PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
4.2. Tổng quan về mỏ cát sỏi Bản Luông
4.2.4. Các loại chất thải phát sinh và biện pháp xử lý
a. Nước thải
a./. Nguồn phát sinh
- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân hoạt động sinh hoạt công trường thi công.
- Nước thải phát sinh từ khu vực thi công xây dựng.
- Nước mưa chảy tràn: Phát sinh khi có mưa trên tồn bộ khu vực thi công.
b./. Thành phần, tải lượng * Nước thải sinh hoạt:
- Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, với số lượng công nhân viên làm việc tại công trường thi công là 7 người, tuy nhiên do công nhân chủ yếu là người địa phương, sau khi kết thúc thời gian làm việc sẽ không lưu trú tại mỏ nên lượng nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải vệ sinh cá nhân. Với nhu cầu sử dụng nước là 80lít/người/ngày thì lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này là 7x80x100% = 560 lít/ngày (0,56m3/ngày)
- Thành phần và nồng độ: Đặc thù của loại nước thải này thường tồn tại các vi khuẩn gây bệnh và dễ gây mùi hôi thối. Hàm lượng chất hữu cơ (BOD5) và các chất dinh dưỡng như: N, P cao. Loại nước thải này thường gây nguy hại đến sức khoẻ và dễ làm nhiễm bẩn đến nguồn nước tiếp nhận.
* Nước thải từ khu vực thi công xây dựng:
Quá trình xây dựng thường hay sử dụng nước để thực hiện nhào trộn nguyên, vật liệu. Do trong quá trình nhào trộn có thể phần nào phát sinh lượng nước thải rò rỉ từ các khu vực này tuy nhiên lượng nước phát sinh được dự báo là rất nhỏvì nước sử dụng gần như ngấm vào nguyên vật liệu, hơn nữa trong quá trình sử dụng nước đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nước thải phát sinh và tái sử dụng.
Theo PGS.TS. Trần Đức Hạ trong cuốn Giáo trình Quản lý mơi trường nước, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 2002, lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực dự án được xác định theo công thức thực nghiệm sau:
Q = 2,78 x 10-7x x F x h (m3/s) [*] Trong đó:
- 2,78 x 10-7: Hệ sốquy đổi đơn vị.
- : Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc (đối với khu vực thi công, = 0,3).
- h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính tốn, mm/h (h=100 mm/h).
- F: diện tích khu vực mỏ, m2.
Bảng 4.2: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ
STT Loại mặt phủ Hệ số ()
1 Mái nhà, đường bê tông 0,80 - 0,90
2 Đường nhựa 0,60 - 0,70
3 Đường lát đá hộc 0,45 - 0,50
4 Đường rải sỏi 0,30 - 0,35
5 Mặt đất san 0,20 - 0,30
6 Bãi cỏ 0,10 - 0,15
Theo tính tốn tồn bộ diện tích lưu vực nước mưa có thể chảy qua khu vực mỏ khoảng 92.700m2. Như vậy khi có mưa có khả năng phát sinh nước mưa chảy tràn qua khu vực cuốn theo các chất thải bề mặt gây ra tác động đến môi trường nguồn tiếp nhận.
Thay số vào cơng thức [*] thì lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực tính tốn, Q = 0,773m3/s.
Mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dịng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn sản xuất ở khu vực mỏ chủ yếu là đất, đá, rác, dầu mỡ,...
Theo Trần Đức Hạ, Quản lý môi trường nước, NXB khoa học kỹ thuật, 2002, lượng chất bẩn (chất khơng hịa tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định như sau:
M = Mmax (1-e –kzt) x F (kg) Trong đó:
Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ max tại khu vực mỏ (Mmax = 250kg/ha)
Kz: Hệ sốđộng học tích lũy chất bẩn, (Kz = 0,4/ngày); t: Thời gian tích lũy chất bẩn, 15 ngày;
F: Diện tích khu vực tính tốn, F = 1,82 ha (Khu vực khai thác: 0,67ha; Khu vực phụ trợ: 0,98ha; Được nội bộ mỏ: 0,17 ha).
Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực tính tốn khoảng 453,87 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thủy vực tiếp nhận như: gây bồi lắng thủy vực tiếp nhận và tác động đến hệ sinh thái khu vực nguồn tiếp nhận. [2]
b. Chất thải rắn
a./. Nguồn phát sinh
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. - Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng.
b./. Thành phần, khối lượng phát sinh * Chất thải rắn sinh hoạt
Trong giai đoạn này, số lượng lao động là 07 người, do công nhân không sinh hoạt ở lại tại cơng trường vì vậy lượng chất thải trung bình một
ngày khoảng 0,2 kg/người/ngày, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của mỏ trong giai đoạn này vào khoảng 1,4 kg/ngày.
