Nghiệp vụ tín dụng quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 72)

Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mƣợn giữa các nƣớc bao gồm quan hệ vay mƣợn giữa các nhà nƣớc, giữa các tổ chức nhà nƣớc, các tổ chức cá nhân, các tổ chức tài chính quốc tế với các nƣớc. Quan hệ vay mượn trong nhiều lĩnh vực nhưng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, với điều kiện phải trả cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định.

Tín dụng quốc tế ngày nay đang ngày càng được mở rộng và tăng cường với nhiều loại hình và phương thức đa dạng, thỏa mãn yêu cầu chẳng những của xuất nhập khẩu hàng hoá thông thường mà còn cả những thiết bị máy móc, thiết bị toàn bộ có giá trị lớn và những dự án kinh tế vĩ mô. Tín dụng quốc tế góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh tiến trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá.

Căn cứ vào tính chất sở hữu vốn vay, tín dụng quốc tế gồm tín dụng Nhà nước, là quan hệ tín dụng của Chính phủ nước này cho Chính phủ nước

khác vay; Tín dụng tư nhân, bao gồm những khoản tín dụng của các ngân hàng thương mại (bộ phận chủ yếu), các công ty tài chính các nước cung cấp cho các ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế nước khác; Tín dụng hỗn hợp nhà nước và tư nhân, là khoản tín dụng có sự kết hợp giữa nhà nước và ngân hàng thương mại của nước này cung cấp cho nước khác và tín dụng của các tổ chức tiền tệ - tài chính – ngân hàng quốc tế: Những khoản tín dụng này thuộc cơ cấu Quỹ tiền tệ Quốc tê IMF hoặc của các ngân hàng khu vực như ADB, WB cung cấp cho các nước hội viên.

Căn cứ vào đối tượng sử dụng vốn vay có 3 loại tín dụng: Tín dụng tài chính còn gọi là tín dụng tiền tệ, được cấp trực tiếp bằng một vốn tiền tệ nhất định, không gắn liền với việc mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ; Tín dụng cho công trình, là khoản tín dụng trong đó các dự án phát triển gắn liền giữa việc sử dụng vốn với việc xây dựng một công trình hoặc thực hiện một dự án phát triển nhất định; Tín dụng thương mại, là loại tín dụng gắn liền việc sử dụng vốn vay với việc nhập khẩu hàng hoá, thiết bị và các dịch vụ khác có liên quan.

Trên đây là hai cách phân loại tín dụng quốc tế phổ biến nhất. Trong phạm vi của một luận văn, luận văn này chỉ xin đề cập đến tín dụng tư nhân. Tín dụng tƣ nhân là một khoản tín dụng tư nhân thuần tuý do bên cho vay cung cấp cho bên vay với nguồn vốn tự tạo của mình, không liên quan đến những khoản tín dụng Nhà nước, nhưng cũng có thể là một khoản tín dụng hỗn hợp với tín dụng Nhà nước, là một khoản tài trợ của nước cho vay đối với nước vay nợ. Tín dụng tư nhân thuần tuý có đặc tính sau: Nguồn tín dụng hoàn toàn do bên cho vay (ngân hàng thương mại, công ty tài chính hoặc các tổ chức xuất nhập khẩu) tự tạo hoặc bằng vốn tự có hoặc bằng vốn huy động trên thị trường tiền tệ trong nước hay thị trường quốc tế. Đồng tiền dùng để cho vay có thể là đồng tiền của chính nước bên cho vay hoặc là một ngoại tệ chuyển đổi huy động trên thị trường tiền tệ quốc tế. Về thời hạn vay,

có thể là ngắn hạn hoặc trung hạn (chủ yếu), hoặc dài hạn. Lãi suất tính trên cơ sở lãi suất thị trường tiền tệ tính vào thời điểm đầu kỳ tính lãi. Quan hệ tín dụng tư nhân thuần tuý được thực hiện bằng những phương thức đa dạng, miễn là bên cho vay và bên vay nợ thoả thuận với nhau. Những phương thức được sử dụng phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế gồm có: Tín dụng trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hàng hoá và tín dụng ngân hàng.

Tín dụng trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hàng hóa tồn tại dưới các dạng sau:

Mua hàng chịu: Theo phương thức này, việc trả tiền được thực hiện sau một thời gian kể từ khi giao hàng. Thay vì việc trả tiền ngay sau khi giao hàng, bên xuất khẩu thoả thuận cho bên nhập khẩu được nợ tiền hàng, chỉ thanh toán trong một thời gian nhất định, thường là 3 hoặc 6 tháng. Lãi tiền được tính gộp vào trong giá hàng mua chịu.

Ứng trƣớc tiền mua hàng: Là khoản vốn do nhà nhập khẩu ứng trước cho nhà xuất khẩu, trước khi nhận hàng. Khoản ứng trước này vừa có ý nghĩa ràng buộc bên đặt mua hàng phải nhận hàng theo đúng điều kiện về quy cách phẩm chất đã quy định trong hợp đồng, vừa có nội dung kinh tế là một khoản vốn của bên đặt mua hàng cho bên xuất khẩu vay để sản xuất mặt hàng đó. Nhờ có khoản vốn ứng trước này, nhà xuất khẩu hạn chế việc vay vốn ngân hàng đế sản xuất và do đó phải thỏa thuận một số điều kiện thích ứng với khoản ứng trước, như giảm giá hàng hoá.

