STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị NT1 NT2 QCVN 28/2010/BTNMT Cột A Cột B 1 pH - 8,2 7,8 6,5-8,5 6,5-8,5 2 BOD5 mg/l 35 12 30 50 3 COD mg/l 70 25 50 100 4 TSS mg/l 165 6 50 100 5 Sunfua (theo H2S) mg/l 5,63 0,04 1,0 4,0 6 NH4+_N mg/l 12,4 4,16 5 10 7 NO3+_N mg/l 3,67 0,68 30 50 8 PO43-_P mg/l 12,7 0,08 6 10 9 Dầu mỡ ĐTV mg/l 2,1 1,3 10 20 10 Tổng Coliform MPN/100ml 1,2x105 2500 3000 5000
(Mẫu phiếu kết quả phân tích số: MNT/01/2503/2019 - nước thải trước và sau hệ thống xử lý Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn)
Ghi chú:
- “-“: Không quy định
- QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềnước thải y tế. - Cột A: Quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính tốn giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Cột B: Quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ơ nhiễm làm cơ sở tính tốn giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- NT1: Nước thải trước khi vào hệ thống xử lý,tọa độ X: 432788; Y: 2.452.365 (Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 1060 30’ múi chiếu 30).
- NT2: Nước thải sau hệ thống xử lý, tọa độ X: 432.709; Y: 2.452.349 (Hệ
- Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích các thành phần môi trường trong nước thải của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn hiện đang hoạt động trước hệ thống xử lý cho thấy có 5/10 thơng số, chỉ tiêu chất ô nhiễm trong nước thải trước khi xử lý vượt giới hạn cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. Như vậy nếu nước thải tại bệnh viện không được xử lý sẽ gây tác động lớn đến nguồn tiếp nhận và môi trường xung quanh.
Tuy nhiên nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý tập chung của bệnh viện tất cả các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. Điều đó chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải tập chung của bệnh viện đạt hiệu quả tốt và đảm bảo các yêu cầu. Hệ thống xử lý nước thải tập chung đã được xác nhận hoàn thành theo giấy xác nhận số: 879/XN-STNMT ngày 11/7/2017 của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường của dự án đầu tư xây dựng cơng trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện kết quảphân tích nước thải trước và sau hệ thống xử lý của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn
* Đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đổ thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận là khe Phiêng Vỉnh. Các thông số lấy mẫu nước mặt được lấy theo các
thông số trong QCVN 08:2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt) để đối chiếu.
Bảng 4. 8: Kết quả phân tích chất lượng nguờn nước mặt
TT Tên Thơng sớ Đơn Vị phân tích Kết quả MT:2015/BTNMT QCVN 08-
NM B1 B2 1 pH - 6,8 5,5 - 9 5,5 - 9 2 BOD5(20oC) mg/l 5,8 15 25 3 COD mg/l 12,4 30 50 4 TSS mg/l 9 50 100 5 Tổng N (NO3-) mg/l 1,13 10 15 6 Amonia tính theo N(NH4) mg/l <0,01 0,9 0,9 7 Phốt phát tính theo P (PO43-) mg/l 0,023 0,3 0,5 8 Tổng dầu, mỡ mg/l <0,3 1 1 9 Coliform MPN/100ml 1.100 7500 10000
10 Ơxy hịa tan (DO) mg/L 5,6 ≥ 4 ≥ 2
11 Cl- mg/L 148,2 350 -
12 F- mg/L 0,65 1,5 2
13 NO2- mg/L 0,012 0,05 0,05
(Mẫu phiếu kết quả phân tích số: MNM/02/2503/2019 –nước mặt khe Viêng Vỉnh cách vị trí xả thải 50m về phía hạlưu)
Ghi chú:
- “-“: Không quy định
- QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- NM: Nước mặt tại khe Phiêng Vỉnh, tọa độ X: 432.698; Y: 2.452.287.
(Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 1060 30’, múi chiếu 30)
- Cột B1: Nước dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có u cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2
- Cột B2: Phục vụ giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
Nhận xét: Từ bảng tổng hợp kết quả phân tích trên cho thấy toàn bộ các chỉ tiêu được quan trắc trong nguồn nước mặt tại Khe Phiêng Vỉnh, đều nằm giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1. Như vậy,
chất lượng nước nguồn tiếp nhận nước thải vẫn cịn tương đốt tốt và có khả năng tiếp nhận lượng lớn nước thải.
