Các dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh đồng nai (tầm nhìn đến năm 2020) (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI

2.2 Thực trạng ngành du lịch tỉnh Đồng Nai

2.2.5 Các dịch vụ hỗ trợ

Các cơ sở kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn nhà hàng năm 2002 là 19 cơ sở, tăng 13 nhà hàng so với năm 2000. Còn lại khoảng 9.133 là các quán ăn nhỏ, căn tin chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống của nhân dân trong tỉnh. Một số nhà hàng tại các điểm du lịch đã tận dụng lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có phát triển các món ăn đồng quê, món ăn dân dã.. để thu hút khách du lịch. Nhìn chung quy mơ các nhà hàng cịn hạn chế, phát triển mang tính tự phát , chưa có định hướng chung. Thành phố Biên Hoà vẫn là nơi tập trung nhiều cơ sở ăn uống nhất của tỉnh.

Các đơn vị kinh doanh vận chuyển du lịch có khoảng trên 10 điểm trên thành phố Biên Hoà. Các doanh nghiệp này chủ yếu cho thuê xe chở khách, thỉnh thoảng cũng phục vụ khách du lịch. Một số doanh nghiệp đã chủ động đứng ra thành lập một hệ thống kinh doanh dịch vụ theo kiểu hộ gia đình.

Ngồi ra cịn có nhiều dịch vụ khác liên quan có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mặc dù số lượng còn rất hạn chế, nhất là các địa bàn ở xa khu đơ thị. Các dịch vụ đó bao gồm dịch vụ cắt tóc, massage, karaoke, internet…

Mua sắm hàng hóa lưu niệm thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của khách, thế nhưng quà lưu niệm mang dấu ấn địa phương hầu như không thấy xuất hiện trên thị trường du lịch. Bên cạnh đó tỉnh chưa có trung tâm mua sắm lớn, các hệ thống siêu thị cửa hàng chỉ phát triển ở qui mô nhỏ. Ngành du lịch cần chú trọng kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm lớn, giá cả hợp lý, dịch vụ cao cấp để phục vụ khách du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh đồng nai (tầm nhìn đến năm 2020) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)