Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh đồng nai (tầm nhìn đến năm 2020) (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI

2.2 Thực trạng ngành du lịch tỉnh Đồng Nai

2.2.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Giao thơng: Đã có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao

thông, nhất là giao thông đường bộ. Cùng với hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I,II đồng bằng (QL1, QL51), cấp III đồng bằng như QL20 (đoạn qua tỉnh 75 km), QL56. Riêng QL 1A trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành nâng cấp toàn bộ 102 km, mặt đường từ 12,5 -24m đưa vào hoạt động có hiệu quả. Quốc lộ 51 đã hồn thành toàn bộ 45 km trên địa bàn tỉnh và cả đoạn tránh một chiều qua thị trấn Long Thành, đạt tiêu chuẩn cấp 1 đồng bằng. Hệ thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339 km, trong đó gần 700 km đường nhựa. Ngoài ra tỉnh đã bê tơng hố được 38 cầu đạt chỉ tiêu toàn bộ số cầu trên tuyến đường do tỉnh quản lý, đảm bảo tải trọng qua cầu 18 tấn trở lên.

Theo qui hoạch trong một tương lai gần, hệ thống đường cao tốc (đoạn 1, đoạn 2) đi Bà Rịa – Vũng Tàu và Tp Hồ Chí Minh, hệ thống đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu, đường QL1 tránh Biên Hoà ( Hố Nai 3 –cổng 11 Long Bình),

nâng cấp tỉnh lộ 769 thành quốc lộ nối QL20, QL1 với QL51… sẽ tạo nên một mạng lưới giao thơng hồn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực.

Nhằm liên kết hơn nữa Đồng Nai với các vùng, tỉnh chú trọng phát triển đường giao thông trực tiếp nối Thành phố Hồ Chí Minh qua Quận 9 với khu đô thị mới Nhơn Trạch và nối thông với quốc lộ 51, quốc lộ 20… Hệ thống giao thơng đường bộ này sẽ góp phần nâng cao vị thế của sân bay quốc tế Long Thành, tăng cường hơn nữa sự liên kết của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Số lượng phương tiện vận tải đường bộ của tỉnh khoảng 19.909 chiếc, tổng tải trọng 59.617 tấn và số ghế là 69.440 ghế. Tỷ lệ phương tiện vận tải tăng trung bình hàng năm là 12%/năm.

Hệ thống cảng biển và cảng sông đã được qui hoạch và xây dựng tương đối nhanh gồm hệ thống cảng Long Bình Tân, cảng Gị Dầu A, B có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng đến 15.000T. Số phương tiện vận tải thuỷ hàng hoá và hành khách khoảng 542 chiếc.

Đường sắt quốc gia đi qua tỉnh dài 87 km với 8 ga cũng đã được duy tu, sửa chữa đảm bảo cho việc lưu thơng bình thường.

Cấp điện, cấp nước: tỉnh đã đầu tư xây mới một số trạm biến áp chuyên

dùng, xây dựng mới 787 km đường dây phân phối 22KV, 94 km đường dây 110 KV trạm hạ thế và cải tạo và xây dựng 885 đường dây hạ thế…. Góp phần giải quyết tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.

Mạng lưới cấp nước hiện nay đủ cung cấp cho nhu cầu nước của tỉnh. Các nhà máy hiện nay là: nhà máy nước Long Bình cơng suất 15.000 m3/ ngày, nhà máy nước Gia Ray 3000 m3/ngày/đêm, trạm bơm Hóa An 6000 m3/ ngày/đêm. Cơng suất nhà máy nước Long Khánh đã được nâng thêm 5000m3/ngày/đêm, đang chuẩn bị xây dựng thêm nhà máy nước Long Bình giai đoạn 2 với cơng

suất 15.000m3/ngày, nhà máy nước Thiện Tân 100.000 m3/ngày, nhà máy nước Nhơn Trạch 100.000 m3/ngày/đêm, phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Bưu chính viễn thơng: hệ thống bưu chính viễn thơng trên địa bàn tỉnh

phát triển rất nhanh, bố trí đều đến tận các huyện, thị xã. Từ tỉnh Đồng Nai có thể liên lạc đến các nơi trong cả nước và các vùng quốc tế. Có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như Fax, telex, nhắn tin, Internet đường truyền nhanh, truyền dữ liệu; nhiều loại mạng như Mobiphone, Vinaphone, Vietel … tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng chọn lựa và sử dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh đồng nai (tầm nhìn đến năm 2020) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)