3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
3.3.1.1 Tạo mơi trường kinh tế - chính trị ổn định
Mơi trường kinh tế - chính trị ổn định là điều kiện quan trọng nhất cho tất cả các hoạt động bao gồm cả hoạt động của ngành ngân hàng. Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng là một trong những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Xã hội với chế độ chính trị
- kinh tế ổn định thì người dân mới yên tâm tập trung kinh doanh giúp nền kinh tế của đất nước phát triển. Theo đó cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống người cải thiện và ngày càng nâng cao. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu của người dân cũng cao hơn và họ sẽ quan tâm đến việc tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm cơng nghệ và tiện ích như thẻ ngân hàng nói chung và thẻ tín dụng nói riêng, hạn chế việc thanh tốn bằng tiền mặt.
3.3.1.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý
Hiện nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng đều quy định chung cho tất cả các loại thẻ ngân hàng và chưa có văn bản nào điều chỉnh riêng cho thẻ tín dụng. Do thẻ tín dụng với đặc tính riêng có của thẻ tín dụng là sự kết hợp giữa thanh tốn và tín dụng nên khơng thể áp dụng các quy định của cho vay thơng thường vào hình thức cho vay bằng thẻ tín dụng. Do đó, cần có một quy định riêng về thẻ tín dụng quy định cụ thể về điều kiện phát hành, tỷ lệ an toàn, xếp hạng khách hàng, cách thức thanh tốn thẻ tín dụng và quản lý rủi ro phát sinh.
Song song với việc ban hành văn bản pháp luật về thẻ tín dụng thì Chính phủ cần ban hành văn bản chế tài pháp luật điều chỉnh đối với các loại thẻ tín dụng trong đó cần quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật Hình sự.
Để khuyến khích các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh tốn bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh tốn mua hàng hố, dịch vụ thì trong thời gian đầu Chính phủ nên có chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS.
3.3.1.3 Đẩy mạnh cơng tác phịng chống tội phạm công nghệ cao
Cùng với sự phát triển của việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt thì tội phạm thẻ và thanh tốn điện tử cũng tăng theo và ngày càng tinh vi, phức tạp. Tội phạm thẻ và thanh toán điện tử là những tội phạm công nghệ cao, chúng không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước, cá nhân, tổ chức mà còn xâm phạm đe dọa an ninh, quốc phòng. Tội phạm thẻ đặc biệt là thẻ tín dụng đang có xu hướng tăng tại thị trường châu Á.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá có thể là đích ngắm của giới tội phạm trong thời gian tới sau khi chúng đã hoạt động mạnh tại các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và đã bị chính phủ các nước này ra tay xử lý.
Chính vì vậy Chính phủ cần phối hợp với các cơ quan ban ngành để đẩy mạnh cơng tác phịng chống tội phạm công nghệ cao như là: yêu cầu các tổ chức thanh toán thẻ phải kiểm soát để phát hiện các giao dịch thanh toán nghi vấn, đặc biệt cần chú ý đến những đơn vị chấp nhận thanh tốn thẻ có số lượng giao dịch liên tục với nhiều thẻ khác nhau vào thời gian bất thường trong ngày, xem xét lại các trường hợp doanh số tăng đột biến và thiếu chứng từ chứng minh cung cấp hàng hóa, dịch vụ hợp lệ.... để kịp thời báo cáo đến cơ quan quản lý để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Đồng thời, Chính phủ cần phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an kinh tế, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao và cơ quan cảnh sát quốc tế nhằm ngăn chặn tội phạm.
3.3.1.4 Tăng cường tuyên truyền về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Người Việt Nam xưa nay vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn và ít quan tâm đến các phương tiện thanh toán khác, theo thống kê của Cục thương mại điện tử và cơng nghệ thơng tin thì bình qn số thẻ tín dụng trên 1 người Việt Nam chỉ có 0,017. Thực tế hiện nay khơng phải ai cũng biết đến thẻ ngân hàng hoặc mặc dù các doanh nghiệp trả lương qua thẻ nhưng họ vẫn rút hết để sử dụng tiền mặt. Nguyên nhân cơ bản là họ thiếu thơng tin về hình thức thanh tốn mới này. Do đó, để thực hiện thành cơng đề án đẩy mạnh thanh tốn không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015, Chính phủ phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tính năng, sự ưu việt cũng như tính văn minh của các sản phẩm thẻ nói chung và thẻ tín dụng nói riêng đến với tất cả người dân Việt Nam.
