Nhóm giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 85)

3.2.1.1. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý

Quá trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam hậu WTO vào hệ thống tài chính thế giới đã và đang gặp phải một trở ngại là khung pháp lý về hoạt động ngân hàng vẫn trong tình trạng tiền - hậu bất nhất, khó lường trước, thiếu minh bạch, vừa không đủ thông thoáng vừa không đủ nghiêm minh.

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải chủ động hội nhập, qua đó tự tìm hiểu, học hỏi bằng nhiều con đường nhưng kiên quyết rà soát loại bỏ những cái gì không còn phù hợp, có lịch trình cụ thể chặt chẽ để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý. Hiện nay, văn bản pháp quy cao nhất điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng là luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng. Hai văn bản này ra đời không lâu nhưng đã gây nhiều tranh cãi về tính hoàn thiện của chúng.

Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng với 164 điều, 99 trang, vừa được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ trong tháng 6-2009 dù được đánh giá là một dự luật được soạn thảo khá kỳ công và tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chưa rõ đối với các tổ chức tín dụng nói chung và với các ngân hàng thương mại nói riêng.

Thứ nhất, chƣa rõ về giấy phép thành lập và hoạt động: Với rất nhiều điều kiện về vốn, về người sáng lập và quản trị, về hồ sơ, thủ tục chặt chẽ (các điều từ 19-21), nhưng Dự luật mới chỉ giải quyết được một nửa vấn đề là cho phép thành lập tổ chức tín dụng. Còn để đi vào hoạt động, thì tổ chức tín dụng còn phải đáp ứng được ít nhất là 10 nhóm điều kiện khác về vốn, kho tiền, trụ sở, tổ chức, bộ máy, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin, quy định quản lý nội bộ... (các điều 24 và 26). Như vậy sau khi được phép thành lập, tổ chức tín dụng còn phải được Ngân hàng nhà nước công nhận đã đáp ứng được một loạt các điều kiện khắt khe, phức tạp, thì mới được phép hoạt động. Đó là loại giấy phép “con” không thể thiếu và không hề kém phần quan trọng so với giấy phép “chính”. Điều đó cũng có nghĩa là, thời hạn cấp phép thật sự còn dài hơn nhiều con số “kỷ lục pháp luật” 360 ngày theo điều 22 của Dự luật.

Thứ hai, chƣa rõ về phạm vi đƣợc phép hoạt động: Khoản 2, điều 90 của Dự luật về phạm vi hoạt động được phép của tổ chức tín dụng quy định: “Tổ chức tín dụng không được phép tiến hành bất kỳ hoạt động kinh

doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác quy định trong giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng”. Như vậy, là hoạt động của các tổ chức tín dụng phải đúng với từng từ, từng chữ ghi trong giấy phép thành lập và hoạt động. Quy định này là quá chặt và khắt khe. Nó đồng nghĩa với việc không thể cho phép các tổ chức tín dụng được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, vì chưa thể đưa ra được hết những điều cấm, do sản phẩm dịch vụ ngân hàng quá nhiều và biến đổi liên tục. Như vậy thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ không thể ghi trong giấy phép đầy đủ, cụ thể, chi tiết các hoạt động của tổ chức tín dụng. Và cơ quan quản lý sẽ tất bật “chạy theo” sự vụ sửa đổi, bổ sung giấy phép để giải quyết đòi hỏi yêu cầu kinh doanh hàng ngày của hàng trăm tổ chức tín dụng. Tất nhiên là khó tránh khỏi cơ chế xin cho tất yếu sẽ xảy ra.

Thứ ba, chƣa rõ về nhiều nội dung cốt yếu khác: Còn nhiều nội dung cơ bản, cốt lõi, quan trọng chưa rõ, chưa biết phải trái thế nào, vì bị bỏ ngỏ hoàn toàn hoặc một phần như: Không biết điều kiện thế nào để có thể trở thành cổ đông sáng lập ngân hàng; Không biết mức vốn pháp định sẽ lên xuống, tăng giảm thế nào để thành lập các tổ chức tín dụng mới cũng như để hoạch định chiến lược phát triển của các tổ chức tín dụng cũ; Không biết tổ chức tín dụng có được phát hành trái phiếu thông thường như lâu nay vẫn làm hay không, vì Dự luật chỉ nhắc đến “trái phiếu chuyển đổi” và “chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu” (các điều 59, 63, 92 và 98); trong khi Luật các tổ chức tín dụng hiện hành quy định rõ việc được phát hành trái phiếu; Không biết hợp đồng tín dụng có bắt buộc phải gắn liền với mục đích vay vốn sản xuất kinh doanh như luật hiện hành hay không...

