40% 20% 15% 10% 10% 5% Châu Âu Trong nước Nga Đông Nam Á Bắc Mỹ Úc
Hình 4.11: Hình ảnh Chà là đóng hộp chờ xuất khẩu
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
4.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất là phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động sản xuất, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động,
thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng
đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình
sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra chủ trang trại theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: Năng suất,
sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động… (đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu
sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động).
a.Ớt chuông
Hiệu quả kinh tế của cây Ớt chng tính trên 1 dunam của trang trại
(1dunam=1000 m2) được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế củaỚtchuông tại Trang trại Tzu- moshav Einyahav
(1dunam = 1000m2, 1Shekel = 6.000 vnđ)
Tiêu chuẩn đánh giá 2015-2016 2016-2017 2017-2018
Năng suất (tấn/dunam) 8.5 8 9
Giá trị sản phẩm
(Shekel/Kg) 6 7 7.5
Chi phí sản xuất (vật liệu, phân bón, thuốc trừ sâu,
cơng lao động,..) 30.000 Shekel/dunam 32.000 Shekel/dunam 32.000 Shekel/dunam Lợi nhuận (Shekel/Dunam) 21.000 24.000 35.500 Lợi nhuận trên 60 dunam-
6ha (Shekel) 1.260.000 1.440.000 2.100.000
(Nguồn: Phiếu điều tra chủ trang trại)
Sản lượng và giá Ớt chng có xu hướng gia tăng: từ năm 2015 đến năm 2017
tăng 01 tấn/dunam và 02 Shekel/Kg.
Đối với loại hình sử dụng này có chi phí sản xuất (vật liệu, phân bón, thuốc trừ sâu, cơng lao động,..), đầu tư thấp, thu nhập thuần lại ỏ mức trung bình nhưng hiệu
quả sử dụng đồng vốn lại đạt mức cao và rất cao nguyên nhân do thịtrường ổn định
dẫn tới giá cả, giá trị sản phẩm cao.
Kinh nghiệm canh tác, sản xuất lâu năm cùng với việc áp dụng khoa học kỹ
thuật tiến bộđã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cũng như giá trị
b.Chà là
Chà là là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nếu được chăm sóc phù hợp. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu tơi đã tiến hành điều tra trực tiếp chủ trang trại và thu
được kết quả thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.4: Hiệu quả kinh tế của cây Chà là tại trang trại Tzu
(1dunam = 1000m2, 1Shekel = 6.000 vnđ)
Tiêu chuẩn đánh giá 2015-2016 2016-2017 2017-2018
Năng suất( tấn/dunam) 8.5 9 8.5
Giá trị sản phẩm
(Shekel/Kg) 35 35 40
Chi phí sản xuất (vật liệu, phân bón, thuốc trừ
sâu, cơng lao động,..)
40.000 Shekel/dunam 40.000 Shekel/dunam 40.000 Shekel/dunam Lợi nhuận (Shekel/Dunam) 257.500 275.000 257.500 Lợi nhuận trên 40
dunam- 4ha ( skekel) 10.030.000 11.000.000 10.030.000
(Nguồn: Phiếu điều tra chủ trang trại)
Sản lượng và giá Chà là có xu hướng gia tăng: từ năm 2015 đến năm 2018
tăng 01 tấn/dunam và 05 Shekel/Kg.
4.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là sự thu hút lao động của các loại hình sử dụng đất. Vì vậy loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương
thực, giảm tình trạng đói nghèo và giải quyết việc làm cho người dân.
Loại hình sử dụng đất Ớt chng và Chà là đã thu hút nhiều lao động trên địa bàn góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống nhân dân.
Hiệu quả xã hội của loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Mức độ giải quyết việc làm, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hộ,
khảnăng thu hút lao động, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thịtrường,
đảm bảo đời sống của nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác, giảm tỷ lệ hộ đói
nghèo.
Bảng 4.5: Hiệu quả xã hội của Ớt chuông và Chà là tại trang trại Tzu –
moshav Einyahav
Kiểu sử dụng đất
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội
Đánh giá Mức độ giải quyết việc làm Đáp ứng nhu cầu nông hộ Tỷ lệ giảm hộđói nghèo Thu hút lao động
Ớt chng Cao Cao Cao Cao Cao
Chà là Cao Cao Cao Cao Cao
Qua bảng điều tra trên ta thấy Ớt chuông và Chà là được đánh giá là có hiệu quả xã hội cao là vì các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội của hai loại hình sử dụng đất đều ở mức
“Cao”. Từ giai đoạn trồng cây, chăm sóc, thu hoạch đến giai đoạn đóng gói đều cần rất nhiều
lao động đặc biệt là giai đoạn thu hoạch và đóng gói; Từ đó, giúp giải quyết cơng ăn việc,
nâng cao mức thu nhập cho người lao động và giảm tỷ lệđói nghèo.