3.3.1.5 Đầu tư kỹ thuật – cơ sở hạ tầng
Lịch sử phát triển thẻ ngân hàng của Việt Nam còn non trẻ và công nghệ thẻ cũng như hệ thống thiết bị chưa hiện đại. Việc đầu tư vào công nghệ, trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động thẻ tốn nhiều chi phí, ngồi ra do cơng nghệ thẻ trên thế giới phát triển nhanh chóng nên để theo kịp cơng nghệ hiện đại thì các ngân hàng cần bỏ ra một số lượng chi phí rất lớn. Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho các ngân hàng đầu tư hợp lý cho hệ thống máy móc, thiết bị cơng nghệ phục vụ thanh toán, phát hành thẻ.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp quy
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý trực tiếp các ngân hàng nên cần phải xây dựng và hoàn thiện những văn bản pháp quy dựa trên những đề án, chủ trương của Chính phủ để làm cơ sở phát triển thị trường thẻ tín dụng Việt Nam. Các kiến nghị để xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp quy:
Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới, hiện đại nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khuyến khích phát triển thanh toán thẻ.
Nghiên cứu, định hướng xây dựng tiêu chuẩn thẻ cho thị trường thẻ nội địa Việt Nam và lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ; đảm bảo khả năng tích hợp giữa các hệ thống thanh toán thẻ.
Xây dựng thêm các chỉ tiêu báo cáo dành riêng cho thẻ tín dụng như là chỉ tiêu tổng dư nợ qua thẻ, tổng dư nợ q hạn, dư nợ khơng có bảo đảm, số lượng thẻ, tổng hạn mức tín dụng… nhằm giúp Ngân hàng Nhà nước co các chính sách phù hợp.
Bên cạnh đó, do thẻ tín dụng có thể thanh tốn bằng nhiều đồng tiền khác nhau nên việc khách hàng lợi dụng thẻ tín dụng để chuyển ngoại tệ ra nước ngồi làm ảnh hưởng đến chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước. Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các các quy định hạn chế như là: quy định hạn mức tối đa được rút, chi tiêu bằng ngoại tệ từ thẻ tín dụng quốc tế, quy định hạn mức chi
tiêu tối đa trong một thời gian nhất định, kiểm soát số lần và giá trị tối đa của các giao dịch của chủ thẻ tại nước ngồi để có thể quản lý được những giao dịch bằng ngoại tệ.
3.3.2.2 Thành lập trung tâm thanh tốn bù trừ về thẻ tín dụng
Để việc thanh tốn thẻ thơng suốt và nhanh chóng thì cần xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ. Trên cơ sở đó tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho phát triển thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực dân cư. Tập trung thực hiện và hoàn thành đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3.3.2.3 Phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật
Phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động thanh toán thẻ là việc cần thiết và quan trọng nhằm thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Theo đó một số kiến nghị về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật như sau:
Tập trung phát triển, sắp xếp lại mạng lưới POS theo hướng tập trung vào những nơi có điều kiện và tiềm năng phát triển thanh toán thẻ nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả. Đồng thời để mở rộng việc thanh toán thẻ trước hết cần lựa chọn một số địa bàn, thí điểm phát triển thanh tốn thẻ qua POS phù hợp với điều kiện ở nông thôn.
Tiếp tục triển khai, hoàn thành và sau đó là nâng cao chất lượng kết nối liên thơng hệ thống POS trên tồn quốc. Đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán qua POS bằng các biện pháp đồng bộ để việc thanh toán thẻ qua POS; tăng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán qua POS; phát triển theo hướng bền vững.
Phối hợp với cơ quan ban ngành liên quan để yêu cầu các điểm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có đủ điều kiện phải lắp đặt máy POS và chấp nhận thanh tốn bằng thẻ; khơng phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với thanh toán bằng thẻ. Quan tâm và xử lý đúng mức vấn đề thu phụ phí của khách hàng thanh tốn thẻ qua POS theo đúng các quy định hiện hành; đồng thời nghiên cứu có chế tài, biện pháp xử lý có hiệu quả để đảm bảo thực hiện nghiêm túc.