Tín dụng mở tài khoản: Loại hình tín dụng này được sử dụng khi hai bên mua bán có quan hệ lâu dài và tín nhiệm lẫn nhau. Nội dung là bên xuất khẩu cấp vốn tín dụng bằng hàng hoá cho bên nhập khẩu thông qua việc mở tại ngân hàng bên xuất khẩu một tài khoản để ghi sổ lẫn nhau và tiến hành thanh toán bù trừ. Bên cho vay xuất hàng trước và tiến hành ghi số tiền bán hàng vào tài khoản. Căn cứ vào số dư nợ trên tài khoản, sau một thời gian đã

thoả thuận, bên vay nợ phải thanh toán cho bên chủ nợ hoặc bằng cách xuất hàng hoặc bằng tiền mặt.

Trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước, tín dụng ngân hàng, bộ phận chủ yếu của tín dụng tư nhân, là loại tín dụng được sử dụng phổ biến nhất. Tín dụng ngân hàng bao gồm tín dụng của ngân hàng cấp cho nhà xuất nhập khẩu hoặc tín dụng giữa các ngân hàng với nhau…Các khoản tín dụng này do các ngân hàng thương mại được phép hoạt động về ngoại hối thực hiện bằng đồng tiền của nước cho vay hoặc bằng ngoại tệ huy động trên thị trường tiền tệ thế giới gồm những phương thức có đặc điểm khác nhau.

Dƣ nợ trên tài khoản vãng lai: Quan hệ tín dụng này chỉ thực hiện trong trường hợp giữa hai ngân hàng có quan hệ tài khoản. Ngân hàng cho vay là ngân hàng giữ tài khoản của ngân hàng đi vay. Trên nguyên tắc, tài khoản không được dư nợ, nhưng ngân hàng giữ tài khoản có thể thoả thuận cho ngân hàng gửi tiền thanh toán trên tài khoản vãng lai được dư nợ tạm thời, trong một thời gian ngắn từ 3 đến 5 ngày, trong quá trình chi trả hộ cho ngân hàng chủ tài khoản. Số dư nợ không sinh lãi, với điều kiện bên dư nợ phải bồi hoàn tài khoản trong thời gian quy định.

Tín dụng chấp nhận: Khoản tín dụng này liên quan trực tiếp đến ngân hàng cho vay và ngân hàng vay nợ, dùng khoản tín dụng đó để trả tiền ngay cho bên xuất khẩu. Giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu không có quan hệ tín dụng, nhưng để thực hiện được thực hiện quan hệ tín dụng chấp nhận thì giữa hai ngân hàng khi ký kết hợp đồng mua bán hoặc khi mở thư tín dụng nhập hàng có kèm theo điều kiện: bên xuất khẩu lập hối phiếu có kỳ hạn, nhưng được trả tiền ngay sau khi giao hàng. Hối phiếu có kỳ hạn được ngân hàng cho vay chấp nhận và chiết khấu theo thông lệ, nhưng mọi khoản phí tổn chiết khấu do bên ngân hàng vay nợ chịu, bên xuất khẩu được trả toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu. Khi đến hạn, ngân hàng vay nợ chuyển trả cho ngân

hàng cho vay số tiền ghi trên hối phiếu. Tỷ lệ chiết khấu tương ứng với lãi suất trên thị trường tiền tệ đối với đồng tiền cùng loại.

Cho vay bằng tài khoản ứng trƣớc: Ngân hàng cho vay mở cho ngân hàng vay nợ một tài khoản gọi là tài khoản ứng trước với hạn mức cho vay mà hai bên đã thỏa thuận. Qua tài khoản này, ngân hàng cho vay thanh toán cho bên xuất khẩu khi xuất trình chứng từ phù hợp với điều kiện của thư tín dụng.Thời hạn hoàn trả các khoản ứng trước thường rất ngắn, không quá 3 tháng và lãi suất thường rất cao.

Cho vay tài chính: Theo phương thức này, bên cho vay gồm một hoặc nhiều ngân hàng và công ty tài chính, tuỳ theo hạn ngạch khoản vay, cung cấp cho bên vay nợ một khoản tín dụng bằng tiền để sử dụng vào việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu, hoặc vào một mục đích khác được bên cho vay đồng ý [18, trang 15].

1.1.2.3. Đặc điểm của nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

Ngoài những đặc điểm của nghiệp vụ ngân hàng nói chung, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế còn có những đặc trưng riêng.

