Phần 2 .T ỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.6. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử
2.6.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử
Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài tốn trắc địa, địa chính, địa hình và cơng trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính.
Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU. (Central Processing Unit- Micropocessor).
2.6.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ
Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử TOP2ASC GTS236 số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và đo đồng thời với q trình đo góc cạnh.
Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử TOP2ASC GTS236:
- Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 11-12) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy.
- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy, chiều cao gương.
- Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao gương.
- Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quay máy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao.
- Sau mỗi làn bấm nút đo máy xẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy.
- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.
2.6.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử
Tại một trạm đo cần có một máy tồn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất), một thước thép 2m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh.
b. Trình tự đo.
Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảng ngắm hoặc gương.
Tại trạm đo A:
- Tiến hành cân bằng và định tâm máy (đưa máy trùng với tâm mốc). Lắp pin, mở máy và khởi động máy. Đặt chế độ đo và đơn vị đo.
- Đưa ống kính ngắm chính xác điểm định hướng B. Bằng các phím chức năng nhập các số liệu như hằng số (K), nhiệt độ (t0), áp xuất (P), toạ độ và độ cao điểm trạm đo A (XA, YA, HA), toạ độ điểm định hướng B (XB, YB), chiều cao máy im, chiều cao gương sào (lg). Đưa trị số hướng mở đầu về 00'00'00".
- Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1. lúc này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiêng DA1
góc bằng 1 (kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1 (hoặc góc thiên đỉnh z1).
c. Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU.
Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phần mềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau:
Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B: XAB= XB - XA
YAB= YB - YA Tính góc định hướng của cạnh mở đầu:
SAB= artg Tính góc định hướng của cạnh SA1:
SA1= SAB+ 1
(Vì trị số hướng mở đầu BC đã đạt 00'00'00").
- Chuyển cạnh nghiêng DA1 về trị số cạnh ngang SA1: SA1 = DA1cosv1 hoặc SA1= DA1sinz1 - Tính số gia toạ độ giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1:
XA1= SA1cos SA1 YA1= SA1sin SA1 Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1:
Y1= YA+ XA1
- Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: HA1= SA1tgv+v1+ im- lg
Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im- lg - Tính độ cao điểm chi tiết 1:
H1= HA+hA1
Như vậy số liệu toạ độ không gian ba chiều (x,y,H) của điểm chi tiết 1 được CPU tự động tính tốn. Số liệu này có thể được biểu thị trên màn hình tinh thể hoặc lưu giữ trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài (Field book).
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, tờ bản đồ số 21. - Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng bản đồ địa chính trên địa bàn phường Quỳnh Lôi-quận Hai Bà Trưng-thành phố Hà nội.