Tại khu vực này thu hút rất nhiều lao động trên thế giới, lao động lâu năm ở đây chủ yếu là công nhân Thái Lan, lao động hàng năm bao gồm rất nhiều du học sinh, sinh viên trên thế giới ( Việt Nam, Lào, Campuchia, Kenya, Cambudia, Myanmar...).
4.3.3. Hiệu quả môi trường
Trong quá trình sử dụng đất, đất đai bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên, thực trạng phát triển xã hội và việc khai thác sử dụng đất của con người. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường, suy thối tài nguyên đất đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến
việc chất lượng đất giảm dần, môi trường bị ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học.
Hiệu quả môi trường là sự tương tác giữa các loại hình sử dụng đất và phản
ảnh hưởng xấu đến môi trường, không làm suy thối và ơ nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất đối với sản xuất nơng nghiệp. Qua đó góp phần bảo vệ và cải tạo môi
trường.
Để đánh giá hiệu quả mơi trường của các loại hình sử dụng đất của trang trại
Tzu em dựa vào đánh giá các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ che phủ;
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất;
- Mức độ ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường.
Hiệu quả môi trường và mức độ ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.6: Đánh giá hiệu quả môi trường của cây Ớt chuông và Chà là
tại trang trại
Kiểu sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ảnh hưởng thuốc BVTV Đánh giá
Ớt chuông Cao Cao Thấp Cao
Chà là Cao Cao Thấp Cao
( Nguồn: số liệu thu thập tại trang trại)
Qua bảng trên ta thấy cả hai loại hình sử dụng đất đều đạt hiệu quả cao về môi
trường, bởi Chà là là cây lâu năm nên tỷ lệ che phủ rất cao (trong suốt q trình sản xuất); cịn Ớt chng có tỷ lệ che phủ cao (vì thời gian đất nghỉ ngơi trong 1 năm là ngắn). Ảnh
hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đều ở mức thấp (ở đây khi phát hiện có sâu bệnh thường
sử dụng các lồi thiên địch là chủ yếu, thường thì lúc cây cịn nhỏ sẽ bị sâu bệnh hại tấn công nhiều hơn, khi đến mùa thu hoạch thì rất ít khi phát hiện sâu bệnh do độ ẩm thấp sâu bệnh ít phát triển nên hầu hết là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật). Như chúng ta biết thì thuốc BVTV rất có hại cho mơi trường đất: thuốc BVTV giúp ta diệt được những sinh vật có hại: sâu, bọ,… Nhưng bên cạnh đó thuốc BVTV cũng làm suy giảm các vi sinh vật có lợi cho đất như giun, mối,...vậy nên biện pháp ưu tiên nhất vẫn là sử dụng các loài thiên địch và hệ thống nhà lưới nhà kính, để phịng chống sâu bệnh hại.
4.3.4. So sánh hiệu quả sử dụng đất giữa Ớt chuông và Chà là.
Bảng 4.7: Hiệu quả sử dụng đất của Ớt chuông và Chà là giai đoạn 2017- 2018.
Tổng hiệu quả kinh tế mà hai loại hình sử dụng đất này đem lại cao nhất là giai
đoạn năm 2017-2018. Qua bảng trên ta thấy được hiệu quả kinh tế của Ớt chuông (
2.100.000 Shekel / 60 dunam) thấp hơn hiệu quả kinh tế của Chà là ( 10.030.000 shekel / 40 dunam). Cả hai loại hình sử dụng đất này đều mang hiệu quả xã hội cao, giải quyết được công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động trên thế giới
và trong nước.
Tuy nhiên vì Chà là cây lâu năm nên tỷ lệ che phủ rất cao ( trong suốt q trình
sản xuất) cịn Ớt chng trong 1 năm đất sẽ nghỉngơi trong một thời gian ngắn. Vì vậy hiệu quả sử dụng đất của Chà là cao hơn hiệu quả sử dụng đất Ớt chuông.
4.3.5. Tính bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam của cây Ớt chuông và Chà là
a. Ớt chng
Loại hình sử dụng đất trồng Ớt chng là loại hình đáp ứng được hiệu quả về cả 3 mặt kinh tế - xã hội – môi trường.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, thu nhập chủ yếu là từ nơng nghiệp. Vì vậy để năng cao mức thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân, cũng như bảo vệ mơi trường thì Việt Nam có thể ứng dụng cơng nghệ trồng Ớt chuông tại Việt
Nam. Ưu tiên phát triển trồng Ớt chng ở những nơi ít mưa, vì mưa nhiều sẽ gây
trường hợp thối nhũn quả khi đang mùa vụ thu hoạch. Hoặc ở những nơi mưa nhiều
có thể sử dụng phương pháp trồng Ớt chng trong nhà kính.