Loại chất thải này có thành phần chính gồm các giấy vụn, túi nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bịhư hỏng,… hoặc dầu máy vương vãi nếu không được thu gom xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường sống, gây mất mỹ quan khu vực.
* Chất thải rắn xây dựng
Chất thải rắn xây dựng chủ yếu là các loại bao bì, vật liệu xây dựng vương vãi tại công trường thi công. Khối lượng thải nhỏ dự báo khoảng 35 - 70 kg/ngày. Lượng chất thải này được được tận dụng tối đa trong quá trình xây dựng các cơng trình và được công nhân thu gom tái sử dụng cho mục đích khác. Tuy nhiên nếu khơng được xử lý hợp lý, chất thải dạng này có thể gây tác động đến môi trường đất, làm biến đổi chất lượng đất và chiếm dụng diện tích đất.
Ngồi ra cịn có khối lượng đất bóc trong q trình xây dựng cơ bản mỏ với khối lượng khoảng 1.301m3 khối lượng này dùng để đắp nâng cao nền khu văn phòng, làm đường và gia cốđê bao quanh khu vực khai trường ngăn nước chảy vào khu vực khai trường. [2]
c. Chất thải nguy hại
- Nguồn phát sinh: Phát sinh chủ yếu là từ q trình bảo dưỡng nhỏ tại cơng trường thi công và một số hoạt động khác.
- Thành phần, lượng phát sinh: Chủ yếu gồm giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải và một số loại chất thải nguy hại khác. Lượng phát sinh như sau:
+ Giẻ lau dính dầu mỡ thải: Khoảng 05 kg/tháng + Dầu mỡ thải: 5 kg/tháng.
Chất thải nguy hại phát sinh của dự án sẽ được chứa vào các thùng phi đặt trong khu vực quy định và được xử lý đúng với các quy định của pháp luật. [2]
d. Khí thải, bụi
* Nguồn phát sinh
- Bụi đất đá phát sinh từ quá trình bốc xúc, san gạt tạo mặt bằng tại mỏ. - Bụi phát sinh từ hoạt động xây dựng.
- Bụi phát sinh từ hoạt động giao thông chạy trên đường.
- Bụi và khí thải độc hại (COx, SOx, NOx, CxHy,...) do đốt nhiên liệu của các động cơ đốt trong như: máy xúc, ô tô...
* Thành phần, tải lượng:
- Bụi đất đá phát sinh trong hoạt động bốc xúc, san gạt tạo mặt bằng tại mỏ
Theo tài liệu của WHO cứ 1 tấn đất, đá bốc xúc, san gạt sẽ tạo ra 0,17 kg bụi.
Theo thiết kế cơ sở của dự án, khối lượng đất bóc trong thời gian xây dựng cơ bản là 1.301m3, với tỷ trọng của đất theo văn bản số 1784/BXD-VP của Bộ xây dựng về công bố Định mức vật tư trong xây dựng là 1,4 tấn/m3, ước tính tải lượng bụi sinh ra là:
1.301 m3 x 0,17kg/tấn x 1,4 tấn/m3 = 309,638 kg
Hoạt động san gạt tạo mặt bằng của mỏđược diễn ra trong 35 ngày (san gạt đường, mặt bằng khai thác ban đầu), ngày làm việc 8 giờ, vậy thải lượng khí thải phát sinh như sau: 309,638/(35ngày*8 giờ ) = 1,106 kg/h, tương đương 0,3g/s.
- Bụi phát sinh từ hoạt động xây dựng
Lượng bụi phát sinh do các hoạt động xây dựng phụ thuộc trực tiếp vào diện tích mặt bằng xây dựng (công trường) và mức độ triển khai các hoạt
động xây dựng. Có thể sử dụng hệ số phát thải bụi do xây dựng để ước tính lượng bụi thải ra (theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995):
E = 2,69 tấn/ha/tháng xây dựng. (Hệ số phát tán bụi này có thể áp dụng để ước tính bụi khi cường độ xây dựng ở mức bình thường, đường khơng quá kém)
Thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng (ao lắng, đường vào mỏ) và hạng mục nhà văn phòng dự kiến khoảng 1 tháng, tổng diện tích cơng trường xây dựng là 2.345m2 tương đương 0,2345ha (bao gồm diện tích đường vào mỏ: 1700 m2, ao lắng: 600m2, nhà giao ca: 45m2). Như vậy, tổng lượng bụi phát tán vào khơng khí do hoạt động xây dựng trong 01 tháng vào khoảng: 0,2345 x 2,69 x 1 = 0,63tấn, tương đương tải lượng phát sinh trung bình 0,99g/s.
