Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 109)

So với đòi hỏi của sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước cũng như so với các ngân hàng thương mại nước ngoài, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng Việt nam mới ở giai đoạn đầu phát triển và còn nhiều vấn đề tồn tại. Những tồn tại chính này có thể khái quát bao gồm:

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại Việt nam hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trong điều kiện mô hình tổ chức, kinh doanh còn nhiều bất cập; nhất là các ngân hàng thương mại quốc doanh ở một mức độ nào đó vẫn nằm trong “ ô bao cấp” của Nhà nước, điều đó làm cho các ngân hàng thương mại quốc doanh rất khó chủ động phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Cho đến hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại thiếu chiến lược kinh doanh rõ ràng được quán triệt mọi cán bộ và mọi bộ phận trong ngân hàng. Các ngân hàng cũng thiếu động cơ để vươn lên trở thành các ngân hàng thương mại quốc tế.

Thứ hai, các ngân hàng thương mại Việt nam hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế dựa trên một nền tảng công nghệ còn lạc hậu

so với thế giới. Sự lạc hậu này thể hiện cả trên phương diện quốc gia như cơ sở hạ tầng viễn thông, giao thông v.v mà còn thể hiên cả trên cơ sở vật chất của từng ngân hàng.

Thứ ba, trình độ cán bộ ngân hàng còn bất cập về nhiều mặt: về chuyên môn, về ngoại ngữ, về công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Thứ tƣ, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế còn đơn điệu, chưa đa dạng. Mặc dù trong một vài năm trở lại đây, một số ngân hàng thương mại đã đưa ra các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế mới nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng hoặc chưa đa dạng nên được ít khách hàng đón nhận sử dụng.

Các ngân hàng thương mại Việt nam hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trong điều kiện nền kinh tế Việt nam đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nhiều vấn đề cũ, mới đan xen vào nhau, nhiều bước phát triển phải dò dẫm, thử nghiệm, trong khi đó nhiều luật vừa thiếu vừa hay thay đổi v.v.

* Cụ thể, một số tồn tại trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh Việt nam:

Thứ nhất, hình thức và chủ thể kinh doanh còn chưa đa dạng. Hiện nay do cung cầu ngoại tệ mất cân đối, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại hầu như chỉ phục vụ khách hàng thanh toán nhập khẩu, trả nợ nước ngoài mà chưa trú trọng nhiều đến chức năng tự doanh.

Thứ hai, sự điều tiết thị trường ngoại hối của NHNN chưa rõ ràng. Thứ ba, huy động vốn ngoại tệ không lớn, vì vậy, chưa chủ động được nguồn cung.

* Một số tồn tại trong hoạt động tài trợ thƣơng mại:

Thứ nhất, đối tượng khách hàng cho vay xuất nhập khẩu chưa đa dạng: tỷ trọng dư nợ của khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước chiếm rất cao ( từ 70 % đến 80 % dư nợ cho vay).

Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay xuất nhập khẩu vẫn còn cao, ví dụ như: tỷ lệ dư nợ quá hạn trong cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam tính đến tháng 31/12/2008 là 4,6% [1].

Thứ ba, về cơ cấu trong cho vay xuất nhập khẩu: các ngân hàng thương mại vẫn chú trọng cho vay nhập khẩu hơn là cho vay xuất khẩu, tỷ trọng dư nợ cho vay nhập khẩu trong tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại chiếm khoảng 70 % dư nợ [5].

Thứ tƣ, tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa phát triển, do các ngân hàng đều nhận thấy khả năng rủi ro cao, khoản tài trợ nhỏ, kém hiệu quả. Trong giai đoạn ban đầu: đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, đào tạo công nhân thường không được các ngân hàng cho vay. * Tồn tại trong hoạt động bảo lãnh:

