2.3.1 Nguyên tắc xử lý chung
Về nguyên tắc, các trường hợp kết hôn khi không đủ điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật HNGĐ 2014 đều là trái với pháp luật và sẽ bị Tòa án tuyên hủy nếu như có yêu cầu và có đầy đủ các căn cứ việc kết hơn đó khơng đủ điều kiện. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên liên quan thì Tịa án phải có trách nhiệm đánh giá đúng hồn cảnh, tình hình thực tế, xem xét về mối quan hệ tình cảm giữa các bên từ đó đưa ra cơ, phương án xử lý đúng đắn nhằm bảo đảm sự thấu tình đạt lý, đạt hiệu quả cao trong việc áp dụng pháp luật chứ không chỉ xử lý một cách tuyến tính.
2.3.2 Xử lý cụ thể trong các trường hợp kết hơn trái pháp luật
Như đã trình bày ở phần trên thì về ngun tắc chung việc kết hơn trái pháp luật phải bị Tòa án tuyên hủy. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể thì Tịa án phải xem xét, tùy vào hoàn cảnh sự vi phạm hay thực trạng quan hệ giữa hai bên trong thời gian chung sống mà tịa án có thể quyết định hủy hay khơng hủy việc kết hơn đó.
Theo quy định tại Điều 11 Luật HNGĐ 2014 và Điều 4 TTLT số 01/2016 quy định về xử lý yêu cầu kết hôn trái pháp luật thì khi xem xét, giải quyết u cầu có liên quan đến việc hủy kết hơn trái pháp luật, Tịa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật HNGĐ để quyết định.
Theo đó, lúc kết hơn cả hai bên chưa đủ điều kiện kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết mà cả hai bên đã đủ điều kiện kết hơn tại Điều 8 của Luật HNGĐ thì giải quyết như sau:
Nếu cả 2 bên có u cầu cơng nhận quan hệ hơn nhân thì Tịa án cơng nhận quan hệ hơn nhân đó. “Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này” (khoản 2 Điều 11 Luật HNGĐ 2014);
Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật hoặc có một bên u cầu cơng nhận quan hệ hơn nhân hoặc có một bên u cầu ly hơn cịn bên kia khơng có u cầu thì Tịa án quyết định hủy việc kết hơn trái pháp luật. Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn u cầu Tịa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật HNGĐ.
Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hơn nhưng tại thời điểm Tịa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật
HNGĐ thì thực hiện như sau:
Nếu có u cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật thì Tịa án quyết định hủy việc kết hơn trái pháp luật;
Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tịa án bác u cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật, Tịa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật HNGĐ có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hơn nhân để xác định việc kết hơn có trái pháp luật hay khơng. Trình tự, thủ tục giải quyết u cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật HNGĐ và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thơng tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tịa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”.