- Bụi phát sinh khi phương tiện giao thông chạy trên đường
Theo Air Chief, Cục môi trường Mỹ (1995), thải lượng bụi do xe tải đi lại trên đường đất được tính như sau:
E = 1,7 k (s/12).(S /48).(W/2.7)0,7.(w/4)0,5 .[(365 - p)/365] (1)
Trong đó:
E: Hệ số phát thải bụi (kg bụi/km)
k: Hệ số kể đến kích thước bụi (k = 0,8 cho các hạt bụi có kích thước nhỏhơn 30 micron)
s: Hệ số mặt đường (s = 6,4)
S: Tốc độ trung bình của xe tải (S = 20 km/h) W: Tải trọng xe tải (chọn trung bình W = 10tấn) w: Số lốp xe (chọn trung bình w = 6)
p: Số ngày mưa trung bình trong năm (p = 114 ngày).
Thay các giá trị trên vào cơng thức (1) có thể tính được thải lượng bụi do xe tải vận chuyển trên đường đất:
E=1,7*0,8*(6,4/12)*(20/48)*((10/2,7)^(0,7))*((6/4)^0,5)*(365-114)/365) 0,63kg (bụi/km).
Với tổng khối lượng đất cần vận chuyển trong thời gian xây dựng cơ bản ước tính khoảng 1.301m3*1,4 tấn/m3 bằng 1.821 tấn; Với trọng tải xe 10 tấn và số lượng xe là 01chiếc thì số chuyến vận chuyển là: 1.821 /10 = 182,1 chuyến.
Với quãng đường di chuyển trung bình là 1000m (1km) thì tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản là 182,1 x 1 x 0,63 = 114,723 kg.
- Bụi, khí thải phát sinh do đốt nhiên liệu của động cơ đốt trong
Có thể căn cứ trên lượng nhiên liệu tiêu thụ, dùng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số ô nhiễm khi đốt cháy các loại nhiên liệu. Tải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức:
Q = B x K (kg/thời gian thi cơng) Trong đó:
Q: Tải lượng ơ nhiễm (kg/năm).
B: Lượng nhiên liệu sử dụng (kg/thời gian thi công). K: Hệ số ô nhiễm.
Theo tài liệu NATZ cung cấp về lượng khí độc hại phát sinh khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong tạo ra một lượng khí độc hại như sau: Bụi than = 0,6kg; CO = 0,05kg, SO2 = 2,8kg, NO2 = 12,3 kg, HC = 0,24 kg.
Trong quá trình san gạt mặt bằng tại mỏ do khối lượng san gạt khơng lớn vì vậy giai đoạn này dự án sử dụng máy xúc E = 0,5 m3 lượng nhiên liệu sử dụng cho máy móc trong thời gian xây dựng cơ bản khoảng 1.122 lít (theo quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 về việc công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, định mức tiêu hao
nhiên liệu máy xúc 51lít/ca, thời gian hoạt động 22 ngày) .Vậy lượng nhiên liệu dầu diezel cần sử dụng trong hoạt động này khoảng 987,36kg, tương đương 0,987tấn/tháng (theo tỷ trọng dầu diesel 0,88 kg/lít).
Bảng 4 3:Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từquá trình đốt cháy nhiên liệu
STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Tải lượng ô nhiễm (kg/Thời gian thi công) Tải lượng ô nhiễm (g/s) 1 SO2 2,8 2,765 0,00436 2 NO2 12,3 12,145 0,01917 3 CO 0,05 0,049 0,000077 4 Bụi than 0,6 0,592 0,00935 5 HC 0,24 0,237 0,000374 * Phạm vi ảnh hưởng
Ảnh hưởng do khí thải, bụi ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp của công nhân. Khi người công nhân bịtác động của khí thải, bụi có nồng độ cao, trong một thời gian dài sẽ dẫn tới bệnh hô hấp, bệnh nghề nghiệp. Ngồi ra bụi, khí thải cịn ảnh hưởng tới các hệ cơ quan khác của cơ thể. Tuy nhiên khí thải, bụi giai đoạn này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, khu vực thi công không gần khu dân cư vì vậy tác động này chủ yếu chỉ gây ảnh hưởng tới công nhân thi cơng tại cơng trường. Do đó chủ dự án cần phải có biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường. [2]