Mặc dù nhìn chung các dự án được các ngân hàng bảo lãnh đã phát huy được hiệu quả, trả được nợ vay, tăng thêm năng lực tài chính cho các doanh nghiệp. Nhưng cũng cần phải nhận thấy một số dự án bảo lãnh ngân hàng không hiệu quả và ngân hàng thương mại phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng. Những dự án được ngân hàng thương mại bảo lãnh không có hiệu quả kinh tế và việc chậm thanh toán nợ nước ngoài đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các ngân hàng thương mại Việt nam. Trong thời gian gần đây có khá nhiều những dự án mà các ngân hàng thương mại bảo lãnh để vay vốn nước ngoài kém hiệu quả kinh tế, ví dụ như: Dự án của Công ty Thuỷ tinh Miền Trung, một số dự án nhà máy đường, dự án mua tàu của Tổng công

ty đường thuỷ, dự án nhập dây chuyền nhuộm của Công ty dệt 8/3, dự án của Công ty rượu bia Vĩnh phú. Những nguyên nhân của tình hình trên có thể khái quát là do: Môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế không ổn định như sự biến động của thị trường, biến động của tỷ giá, khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực; Việc kiểm tra, kiểm soát các món bảo lãnh chưa chặt chẽ, chưa ngăn chặn kịp thời trường hợp sử dụng vốn sai mục đích.

* Những tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế:

Thứ nhất, công nghệ thanh toán quốc tế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn: Chương trình phần mềm chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, mức độ tự động chưa cao.

Thứ hai, mô hình tổ chức thực hiện nghiệp vụ còn sơ khai, chưa khoa học, thủ tục còn khá rườm rà phức tạp, khách hàng phải đi lại nhiều lần.

Thứ ba, bộ phận thanh toán quốc tế tại trụ sở chính chưa đủ mạnh để trở thành một trung tâm thanh toán quốc tế của ngân hàng, công tác kiểm soát rủi ro thanh toán quốc tế chưa được coi trọng, các bộ phận trong khối kinh doanh quốc tế thiếu sự phối hợp.

Thứ tƣ, trình độ cán bộ thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở các chi nhánh loại 2 tại các ngân hàng: Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tại các chi nhánh này, cán bộ chưa độc lập giải quyết được những vấn đề phát sinh.

Thứ sáu, các văn bản hiện hành luật hiện hành liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế quy định chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chưa cao.

Thứ bảy, cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại của Việt nam luôn trong tình trạng bội chi, điều đó ảnh hưởng đến khả năng mua bán

ngoại tệ của các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế.

* Những tồn tại trong nghiệp vụ tín dụng quốc tế:

Các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa tận dụng được những lợi ích đem lại từ hoạt động này và triển khai rộng rãi. Nguyên nhân là do tính chất phức tạp của loại hình nghiệp vụ này và tính mới mẻ đối với các cán bộ nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại trong nước.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Hiện nay, tiềm năng phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là rất lớn. Kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hơn nữa, trong những năm gần đây, xu hướng gia nhập thị trường tài chính Việt Nam của nhiều ngân hàng nước ngoài , một mặt vừa tạo nên áp lực cạnh tranh buộc các ngân hàng trong nước phải không ngừng cố gắng vươn lên để giành giật đất sống, một mặt vừa tạo ra cơ hội cho các ngân hàng trong nước để học hỏi. Trong thời gian sắp tới, các ngân hàng Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến công nghệ và kỹ thuật kinh doanh, đổi mới và nâng cao năng lực quản trị và đồng thời phải không ngừng thu thập thông tin để tiếp cận thị trường tốt nhất.

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng cạnh tranh, phức tạp dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm tài chính cao cấp của doanh nghiệp sẽ tăng lên và ngân hàng hiện đại trong tương lai phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đó. Chẳng hạn, để đáp ứng khách hàng mọi lúc, mọi nơi, dịch vụ tư vấn gián tiếp phải ngày càng chiếm ưu thế. Với sự ra đời của hệ thống ngân hàng điện tử và phát triển của công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng cho phép các ngân hàng dễ dàng làm được điều này. Các phần mềm tư vấn gián tiếp đơn giản, dễ sử dụng sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng, đồng thời lại rất tiện lợi.

Về chủng loại dịch vụ, các ngân hàng thương mại Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để triển khai các dịch vụ mới ngoài các dịch vụ truyền thống. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tăng trưởng dần quy mô và vốn

thông qua tiến trình cổ phần hóa và đại chúng hóa. Sự gia tăng về quy mô vốn là nguồn lực để các ngân hàng tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính mới. Mặt khác, các ngân hàng Việt Nam trong quá trình cổ phần hóa đã tìm được nhiều đối tác chiến lược là các tổ chức tài chính có uy tín và sức mạnh vượt trội. Các đối tác thường được mua cổ phần tại các ngân hàng thấp hơn giá trị thường và đổi lại họ có trách nhiệm hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại về thương hiệu, vốn, công nghệ, thiết kế sản phẩm và đào tạo nhân lực. Các đối tác chiến lược có nhiều kinh nghiệm về thiết kế sản phẩm và tổ chức triển khai đồng bộ các dịch vụ tài chính hiện đại nên nếu nhận được hỗ trợ của các đối tác này, các ngân hàng thương mại Việt Nam hoàn toàn có khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính mới. Trước mắt, các ngân hàng Việt Nam chưa thể cung cấp được nhiều dịch vụ như các ngân hàng nước ngoài vì nhiều lý do (vốn, lịch sử, thương hiệu và kinh nghiệm…), hoặc có cung cấp được một số dịch vụ mới thì số lượng khách hàng cũng không đủ lớn để triển khai.