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích chất lượng nước mặt của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn
4.4. Đề xuất các biện pháp nâng cao khảnăng quản lý nước thải bệnh viện
4.4.1. Phương pháp quản lý nước thải
- Cần phải nâng cấp hệ thống xử lý để có thể đáp ứng được các trường hợp quá tải, tiếp tục đánh giá chất lượng nước thải trước khi cho thải vào hệ thống cống chung của thành phố và nên thiết kế thêm bể dự trữ vào hệ thống xử lý để có thể chứa lượng nước quá tải của bệnh viện.
- Xây dựng bệnh viện xanh - nước thải và các yếu tố phát thải môi trường khác đạt chuẩn.
- Để đảm bảo nguồn nước khỏi sự ô nhiễm bẩn do nước thải bệnh viện cũng như để tránh sự ô nhiễm tự nhiên, các cơ quan chức năng cần theo dõi thường xuyên việc xả các loại nước thải vào hệ thống thoát nước chung của thị xã theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước hiện hành.
- Các cán bộ kỹ thuật ở các cơng trình cần phải có kỹ sư, hoặc cán bộ trung cấp kỹ thuật, số lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân ở mỗi cơng trình tùy thuộc vào cơng suất xửlý nước thải của bệnh viện.
- Bệnh viện nên có phịng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng nước thải đầu ra trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của thị xã hoặc kiểm tra ở các trung tâm kiểm nghiệm để có thể theo dõi thường xuyên hiệu quả xử lý.
- Phải thường xuyên quản lý về các mặt an toàn kỹ thuật, PCCC, lập báo cáo theo dõi chế độ làm việc của hệ thống để tiến hành sửa chữa, nâng cấp đúng thời hạn.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho các cán bộ kỹ thuật về cách quản lý, vận hành và an toàn lao động.
4.4.2. Phương pháp quy hoạch quản lý
- Xây dựng, bổ sung hướng quy hoạch môi trường như một nội dung của quy hoạch tổng thể, tương đồng với quy hoạch ngành trong tồn tỉnh. Nó được xem như một biện pháp bảo vệmôi trường để chỉđạo và điều chỉnh các dự án chi tiết, các hoạt động kinh tếtrên quan điểm phát triển bền vững.
- Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về môi trường; mỗi cấp chính quyền thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, về hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy định trong Luật BVMT và các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên.
- Tổ chức quan trắc thường xuyên hiện trạng môi trường tại bệnh viện và khu vực xung quanh có nguy cơ ơ nhiễm mơi trường.
4.4.3. Biện pháp phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố
- Yêu cầu cán bộ phụ trách hệ thống xử lý nước thải thực hiện các biện pháp bảo quản, sử dụng hóa chất khi vận hành hệ thống hạn chế đến mức thấp nhất rị rỉ hóa chất vào nguồn nước thải vào nguồn tiếp nhận.
- Kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế kịp thời những đường ống dẫn nước thải có nguy cơ bị vỡ và rị rỉnước thải.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời các hỏng hóc tại hệ thống qua đó đảm bảo nước thải qua hệ thống được xửlý đảm bảo theo đúng yêu cầu trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
- Yêu cầu cán bộ phụ trách môi trường luôn kiểm tra và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy trình hướng dẫn qua đó đảm bảo nước thải được xửlý theo đúng quy trình.
- Cử cán bộ phụ trách vận hành hệ thống xử lý tham gia các khóa đào tạo, hội thảo nhằm nâng cao kiến thức về mơi trường nói chung và kiến thức về việc vận hành xử lý nước thải.
- Định kỳ bảo dưỡng, nạo vét các bể xử lý qua đó đảm bảo cho yêu cầu xử lý nước thải.
4.4.4. Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác giám sát, đồng thời theo dõi quá trình thu gom, vận chuyển, nhà lưu giữ rác hay công tác vệ sinh xung quanh bệnh viện.
- Tăng cường thiết lập hệ thống thông tin liên lạc với các khoa phòng trong bệnh viện bằng các văn bản hướng dẫn, điện thoại… để nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
- Rà soát những tài liệu phù hợp với hệ thống quản lý môi trường, cập nhật thường xuyên các quy định, văn bản pháp luật mới trong quy chế quản lý bệnh viện.
- Đưa ra các tiêu chí để cải tiến công tác quản lý như giám sát tỉ lệ ô nhiễm, nâng cao năng lực khám chữa bệnh…
4.4.5. Phương pháp giáo dục – truyền thơng
- Cần có sự hợp tác toàn diện giữa Ban quản lý các dự án với các ban ngành có liên quan của địa phương bàn về vấn đề tổ chức thực hiện, về tiến độ thi công, về biện pháp thi cơng và về giám sát thi cơng cơng trình.
