Các giả thiết nghiên cứu:
H1: Khía cạnh học thuật có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV. H2: Chương trình học có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV. H3: Cơ sở vật chất có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV. H4: Sự tiếp cận có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV.
H5: Khía cạnh ngồi học thuật tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV. H6: Khía cạnh danh tiếng có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV. H7: Sinh viên nữ có hành vi truyền miệng nhiều hơn sinh viên nam.
H8: Sinh viên ngành Quản lý và Luật có hành vi truyền miệng nhiều hơn sinh viên khối ngành Kinh tế. Sự truyền miệng H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ H6+ Khía cạnh học thuật Chương trình học Cơ sở vật chất Sự tiếp cận
Khía cạnh ngồi học thuật Danh tiếng
Chất lượng dịch vụ đại học
H7+ H8+
Đặc trưng sinh viên
Giới tính Chuyên ngành
Tóm lại, trong chương 2 tác giả đã xây dựng 8 giả thuyết nghiên cứu. Trong đó, (1) H1: Khía cạnh học thuật có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV; (2) H2: Chương trình học có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV; (3) H3: Cơ sở vật chất có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV; (4) H4: Sự tiếp cận có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV; (5) H5: Khía cạnh ngồi học thuật có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV; (6) H6: Khía cạnh danh tiếng có tác động cùng chiều hành vi truyền miệng SV. Tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu gồm 1 biến độc lập (Sự truyền miệng) với 3 biến quan sát và 6 biến độc lập định lượng (Khía cạnh học thuật, Chương trình học, Cơ sở vật chất, Sự tiếp cận, Khía cạnh ngồi học thuật, Khía cạnh danh tiếng) với 32 biến quan sát để đo lường sự tác động các khía cạnh chất lượng dịch vụ đại học với sự truyền miệng của sinh viên. Tác giả nghiên cứu sự tác động 2 biến kiểm soát là giới tính và chuyên ngành học đến sự truyền miệng của sinh viên với 2 giả thuyết tương ứng là (7) H7: Sinh viên nữ có hành vi truyền miệng nhiều hơn sinh viên nam và (8) H8: Sinh viên ngành Quản lý và Luật có hành vi truyền miệng nhiều hơn sinh viên khối ngành Kinh tế.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đã trình bày tại chương 1 và cơ sở lý thuyết cũng như mơ hình nghiên cứu đã được trình bày tại chương 2. Nội dung chính của chương 3 sẽ trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm bổ sung, điều chỉnh các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu phục vụ cho các kiểm định tiếp theo. Ngồi ra, chương này cũng trình bày về thiết kế nghiên cứu định lượng.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứ sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Bước Nghiên cứu Mục đích Phương
pháp
Kỹ thuật
1 Sơ bộ
Xem xét và điều chỉnh thang đo về chất lượng giáo dục tại trường Đại học Kinh tế - Luật và hành vi truyền miệng của sinh viên;
Xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi.
Định tính Phỏng
vấn sâu
2 Chính
thức
Thu thập, phân tích dữ liệu. Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
Định lượng
Bảng câu hỏi khảo sát