Theo đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020 của Ngân hàng Nhà nước ban hành cùng quyết định số 112/QĐ-TTG ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính Phủ, định hướng chung cho ngành ngân hàng đến năm 2020 là: Việt Nam cải cách triệt để và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng đa năng, hiện đại, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mô lớn và hoạt động theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đến năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và khả năng cạnh tranh quốc tế trong cung cấp dịch vụ ngân hàng, từng bước cải thiện uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế [33].

Trên cơ sở tổng kết kết quả đạt được trong những năm qua, đặt trong mối liên hệ dự báo tương lai, trong môi trường kinh tế đất nước như hiện nay,

những định hướng lớn để phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại.

Hoạt động ngân hàng hiện đại đòi hỏi phải được triển khai dựa trên nền tảng kỹ thuật tiên tiến và hạ tầng kỹ thuật này cần được nâng cấp, đổi mới liên tục theo yêu cầu phát triển thị trường. Nếu không có một nền tảng công nghệ hiện đại thì không thể xây dựng một hệ thống các kênh cung ứng dịch vụ có tính chuẩn mực cao và cũng không thể tạo ra được những sản phẩm đủ tiêu chuẩn quốc tế để tham gia hội nhập.

Thứ hai, tăng cƣờng phát triển về quy mô và vốn

Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đòi hỏi quy mô vốn lớn mới có thể triển hai. Vốn lớn vốn là ưu thế của các ngân hàng nước ngoài hiện nay.

Thứ ba, đa dạng hóa sản phẩm, dich vụ theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Thực hiện nội dung này, các sản phẩm trước khi đưa vào ứng dụng đều phải được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Những sản phẩm này chủ yếu thuộc nhóm sản phẩm phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và những sản phẩm đã và đang ứng dụng nhưng chưa đủ tiêu chuẩn hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ dần được điều chỉnh lại hoặc được thay thế bằng những sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu thị trường. Trong số các sản phẩm này, các dịch vụ thanh toán quốc tế cần được ưu tiên và tập trung phát triển trong thời gian tới. Phát triển hệ thống thanh toán vận hành an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, trọng tâm là nâng cấp hệ thống thanh toán.

Đối với nghiệp vụ tín dụng quốc tế phải mở rộng các loại hình cho vay, đẩy mạnh hoạt động cho vay đồng tài trợ và cho vay hợp vốn của tổ chức tín dụng đối với dự án lớn, đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kính tế-

xã hội, mở rộng hoạt động tín dụng dưới dạng chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, bao thanh toán và đa dạng các dịch vụ bảo lãnh.

Đối với dịch vụ ngoại hối, các ngân hàng cần phát triển các sản phẩm phái sinh ngoại tệ hơn nữa bao gồm mua bán có kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ và hợp đồng quyền chọn,…giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng nhằm góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng ngoại tệ của khách hàng, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất liên quan đến các tài sản đồng thời khuyến khích thị trường ngoại tệ phát triển.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần định hướng phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo lãnh, tư vấn,…Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng kết hợp với các dịch vụ tài chính phi ngân hàng hình thành hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói, đa dạng, đáp ứng nhu cầu xã hội về dịch vụ tài chính để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, đứng trước những thách thức lớn về cạnh tranh, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải lựa chọn cho mình thứ tự ưu tiên cho việc triển khai từng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cốt lõi, dịch vụ nào triển khai trước, dịch vụ nào triển khai sau phụ thuộc vào yêu cầu thị trường cũng như đặc thù kinh doanh của mỗi ngân hàng.

3.2. Các giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hàng thƣơng mại Việt Nam

3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô

3.2.1.1. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý

Quá trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam hậu WTO vào hệ thống tài chính thế giới đã và đang gặp phải một trở ngại là khung pháp lý về

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)