Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trường xã mỹ thanh, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 28)

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.3.1. Tình hình khai thác cát sỏi tại một số địa phương trong cả nước

Những năm gần đây, tình trạng cát, sỏi bị khai thác trái phép tràn lan diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước gây ô nhiễm môi trường, sạt lở nghiêm trọng bờ sơng, tác động xấu tình hình an ninh trật tự, đe dọa cuộc sống của người dân địa phương, gây bức xúc trong dư luận.

Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh, khai thác cát sỏi trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn tồn tại nhiều bất cập để chấn chỉnh lại hoạt động này, UBND tỉnh yêu cầu: Các sở, ngành và UBND cấp huyện là tiếp tục thực hiện nghiêm theo tinh thần Chỉ thị số 03 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khống sản và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với quản lý cát, sỏi lịng sơng. Đồng

thời, kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp khi thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép kéo dài mà không xử lý, khai thác cát, sỏi trái phép gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Tại tỉnh Quảng Trị công an huyện tham mưu UBND huyện Triệu Phong ban hành Công văn số 811 (ngày 11/4/2018) về việc triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm tấn công tội phạm, vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn. Trong đó chú trọng đến việc khảo sát, rà soát, lập danh sách các đối tượng, phương tiện hoạt động trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn. Tổ chức lực lượng kiểm tra các bến bãi tập kết cát, sỏi; kiên quyết xử lý các bến bãi không đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật; thu hồi các bến bãi sử dụng sai mục đích để tập kết cát, sỏi. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các khu vực khoáng sản chưa khai thác; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh cát, sỏi trái phép trên địa bàn. Trên cơ sở đó, từ ngày 12/4 - 26/4/2018, Công an huyện Triệu Phong đã tổ chức làm việc với 19 hộ kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn (chủ yếu ở các xã Triệu Thành, Triệu Thuận, Triệu Độ), người tham gia lao động, điều khiển phương tiện liên quan đến khai thác, sỏi trên địa bàn. Từ đó tuyên truyền pháp luật về an tồn giao thơng đường thủy, các điều luật liên quan đến tài nguyên nước và khoáng sản để người dân nâng cao nhận thức, hiểu rõ các quy định của pháp luật. Công an huyện đã gửi công văn cho các xã, thị trấn nhằm rà sốt lại tồn bộ các hộ kinh doanh, phương tiện, người lao động tham gia khai thác cát, sỏi nhằm quản lý các hoạt động này được chặt chẽ hơn. Qua đó đề nghị UBND các xã, thị trấn tiến hành làm việc, thu hồi các bến bãi cát, sỏi không đủ điều kiện hoạt động kinh

doanh; xử lý các phương tiện, đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thủy, khống sản.

Tình hình tại tỉnh Vĩnh Phúc theo đó, trên tuyến sơng Lơ có 10 đơn vị = 15 giấy phép với tổng diện tích khai thác hơn 211 ha; sông Hồng 09 đơn vị = 10 giấy phép tổng diện tích khai thác 288,832 ha. Có 04 dự án nạo vét, duy tu đường thủy nội địa trên tuyến sông Lô được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Các tuyến sơng trên địa bàn tỉnh có nguồn tài nguyên cát, sỏi trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao, đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Theo quy hoạch thăm dị, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt đã xác định đây là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong q trình đơ thị hóa hiện nay.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý hoạt động khai thác cát sỏi cịn nhiều hạn chế, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về mơi trường, tài ngun khống sản trên các tuyến sơng thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nổi lên nhiều vấn đề bất cập như:

- Nguồn cát, sỏi trên các tuyến sông ngày càng cạn kiệt, dẫn tới nhiều doanh nghiệp khai thác vượt ranh giới mỏ được giao, vượt quá giới hạn, độ sâu cho phép, xâm phạm vào khu vực cấm, khu vực chưa cấp phép làm lún sụt đê, kè, sạt lở bờ sông ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp của nhân dân.

- Một số địa bàn xuất hiện đối tượng bảo kê cho hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, làm mất an ninh trật tự địa phương, ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách quản lý khai thác khoáng sản của Nhà nước và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên cát, sỏi sau này.

2.3.2. Tình hình khai thác cát sỏi trên dịa bàn tỉnh Bắc Kạn

Toàn tỉnh Bắc Kạn đang có ba mỏ cát, sỏi được cấp phép khai thác, nhưng một mỏ ở huyện Ba Bể từ khi được cấp phép đến nay không khai thác được mà cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khơng vào cuộc giải quyết. Hai mỏ đang khai thác ở huyện Chợ Mới và huyện Ba Bể là hai mỏ nhỏ, chỉ đủ cung cấp một phần rất nhỏ nhu cầu xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh.

Phần lớn cát xây dựng trên địa bàn tỉnh đều phải vận chuyển từ Thái Nguyên lên, Tuyên Quang sang. Vận chuyển không thường xuyên dẫn đến cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn khan hiếm, khoảng cách vận chuyển dài hơn 100 km làm giá thành cát tăng cao, ở TP Bắc Kạn có giá từ 400 nghìn - 450 nghìn đồng/khối, trên huyện Pác Nặm là hơn 600 nghìn đồng/khối.