1.1.2.3.1. Mang tính rủi ro cao, đòi hỏi chuyên môn cao

Thứ nhất, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ra đời từ việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và doanh nghiệp ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, việc triển khai chịu sự chi phối của luật quản trị ngân hàng, luật quản lý ngoại hối và luật thuế,… của các quốc gia nên rất khó khăn và phức tạp. Chẳng hạn, trong hoạt động thanh toán quốc tế, do luật pháp mỗi nước khác nhau nên trong thương mại đã có những quy định thống nhất những thông lệ quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ: UCP 600, URC 522, INCOTERMS 2000,...do Phòng thương mại quốc tế phát hành đều là những quy phạm pháp luật tuỳ chọn, nhưng khi đã chọn thì buộc phải tuân theo. Cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế phải nắm

rõ các phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế, bởi vì các phương tiện và phương thức này quy định rất chặt chẽ nội dung từng câu chữ, và có hiệu lực quốc tế. Muốn thực hiện công việc này trôi chảy, tránh gây hiểu nhầm và thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi cán bộ thanh toán quốc tế phải có chuyên môn cao. Hơn nữa, chứng từ sử dụng trong giao dịch đều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ một trình độ ngoại ngữ nhất định.

Thứ hai, hạn chế trong việc tiếp cận khách hàng và đối tác do khoảng cách địa lý và khác biệt về ngôn ngữ cũng là yếu tố bất lợi trong triển khai nghiệp vụ này. Hơn nữa, các giao dịch thường có giá trị lớn và bằng ngoại tệ, yếu tố luôn biến động theo những xu hướng khác nhau phụ thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế thế giới càng làm tăng mức độ rủi ro trong thanh khoản.

1.1.2.3.2. Gắn liền với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Cơ sở để hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế của ngân hàng thƣơng mại là hoạt động ngoại thƣơng. Trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng diễn ra quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa như các ngành kinh tế khác, với mục đích cuối cùng là thực hiện giá trị hàng hóa, nó chỉ có điểm khác biệt là việc mua bán diễn ra giữa các đối tác có quốc tịch khác nhau, hàng hoá được vận chuyển từ nước này qua nước khác, đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ. Chính vì vậy khâu cuối cùng của quá trình hoạt động xuất nhập khẩu là khâu thanh toán cũng có điểm khác so với thanh toán trong nước. Nói đến ngoại thương là nói đến thanh toán quốc tế. Nếu thanh toán quốc tế được thực hiện tốt thì giá trị của hàng hóa xuất nhập khẩu mới được thực hiện tốt, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy ngoại thương phát triển và là yếu tố quan trọng để đánh giá quan hệ kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của một quốc gia.

1.1.2.3.3. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế yêu cầu về vốn lớn để đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ

Mọi nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đều gắn liền với yếu tố khoa học công nghệ và đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật để có thể triển khai và không ngừng nâng cao chất lượng. Để kết nối dữ liệu với các ngân hàng khác trên thế giới, các ngân hàng buộc phải không ngừng nâng cấp ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất ngành ngân hàng. Để thu thập thông tin phục vụ kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng buộc phải lắp đặt hệ thống và trả phí để mua bản quyền thông tin của các trang chuyên cung cấp thông tin trên thế giới. Để đáp ứng tiêu chí hoạt động thanh toán nhanh chóng, kịp thời và chính xác, các ngân hàng đều đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, viễn thông và xử lý dữ liệu. Các biện pháp an toàn trong thanh toán luôn được chú trọng: mã hoá thông tin truyền đi, thiết lập mã điện (test key), lọc những thông tin gây nhiễu, đối chiếu số liệu tài khoản thông qua mạng vi tính,...

1.2. Sự cần thiết phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam

1.2.1. Do đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam hàng Việt Nam

Tính đến nay, ngành ngân hàng Việt Nam đã có 94 ngân hàng ( bao gồm 05 tổ chức tín dụng nhà nước, 39 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 05 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài), 53 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 926 quỹ tín dụng nhân dân (hoạt động tín dụng quy mô nhỏ ở địa bàn nông thôn) [33].

Hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế

kinh tế khu vực và toàn cầu. Đối với hệ thống tài chính, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập tài chính đòi hỏi phải từng bước nới lỏng các quy định quản lý thị trường và hoạt động tài chính - ngân hàng, tiến tới hình thành môi trường pháp lý chung cho mọi tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài, cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn.

Thứ nhất, toàn cầu hóa và hội nhập làm thay đổi cấu trúc thị trƣờng với sự gia tăng về số lƣợng và loại hình các tổ chức tài chính nƣớc ngoài, dẫn đến tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ và tiện ích ngân hàng. Điều này cũng góp phần thay đổi quy mô và nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới ra đời, đặc biệt là sự gia tăng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng. Trong đó, phải kể đến sự tăng lên nhanh chóng của các giao dịch ngoại hối và sự phát triển của các dịch vụ thanh toán mới thông qua các phương tiện thông tin hiện đại như internet, thanh toán trực tuyến, dịch vụ thanh toán tức thời…Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, yếu tố có tác động lớn nhất đến các NHTM Việt Nam là sự thay đổi cấu trúc thị trường với sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là với việc ra đời của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, càng làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các NHTM về công nghệ và sản phẩm dịch vụ Những thay đổi này đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải không ngừng nỗ lực phát triển các nghiệp vụ của mình, mà trong đó không thể thiếu nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vốn là công cụ cạnh tranh chính của các ngân hàng nước ngoài.

Thứ hai, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng tạo điều kiện cho phép phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)