tác quản lý ngân hàng nhằm đạt được hiệu quả cao, giảm bớt rủi ro và tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng. Đổi mới sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí

và hiện đại hóa trang thiết bị để các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trong nước có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 121 - 124)