Tất cả những nội dung như trên cần phải được quy định một cách cụ thể, rõ ràng; phải được chỉ rõ là cấm đoán hay được phép. Nên đưa ra các giới hạn, các điều kiện chặt chẽ để khống chế hợp lý, thay vì cấm đoán một cách

tràn lan, không thật sự cần thiết, cứ khó quản là cấm. Những vấn đề dành cho văn bản dưới luật, thì cũng phải được đề cập đến về mặt nguyên tắc để có đủ cơ sở pháp lý sau này.

Để hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, trƣớc hết cần tích cực rà soát, chỉnh sửa và xây dựng mới cơ chế.

Thứ nhất, cần chỉnh sửa Luật NHNN, Luật các TCTD và các văn bản dưới luật có liên quan đến nội dung, phạm vi, cấp phép hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của các ngân hàng nước ngoài; biểu hiện trên các mặt như vốn tự có ban đầu khi cấp phép hoạt động; mức độ được huy động vốn bằng tiền Việt nam; trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo; việc chấp hành kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng, trong đó có NHNN; Việc tham gia bảo mật, chia sẻ rủi ro….trong hoạt động ngân hàng nói chung.

Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế về thương mại điện tử, thanh toán điện tử trong phạm vi nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng.

Tiếp đến là tổ chức triển khai, thực hiện công tác pháp luật hiệu quả: Cần tổ chức thành các bộ phận chuyên trách trong từng lĩnh vực, từng loại hình công việc theo trương trình thực hiện để rà soát, soạn thảo cơ chế, tổ chức hội thảo lấy ý kiến, nghiệm thu đưa vào thực nghiệm; từ triển khai thí điểm đến mở rộng dần, nhất là đối với những vấn đề còn mới mẻ với Việt nam.

3.2.1.2. Phát triển hệ thống giám sát tài chính, ngân hàng và hỗ trợ thông tin hữu hiệu

Sau gần 20 năm đổi mới, Thanh tra NHNN đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của ngành Ngân hàng

Việt Nam và an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng. Thanh tra NHNN thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở đó phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đảm bảo sự tuân thủ luật pháp, hoạt động lành mạnh của các TCTD. Để tiếp tục nâng cao chất lượng của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, thì cần phải chú trọng nội dung nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh tra viên, tập trung vào kỹ năng quản trị rủi ro, công nghệ ngân hàng và dịch vụ tài chính mới, quản trị ngân hàng hiện đại, các kỹ năng bổ trợ như phân tích tài chính, hoạt động NHTM. Xử lý nghiêm những vi phạm đạo đức nghề nghiệp cho dù là nhỏ đồng thời có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với những thanh tra viên có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi. Mô hình tổ chức và cơ chế điều hành hoạt động thanh tra ngân hàng còn chồng chéo và kém hiệu lực, ngoài Thanh tra NHNN tại trụ sở chính, bộ phận thanh tra ngân hàng cũng được thiết lập tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, nghĩa là Thanh tra NHNN tại các chi nhánh NHNN chịu sự quản lý của Giám đốc chi nhánh, đồng thời chịu sự quản lý của Chánh Thanh tra NHNN. Thanh tra NHNN còn chịu sự điều chỉnh đồng thời của Luật NHNN và Luật Thanh tra, nghĩa là không có sự khác biệt đáng kể giữa bản chất thanh tra chuyên ngành ngân hàng với cơ quan thanh tra của các bộ, ngành khác.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải là kênh hỗ trợ thông tin hữu hiệu cho sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính. Muốn vậy, NHNN cần: Theo dõi sát diễn biến khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, dự báo những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nước ta để chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống; Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng phục vụ cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng; xử lý và đánh giá hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế; Giám sát chặt chẽ diễn biến trên thị trường tiền tệ, đề xuất các giải pháp xử lý

vấn đề nảy sinh; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin trong hệ thống ngân hàng; Cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn thông tin về các chính sách cũng như kết quả thực hiện về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng cho công chúng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế để họ hiểu đúng về hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng nước ta trên các cơ quan báo chí ngành như Tạp chí Ngân hàng.

3.2.1.3. Có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, hiệu quả

Việc ổn định thị trường ngoại tệ là điều cần thiết để làm cơ sở phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Thị trường ngoại tệ năm vừa qua có những thời điểm được đánh giá là cực kỳ căng thẳng, thậm chí vào khoảng thời gian tháng 11 năm 2009 có người còn liên tưởng tới dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tiền tệ, đòi hỏi có giải pháp cấp bách, mạnh tay. Ngân hàng Nhà nước can thiệp thông qua tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng và điều chỉnh biên độ tỷ giá linh hoạt đã giúp trường ổn định trở lại. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế, còn để chính sách tỷ giá thực sự hữu dụng và phát huy hiệu quả trong thời gian dài mà vẫn phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường thì Ngân hàng Nhà nước phải áp dụng nhiều chính sách đồng bộ khác. Một chính sách tỷ giá thực sự hiệu quả phải thủ tiêu triệt để được các dấu hiệu tiêu cực và thúc đẩy thị trường ngoại hối lành mạnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 85)