THỰC TRẠNG VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Phân tích quy định pháp luật về kết hôn trái pháp luật hiện nay (Trang 29 - 33)

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Kết hôn trái pháp luật không phải là một hiện tượng xa lạ trong đời sống xã hội. Ngay từ khi quan niệm về kết hơn xuất hiện thì sau đó kết hơn trái pháp luật cũng dần hình thành. Trong những giai đoạn trước, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội

cũng như các yếu tố chính trị, văn hóa mà kết hơn trái pháp luật chủ yếu ở một số dạng vi phạm như: Vi phạm độ tuổi, vi phạm về sự tự nguyện, … Ngày nay, các yếu tố như hội nhập quốc tế, sự phát triển của kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật vượt bậc đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sự kiện kết hôn trái pháp luật. Để từ đó, việc kết hơn trái pháp luật này diễn ra ngày càng đa dạng, đa hình thức. Dưới đây là một số vụ việc điển hình của việc kết hơn trái pháp luật diễn ra phổ biến trong xã hội hiện nay.

3.1.1 Tảo hôn - vấn đề nhức nhối của xã hội ngày nay

Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014, độ tuổi kết hôn với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên. Độ tuổi này được đánh giá là khá phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, vi phạm pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn lại là một dạng vi phạm khá phổ biến, đặc biệt xuất hiện nhiều ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Tình trạng tảo hơn gia tăng kéo theo nhiều hệ quả phức tạp của đời sống gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật HNGĐ 2014, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Tục tảo hôn thể hiện sự cổ hủ, lỗi thời của chế độ phong kiến xưa, là rào cản làm suy tàn nguồn nhân lực tương lai của đất nước, kìm hãm nền kinh tế - văn hóa xã hội phát triển.

Tại Gia Lai, nạn tảo hơn ở đồng bào dân tộc thiểu số cịn khá là phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống trên địa bàn. Theo Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai, trong 5 năm (2011-2015) tồn tỉnh có khoảng 68.000 cặp vợ chồng đăng ký kết hơn, trong đó gần 5.500 trường hợp tảo hôn (chiếm 6.42%), chiếm chủ yếu là trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số người Bahnar và J’rai24. Địa phương điển hình của vấn nạn tảo hơn này là tỉnh Yên Bái. Theo thống kê, tỷ lệ tảo hơn nói chung chiếm khoảng 7%, huyện Mù Căng Chải có số vụ tảo hơn cao nhất tỉnh. Khơng riêng gì Mù Căng Chải mà hầu hết ở thơn bản các đồng bào sinh sống đều có nạn tảo hơn.

Nguyên nhân chính của vấn đề này là do ý thức pháp luật của người dân ở đây chưa cao, trình độ dân trí cịn thấp và phong tục, tập qn lạc hậu chưa được xóa bỏ. Mặt khác, các biện pháp chế tài áp dụng để ngăn chặn tình trạng tảo hơn chưa có hiệu quả cao. Phần lớn những đám cưới này chỉ được chính quyền phát hiện khi “gạo đã nấu thành cơm”, vì thế nhiều cặp vợ chồng ngẫu nhiên làm bố làm mẹ ở tuổi đời con rất trẻ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số. Về xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp tảo hơn cịn chưa phù hợp, chẳng hạn Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định về hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hơn mặc dù đã có quyết định của Tịa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó. Mức phạt này chưa đủ cao để có tính răn đe. Với đa số cặp vợ chồng nghèo, họ sẽ khơng có khả năng nộp phạt, và trong trường hợp đó khả năng thực hiện các biện pháp cưỡng chế nộp phạt của chính quyền địa phương là điều khơng thể thực hiện được.

Vì tảo hơn xảy ra ở các vùng trình độ dân trí cịn thấp, người dân chưa am hiểu nhiều về pháp luật, do đó có thể dẫn đến tình trạng khơng ai biết để yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng trái pháp luật đó nên Tịa án khơng thể biết được hết những cuộc hôn nhân trái pháp luật để ra quyết định xử lý. Tình trạng này chỉ được xóa bỏ khi có sự quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính và sự đồng thuận trách nhiệm của cộng đồng các dân tộc và chính mỗi người dân.

3.1.2. Kết hơn giả - con đường nhập cư

Kết hơn giả nhằm mục đích xuất cảnh đang là “trào lưu” trong xã hội ngày nay. Hằng năm có hàng trăm hàng nghìn người Việt nhập cư bằng con đường kết hôn với công dân Úc bị trục xuất về nước vì khơng vượt qua được những cuộc khảo sát về đời sống riêng tư. Bộ Di trú Úc đã điều tra trên 1.150 cặp vợ chồng vì nghi ngờ họ chỉ là

“vợ chồng hờ”, kết quả là khoản 220 thị thực bị hủy bỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là một dịch vụ phổ biến trong cộng đồng người Việt tại Úc. Bằng chứng là những dịch vụ hùa theo kết hôn giả vẫn được quảng cáo trên các trang báo cộng đồng dưới nhan đề: “Chuyện làm hồ sơ bảo lãnh chồng hoặc vợ, bảo đảm thành cơng 100%”.

Tình trạng này không chỉ xảy ra riêng ở Úc, thế nhưng nó thực sự đáng báo động khi chính phủ Úc phải tìm cách ngăn chặn những cuộc hơn nhân phi pháp này. Điều này để lại một hệ lụy cho xã hội, làm tăng thêm tỷ lệ ly hôn và làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh quốc gia. Vấn nạn kết hôn giả để được nhập cư đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội.

Nỗi bất hạnh của người phụ nữ - cảnh chung chồng

Câu chuyện “Cảm động chuyện hai chị em gái chung chồng” xảy ra ở Hương Sơn, Hà Tĩnh được Báo VTC News đưa tin ngày 30/3/201725. Bài báo ca ngợi sự hy sinh của người chị tên H vì thương em gái là P bị tai nạn trở thành người tàn phế mà đã kết hôn với “em rể”. Theo như lời chị H thì đây là cách duy nhất để chị có thể gánh vác việc gia đình, chăm sóc cho em gái suốt đời. Mặc dù xét về mặt đạo đức thì chị H có trái tim nhân ái, giàu đức hy sinh nhưng dưới góc độ pháp luật, hành vi của chị đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng của pháp luật HNGĐ Việt Nam.

Một câu chuyện khác cũng xảy ra ở Hà Tĩnh26, Bà Trần Thị T sau 4 lần mang thai không thành đã quyết định cưới vợ lẽ cho chồng để “giữ chồng” đã khiến dư luận xơn xao, nhiều người thì ngỡ ngàng bởi thật hiếm chuyện xảy ra giữa đời thường. Dù rằng những hành động này bất hạnh đối với những người trong cuộc thế nhưng nếu đã làm trái quy định của pháp luật thì có đáng để được ngợi ca, khi nó vi phạm nghiêm trọng và sẽ là một biến tướng nguy hại đối với việc thực thi điều cấm kết hơn, nó là chất xúc tác cho việc vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

Một phần của tài liệu Phân tích quy định pháp luật về kết hôn trái pháp luật hiện nay (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w