- Giám sát việc thực thi các hạng mục cơng trình theo nội dung thiết kế, khi có các vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra cần đề xuất ngay các giải pháp cụ
thể mang tính khả thi để khắc phục mà không phải chờ đợi kéo dài thời gian tăng thêm mức độ nghiêm trọng.
- Thông báo cho người dân trong vùng dự án về những kế hoạch, tiến độ xây dựng các cơng trình và lợi ích của các cơng trình này đối với đời sống dân sinh kinh tế.
- Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ơ nhiễm môi trường nước: Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn xuống các kênh rạch.
- Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải, xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt.
- Cần xây dựng kế hoạch thu thập, phân tích định kỳ về chất lượng nước trong vùng. Phân tích diễn biến về thành phần các lồi sinh vật nước.
- Khơng ngừng nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố về vấn đề bảo vệmôi trường và phát triển bền vững.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, thực tập tại Công ty TNHH Thái Bắc, quá trình đi khảo sát thực tếđể thực hiện đềtài và căn cứ vào kết quả phân tích chất lượng nước thải của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn. Có thể rút ra một vài kết luận như sau:
- Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn với quy mơ là 500 giường bệnh và diện tích bệnh viện tương đối lớn như vậy công tác bảo vệ môi trường của bệnh viện cũng đã được thực hiện đúng quy định về thu gom và xửlý nước thải y tế, cũng như các chất thải y tế khác.
- Nhu cầu xả nước thải tối đa của bệnh viện là 400m3/ngày, nhu cầu xả thải trung bình trên thực tế hiện nay vào khoảng 165,34m3/ngày, trong đó:
+ Nước thải sinh hoạt: 99,2m3/ngày + Nước thải y tế: 66,14m3/ngày
- Khu vực xử lý nước thải tập trung được xây dựng tại phía Nam của dự án có diện tích 470 m2, cửa xảnước thải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và có vị trí giao thơng thuận lợi.
- Vị trí xả nước thải: Điểm xả thải vào khe Phiêng Vỉnh thuộc thôn Khuổi Thuổm, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn.
- Tại hệ thống xử lý, nước thải được xử lý theo công nghệ sinh học, khử khuẩn bằng khí Clo, hóa chất được dùng trong hệ thống gồm chất tạo keo, PAC, NaOH, Fe3+.
Kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy: Nước thải trước hệ thống xử lý vẫn còn một số chất vượt quá giới hạn cho phép của QCVN, còn nước thải sau hệ thống xử lý đã xử lý được hết các chỉ tiêu gây độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Tất cả các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho
phép của QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế và QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Điều đó chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải tập chung của bệnh viện đạt hiệu quả tốt và đảm bảo các yêu cầu. Từ đó cho ta thấy bệnh viện đã thực hiện khá tốt công tác Bảo vệ môi trường.
5.2. Đề nghị
- Thường xuyên quan trắc định kỳ để báo cáo, xác định nguyên nhân gây ra hiệu suất thấp như do quá tải, do thiết bị hư hỏng, do quá trình vận hành của bệnh viện khơng tốt để có thể kịp thời đưa ra biện pháp để khắc phục.
- Khuyến khích nhân viên quản lý, vận hành hệ thống tiếp tục duy trì tình trạng hoạt động tốt của hệ thống xử lý.
- Cần có các đợt gặp gỡ, trao đổi giữa các bệnh viện với nhau về tình hình xử lý nước thải.
- Các cán bộ chuyên trách cần phải theo dõi sát sao q trình vận hành, khi có sự cố cần báo ngay cho cơ sở sửa chữa để khắc phục kịp thời.
- Mỗi cán bộ công nhân viên trong bệnh viện đều phải nâng cao ý thức trong công tác thu gom và xử lý các chất thải tại bệnh viện
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các công nghệ tiên tiến.
- Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên em chỉ tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản. Đề nghị tiếp tục tiến hành nghiên cứu phân tích, đánh giá thêm một số chỉ tiêu ơ nhiễm khác đểđánh giá được tồn diện hơn về chất lượng môi trường nước thải bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn (2018) - Báo cáo quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
2. Báo cáo xả nước thải (2018) , Vào nguồn nước của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
3. Chi cục Bảo vệ Môi Trường tỉnh Bắc Kạn - Báo cáo kết quả quan trắc môi
trường đợt 1 năm 2019 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
4. Hoàng Thị Liên (2009), Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên,
luận văn thạc sỹ, Đại học Thái Nguyên.
5. Hoàng Trọng Vũ (2009), Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại bệnh viện
trên địa bàn TP.HCM và đề xuất các giải pháp khắc phục, luận văn thạc sỹ, Đại học Bách khoa TP.HCM
6. Hoàng Xuân Thức (2001), “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ sinh học AEROTEN tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.