HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Phân tích quy định pháp luật về kết hôn trái pháp luật hiện nay (Trang 27 - 29)

Việc kết hôn dù hợp pháp hay trái pháp luật đều làm phát sinh quan hệ nhân thân, quan hệ cha, mẹ, con và quan hệ tài sản. Và hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 12 Luật HNGĐ 2014. Đường lối xử lý việc hủy kết hôn trái pháp luật khác với việc ly hơn trong đó, trọng tâm là về quan hệ nhân thân, tài sản và cấp dưỡng. Đây cũng chính là thái độ thể hiện sự phân biệt của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi tuân thủ pháp luật. Các chủ thể tham gia vào việc kết hôn trái pháp luật phải gánh chịu những hệ quả pháp lý bất lợi so với vợ chồng trong việc ly hơn22.

2.4.1 Quan hệ nhân thân

luật bị hủy thì hai bên kết hơn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng” . Về nguyên tắc, hôn nhân trái pháp luật sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, do đó ngay từ khi bắt đầu quan hệ sống chung như vợ chồng thì hai bên nam, nữ đã khơng phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng hợp pháp. Luật HNGĐ 2014 đã quy định rõ hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với quan hệ nhân thân là buộc hai bên kết hôn trái pháp luật phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Nếu trước khi Tòa án tuyên bố hủy kết hơn trái pháp luật mà các bên có thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau, thì quyền và giữa vụ đó sẽ bị chấm dứt khi Tòa án ra quyết định tuyên bố hủy.

2.4.2. Quan hệ tài sản

Việc hai người kết hôn trái pháp luật sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng hợp pháp, do đó tài sản mà họ tạo ra trong thời gian chung sống không phải là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng mà là tài sản chung theo phần.

Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật HNGĐ 2014 thì: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này”. Theo đó, tại Điều 16 Luật HNGĐ 2014, trường hợp kết hôn trái pháp luật sẽ giải quyết tương tự trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Lúc này, pháp luật sẽ ưu tiên giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng theo thỏa thuận của các bên, trong trường hợp khơng có thỏa thuận thì sẽ theo quy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật.

Theo đó, tài sản riêng sẽ thuộc quyền sở hữu của mỗi người. Tài sản chung sẽ chia theo phần và cơng sức đóng góp của các bên trong khối tài sản được chia, đóng góp nhiều thì sẽ được hưởng phần tài sản nhiều hơn so với người đóng góp ít, nếu khơng đóng góp thì khơng được chia tài sản. Trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh được bên nào đóng góp nhiều hơn thì tài sản sẽ được chia đơi.

Tuy nhiên cần lưu ý một điểm mới của Luật HNGĐ 2014 đó là, nguyên tắc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con;

cơng việc nội trợ và cơng việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập23.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật do nam, nữ không phải là vợ chồng nên giữa họ sẽ không phát sinh quan hệ cấp dưỡng, nhưng pháp luật khơng cấm nếu hai bên có thỏa thuận tự nguyện hỗ trợ giúp đỡ nhau.

2.4.3. Quyền lợi con chung

Khoản 2 Điều 12 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hơn”. Có thể thấy, pháp luật ưu tiên bảo vệ quyền lợi của trẻ em, tạo hoàn cảnh thuận lợi, điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Con sinh ra khơng phụ thuộc tình trạng hơn nhân của cha mẹ, việc kết hơn dù đúng hay sai, dù hợp pháp hay trái pháp luật cũng không ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.

Trong trường hợp này, khi Tịa án hủy việc kết hơn trái pháp luật thì quyền lợi của con sẽ được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hơn. Cha mẹ vẫn có các nghĩa vụ và quyền như thương yêu, tôn trọng ý kiến con, trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc con… được quy định tại các điều thuộc Chương 5 - Quan hệ giữa cha mẹ và con, của Luật HNGĐ 2014.

Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Phân tích quy định pháp luật về kết hôn trái pháp luật hiện nay (Trang 27 - 29)