Tình trạng khan hiếm cát, giá tăng cao làm giá thành xây dựng trên địa bàn tăng theo, ảnh hưởng phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Đáng nói, tình trạng này khơng phải đến nay mới diễn ra, nhưng các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn chưa có giải pháp khắc phục kịp thời.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn cho rằng, đề nghị này của nhân dân là chính đáng và yêu cầu cơ quan chức năng xem xét. Từnăm 2016, tỉnh Bắc Kạn cho phép các xã khai thác cát, sỏi tại chỗ để xây dựng các cơng trình xây dựng nơng thơn mới. Đề nghị của nhân dân và chủ trương của tỉnh Bắc Kạn càng cho thấy, cát xây dựng trên địa bàn khan hiếm, giá tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra trên địa bàn thời gian qua.

Cát, sỏi chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn rất lớn, nhưng chưa được khai thác phục vụ nhu cầu phát triển, hạ giá thành xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu là do, các cơ quan chức năng, chính quyền các huyện, thành phố chưa thật sự chủ động đề xuất đưa mỏ cát, sỏi trên địa bàn vào quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng theo quy định. Nếu khắc phục được vấn đề

này, việc quản lý khai thác được thực hiện đúng theo các quy định thì nguồn cát, sỏi tại chỗ sẽ đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn, giá bán hợp lý, tạo ra việc làm và thu ngân sách cho địa phương.

Theo thông tin từ UBND huyện Bạch Thông, hiện nay tình hình khai thác cát, sỏi trái phép có chiều hướng tăng, nhất là dọc hai bên bờ sông, suối qua các xã Dương Phong, Quang Thuận, Mỹ Thanh với nhiều bãi cát, sỏi trữ lượng lớn. Những bãi trữ lượng nhỏ hơn ở Vi Hương, Phương Linh, Tú Trĩ, Quân Bình, Cẩm Giàng, Lục Bình, Hà Vị, Tân Tiến… cũng đang bị khai thác trái phép. Trong khi đó, theo UBND huyện Ba Bể, trong quý I, huyện đã xử phạt 3 trường hợp khai thác cát, sỏi trái phép. Từđầu tháng 4 đến nay, huyện tiếp tục xử lý thêm 2 trường hợp khác. Tuy nhiên, hiện nay tại địa bàn xã Quảng Khê, Cao Thượng vẫn có một sốngười dân khai thác trái phép vào ban đêm. UBND huyện Chợ Mới qua thống kê cho biết, khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn đang tiếp tục diễn ra tại các xã Hịa Mục, Cao Kỳ, Nơng Hạ, Nông Thịnh, Yên Đĩnh, thị trấn Chợ Mới và Quảng Chu. [7]

2.3.3. Tình hình khai thác cát sỏi tại xã Mỹ Thanh giai đoạn trước

Việc khai thác cát sỏi trên địa bàn xã Mỹ Thanh những giai đoạn trước đều là khai thác nhỏ lẻ, chưa đước cấp phép của cơ quan quản lý. việc khai thác trái phép để lại các hố moong sâu gây nguy hiểm cho người và động vật, hủy hoại sinh học đa dạng của vùng, gây sạt lở bờ sơng.

Hiện nay trên địa bàn đã có 01 mỏđược cấp phép khai thác cát sỏi đó là mỏ cát sỏi Bản Luông, hiện nay mỏđã bước đầu đi vào khai thác. [7]

PHN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượngphạm vinghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường xung quanh mỏ cát sỏi Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

- Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước, mơi trường khơng khí và mơi trường sống của người dân xung quanh khu vực mỏ cát sỏi tại địa bàn xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Mỏ cát sỏi Bản Luông xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

- Địa điểm thực tập: Mỏ cát sỏi Bản Luông - Công ty TNHH Thái Bắc. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/12/2018 – 30/4/2019

3.3. Nội dung nghiên cứu

* Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế, xã hội

* Tổng quan hoạt động khai thác cát sỏi tại mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

* Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác cát sỏi tới môi trường xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

* Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động do hoạt động khai thác cát sỏi tới môi trường xã Mỹ Thanh

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

- Tài liệu về báo cáo hiện trạng môi trường địa phương và địa bàn nghiên cứu.

- Tài liệu về cơng tác quản lí chất lượng mơi trường tại địa bàn nghiên cứu

- Các tài liệu về dự án khai thác và chế biến của mỏ cát sỏi Bản Luông - Các báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường hàng năm của mỏ Nà Cà

- Các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo vệmơi trường, về quản lí tài ngun nước, các tiêu chuẩn Việt Nam và các tài liệu có liên quan.

3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

* Phương pháp điều tra phỏng vấn: 50 phiếu/địa bàn xã.

- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi trực tiếp với những hộ dân sinh sống gần khu mỏ, liên quan đến chất lượng môi trường.