Tuy nhiên do khí hậu Việt Nam mưa nhiều và có độẩm cao nên sâu bệnh hại sẽ phát triển nhiều hơn, do đó địi hỏi sự thơng thái từ các nhà nghiên cứu và người
Kiểu sử dụng
đất Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường
Ớt chuông Thấp Cao Thấp
dân để tìm ra phương pháp tốt nhất để cải thiện sâu bệnh hại. Ngoài ra, hiện nay đầu
ra của sản phẩm vẫn gặp nhiều khó khăn, khơng có sự cam kết đầu ra nên giá trị sản phẩm vẫn bấp bênh theo giá thịtrường. Đây chính là điểm hạn chế lớn đòi hỏi các cơ
quan chức năng như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Cơng Thương,.. có hướng hỗ trợ để những người dân ứng dụng cơng nghệ cao vào sản xuất có đầu ra ổn định hơn.
Nhà nước cần có hỗ trợ về giá, giống, phân bón,... Cán bộ khuyến nơng cần
trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân như: kỹ thuật làm đất,
ươm hạt, bón phân…
Xây dựng các mơ hình chun canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi thế của từng vùng, việc sản xuất theo mơ hình chun canh sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm.
Cần có chính sách hỗ trợ nơng dân về vốn đầu tư trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tăng cường huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ ngân sách huyện, tỉnh và trung ương tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả của huyện, xã.
Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây Ớt chng.
Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm nông sản để người sản xuất yên tâm, chủ động đầu tư. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên
truyền về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm
đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm
Ớt chng rất có triển vọng phát triển trong tương lai. Vì vậy các cấp chính quyền
b.Chà là
Vừa qua Phân viện Nghiên cứu lâm nghiệp (đơn vị thực thuộc Bộ nông
nghiệpvà PTNT) đã nhập khẩu giống Chà là và đang gieo ươm tại Trạm Thực
nghiệm lâm nghiệp Phú Hài để phục vụ nhu cầu trồng rừng và phủ xanh ở tỉnh Phan Thiết. Phân viện đã trồng thử nghiệm 8,7ha tại Mũi Né với kết quả bước đầu cây đang
sinh trưởng và phát triển tốt; dự kiến trong năm nay sẽ trồng với số lượng lớn. Với
giá bán 5.000 đồng/cây giống tuy còn ở mức cao, nhưng đã mở ra triển vọng lớn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Phan Thiết.
Cây Chà là thường được dùng làm cây nội thất, cây xanh văn phòng hay cây
sân vườn, thường được trồng chậu trang trí nội thất hoặc trồng thành bụi cây trong sân vườn trang trí vườn, sân, quán cafe...
Đối với những kiến trúc nhà biệt thự, có thể trồng cây nga mi trên hai lối đi dẫn
vào nhà, tạo nên vẻ tự nhiên cho lối đi.
Cây Chà là mang ý nghĩa sâu sắc về tình bạn. Có thể mua trang trí hay làm quà tặng đều mang ý nghĩa tình bạn.
Phong thủy: Loại bỏ được tất cả các độc tố khơng khí trong nhà. Lá của cây có thể rủ xuống nhẹ nhàng nên sẽ làm dịu và phục hồi bất cứmôi trường nào cho dù là nhà ở hay văn phịng.
4.4. Thuận lợi, khó khăn, giải pháp, bài học kinh nghiệm.
a.Thuận lợi
- Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu cận xích dạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong
phú, là điều kiện thích hợp cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi
cho phơi sấy.
- Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho cây trồng.
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao.
b. Khó khăn
- Hệ thống nhỏ giọt do sử dụng lâu sẽ bị tắc do muối bám nhiều khiến một số cây bị chết.
- Hết vụ thu hoạch vẫn cịn rất nhiều quả xanh khơng được tiêu thụ. - Sâu bệnh hại
- Mùa mưa gây xói mịn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật. - Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
c.Giải pháp
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và bền vững thì các cơ quan chính quyền tại Việt Nam cần nâng cao khai thác tiềm năng
đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa và
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về thị trường đểthúc đẩy sản xuất.
- Quá trình sử dụng đất phải gắn bó với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.
Theo đó, nghiên cứu để phát triển bền vững các loại hình trồng Ớt chng, Chà là,
nho tại Việt Nam tạo thêm thu nhập cho người dân và nâng cao các loại hình sản phẩm này tại Việt Nam.
d.Bài học kinh nghiệm
- Được tiếp xúc trực tiếp với mơ hình sản xuất nơng nghiệp với cơng nghệ cao,
mơ hình đóng gói Ớt chng, Chà là, tại Israel.
- Được thực tế lắp ráp đường ống phun sương, đường ống tưới nước nhỏ giọt ngay tại trang trại.
- Được hướng dẫn các công đoạn từ việc làm đất, trồng cây, hái quả, đóng gói
quả cho đến việc nhỏ nhất là dọn dẹp trang trại.
Từ đó học hỏi, hiểu biết nhiều hơn về nơng nghiệp hiện đại nước bạn, tìm ra