- Nội dung của phiếu điều tra:

+ Tìm hiểu về các nguồn nước ngầm, nước mặt.

+ Tìm hiểu về chất lượng môi trường xung quanh mỏ cát sỏi Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

+ Thu thập ý kiến của người dân.

- Tiến hành điều tra: Tiến hành phát phiếu phỏng vấn trực tiếp người dân.

* Đối tượng điều tra

Tiến hành điều tra 50 hộ dân đang sinh sống quanh khu vực mỏ cát, sỏi Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch thông, tỉnh Bắc Kạn.

3.4.3. Phương pháp lấy mẫu

- Phương pháp lấy mẫu nước mặt, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:

+ TCVN 6663-1:2011: Chất lượng nước - lấy mẫu-phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.

+ TCVN 6663-6:2008: Chất lượng nước - lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

+ TCVN 5999:1995 Hướng dẫn lấy mẫu nước thải

+ TCVN 6663-3:2008: Chất lượng nước - lấy mẫu-phần 3: hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

- Phương pháp lấy mu khơng khí

+ TCVN 5067:1995: Chất lượng khơng khí-phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi.

+ TCVN 5971:1995: Khơng khí xung quanh-Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điơxit.

+ TCVN 5972:1995: Khơng khí xung quanh-Xác định nồng độ khối lượng của cacbon monoxit.

+ TCVN 6137:2009: Khơng khí xung quanh-Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit.

+ TCVN 5923:1995: Khơng khí xung quanh-Xác định nồng độ khối lượng của amoniac.

+ TCVN 7878-2:2010: Âm học-mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường-phần 2: xác định mức tiếng ồn môi trường.

3.4.4. Phương pháp phân tích

Bng 3. 1 V trí đo đạc, ly mu cht lượng môi trường STT Tên mu Ký hiu STT Tên mu Ký hiu mu V trí ly mu Tọa độ 1 Mẫu nước mặt NM1 Nước mặt Sông Cầu chảy qua khu vực mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn X: 2.450.493,00; Y: 437.329,00. 2 Mẫu nước thải NT Bể lắng nước thải mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn X: 2.450.664,00; Y: 437.379,00; 3 Nước thải sinh hoạt NTSH

Nước thải sinh hoạt trong khu vực mỏ Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn X: 2.450.493,00; Y: 437.329,00. 4 Mẫu khơng khí xung quanh KK1 Mẫu khơng khí tại khu vực khai trường của mỏ Bản Luông. X: 2.450.946,00; Y: 437.401,00. KK2 Mẫu khơng khí tại đường vào mỏ của mỏ Bản Luông. X:2.451.004,00; Y: 437.197,00.

Bng 3. 2: Phương pháp phân tích mẫu mơi trường NƯỚC MT NƯỚC MT

TT Ch tiêu phân tích Phương pháp phân tích

1 pH TCVN 6492:2011

3 COD SMEWW 5220C:2012 4 Ơxy hịa tan (DO) TCVN 7325:2005 5 Tổng chất rắn lơ lửng TCVN 6625:2000 6 NH4+ (N) TCVN 6179-1:1996 7 Chất hoạt động bề mặt TCVN 6622-1:2009 8 Tổng dầu mỡ TCVN 5520B:2012 NƯỚC THI 1 Nhiệt độ QCVN 40:2011/BTNMT 2 Màu QCVN 40:2011/BTNMT 3 pH TCVN 6492:2011

4 BOD5 (20oC) SMEWW 5210D:2012

5 COD SMEWW 5220D:2012 6 Chất rắn lơ lửng QCVN 40:2011/BTNMT 7 Tổng dầu mỡ khoáng QCVN 40:2011/BTNMT 8 Coliform TCVN 6187-2:1996 NƯỚC THI SINH HOT 1 pH TCVN 6492:2011 2 BOD5 (20°C) SMEWW 5210D:2012 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) TCVN 6625:2000 4 Tổng N TCVN 6622-1:2009 5 Tổng P TCVN 5520B:2012 6 Coliform TCVN 6187-2:1996 MU KHƠNG KHÍ 1 CO VICES.CO.PT 2 NO2 TCVN 40:2003 3 SO2 TCVN 6492:2011 4 NH3 TCVN 2662-78 5 CO2 TCVN 1058-78 6 Nhiệt độ QCVN 46:2012/BTNMT 7 Độẩm QCVN 46:2012/BTNMT 8 Tiếng ồn TCVN 7878-2:2010

3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia:

-Môi trường khơng khí:

+ QĐ 3733/2002/BYT: Về việc ban hành tiêu chuẩn vệsinh lao động. + QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh.

+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Môi trường nước:

+ Nước mặt: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

+ Nước thải sản xuất: QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềnước thải công nghiệp.

+ Nước thải sinh hoạt: QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềnước thải sinh hoạt..

Các số liệu được thu thập tính tốn, phân tích theo bảng biểu, kết hợp phân tích thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích xử lý với sự hộ trợ của phần mềm Microsoft Word, Microsoft Execel... nhằm đưa ra kết

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trường xã mỹ thanh, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)